-
Quảng Ngãi: Người phụ nữ gìn giữ nghề làm nước mắm truyền thống
Vùng biển Đức Lợi, huyện Mộ Đức được thiên nhiên ban tặng không chỉ phong cảnh đẹp mà còn dồi dào tôm cá, đặc biệt là cá cơm, các loại cá ven bờ với vị ngọt và béo đặc trưng. Đây là nguồn nguyên liệu để tạo nên nước mắm truyền thống. -
Mô hình “Tổ hợp tác trồng bưởi” mang lại thu nhập cao cho hội viên phụ nữ
Để thực hiện tốt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” (Đề án 01) và Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm OCOP, Hội LHPN huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã xây dựng nhiều mô hình giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. -
Sơn La: Hội viên phụ nữ xã Chiềng On, huyện Yên Châu làm kinh tế giỏi
Chị Vì Thị Thắm sinh năm 2000, dân tộc Xinh Mun, hội viên chi hội phụ nữ bản Nà Dạ, xã Chiềng On, huyện Yên Châu. Chị được biết đến là một hội viên phụ nữ trẻ, đảm đang, tháo vát, luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động của Hội, là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng ở địa phương. -
Huế: Phụ nữ tự tin tiếp cận những cách bán hàng hiện đại
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh có nhiều cách hỗ trợ như mời các chuyên gia về tập huấn cách thức livestream bán hàng, cách tiếp cận, khai thác thế mạnh của mạng xã hội để hội viên phụ nữ (HVPN) tự tin hơn trong việc bán hàng trực tuyến, phát triển kinh tế gia đình. -
Quảng Nam: “Quỹ nuôi trẻ mồ côi Tony buổi sáng” vận động hơn 24 tỷ đồng, đỡ đầu 226 trẻ em mồ côi
Chị Võ Thị Minh Nga, thị trấn Tân Bình, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phương Nga hiện đang là mẹ đỡ đầu của 226 trẻ em mồ côi. -
Người phụ nữ Tày tạo sinh kế cho phụ nữ yếu thế giữa đại ngàn
Giữa đại ngàn hùng vĩ ở Kon Tum là cơ ngơi khiến bao người mơ ước của người phụ nữ dân tộc Tày, Hoàng Ly. Đó là trang trại mang tên Moutain Farmers rộng hơn 2 ha chuyên trồng rau củ quả các loại theo phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. -
Sóc Trăng: Hiệu quả phát triển kinh tế gia đình từ mô hình mua bán nhỏ hiệu quả của hội viên Khmer ấp Sơn Ton
Khi nhắc đến chị Liêu Thị Hoành Na, sinh năm 1989, hội viên phụ nữ ấp Sơn Ton, xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung, ai cũng biết đến chị với mô hình mua bán nhỏ phát triển kinh tế gia đình và là hội viên tiêu biểu, gương mẫu đi đầu trong việc vận động gia đình, người thân, các chị em phụ nữ trong xóm chấp hành tốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại địa phương. -
Tiên phong và đón đầu thị trường để đạt được thành công
Đây là một trong những bí quyết chị Nghiêm Hiền - CEO BB HERB - chia sẻ -
Quảng Ngãi: Phụ nữ huyện Nghĩa Hành học Bác, đoàn kết giúp nhau thoát nghèo
Nhờ vào mô hình tổ tiết kiệm xoay vòng vốn mà nhiều phụ nữ nghèo ở huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã xây dựng được thói quen tiết kiệm, tính toán và quản lý chi tiêu trong gia đình. Từ đó, giúp cho nhiều chị em phụ nữ nghèo phát huy hiệu quả trong việc tạo nguồn vốn để phát triển sản xuất, cùng nhau xóa đói giảm nghèo tại địa phương. -
Các cấp Hội LHPN tỉnh Thái Bình hỗ trợ hội viên phụ nữ tiếp cận hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi
Trong những năm qua, các cấp Hội LHPN tỉnh Thái Bình đã hỗ trợ cho nhiều hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo và từng bước làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. -
TP Hồ Chí Minh: Chị Nguyễn Thị Kim Thanh thoát nghèo nhờ sự chung tay của các tổ chức đoàn thể
Chị Nguyễn Thị Kim Thanh sinh năm 1990, là diện hộ nghèo của xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh. Gia đình chị tưởng chừng như mãi lún sâu vào cảnh nghèo đói, không lối thoát, do chịu sự trói chặt của “3 không”: không nghề nghiệp, không phương tiện, không vốn làm ăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm, hỗ trợ từ cấp ủy, lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị địa phương, chị được trao cho niềm hy vọng để vươn lên lập nghiệp, làm kinh tế giỏi và thoát nghèo bền vững. -
Bình Định: Gương cán bộ Hội tận tâm với phong trào phụ nữ góp phần giảm nghèo tại địa phương
Trong thời gian tham gia gắn bó với công tác Hội phụ nữ, với vai trò là chi hội trưởng phụ nữ thôn Trung Định, xã Nhơn An, chị Nguyễn Thị Hồng Nga, sinh năm 1978, luôn sáng tạo, chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động do Hội cấp trên tổ chức triển khai như: phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và nhiệm vụ trọng tâm của Hội, nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội… góp phần giảm nghèo tại địa phương. -
Lâm Đồng: Chị Phạm Thị Hòe mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình
Rời quê hương Hà Tĩnh vào Cát Tiên lập nghiệp năm 1994, gia đình chị Phạm Thị Hòe (sinh năm 1967) ở thôn 1, xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên trồng đủ loại cây nhưng thu nhập, đời sống chỉ mới đủ ăn, đủ mặc. -
Sóc Trăng: Chị Võ Thị Vui say mê với nghề phun xăm thẩm mỹ
Phong trào phụ nữ khởi nghiệp đang được các cấp Hội trong tỉnh vô cùng quan tâm, qua đó, đã có nhiều hội viên, phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Trong đó có mô hình “Phun xăm thẩm mỹ” của chị Võ Thị Vui ở ấp Chợ, thị trấn Cù Lao Dung đã giúp giải quyết việc làm cho nhiều chị em trên địa bàn thị trấn. -
Lâm Đồng: Hội viên phụ nữ hiến 700m2 đất làm đường giao thông
Chị Nguyễn Thị Lệ Mỹ sinh năm 1969, sinh sống tại thôn 1, xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm, là hội viên phụ nữ tiêu biểu, chịu thương chịu khó, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Chị cũng là 1 trong 18 gương điển hình được Hội LHPN huyện Bảo Lâm vinh danh vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. -
Người phụ nữ Dao bước qua định kiến hôn nhân lạc hậu để thay đổi cuộc đời
Chị Lý Mùi Phin là người dân tộc Dao đỏ, từng phải đối mặt với sự sắp đặt hôn nhân gượng ép theo phong tục ở quê nhà. Nhưng chị đã từ chối, mạnh mẽ bước qua định kiến hôn nhân lạc hậu và rời quê nhà xuống Hà Nội lập nghiệp đầy gian nan. -
Cô gái 9X khởi nghiệp vì muốn tạo việc làm cho phụ nữ lớn tuổi
Tận dụng những tiềm năng, lợi thế của quê hương, chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung (thôn Ngô Xá Đông, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) đã quyết định học nghề truyền thống và phát triển thành nhà xưởng có quy mô lớn về sản xuất chổi đót. -
Phụ nữ vùng cao Quảng Nam khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa
Chị Đỗ Ngọc Ánh Tuyết, sinh năm 1985, trú tại tổ dân phố số 1, thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã khởi nghiệp thành công và đưa sản phẩm heo đen F1 sấy khô và rượu nếp than (chưng cất từ rượu cần bản địa) vào danh mục sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh và mở rộng thị trường ra các tỉnh, thành lớn trên cả nước. -
Sóc Trăng: Chị Lê Thị Nhí, hội viên phụ nữ vượt khó vươn lên phát triển kinh tế
Thời gian qua, đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiêu biểu, vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Trong đó, điển hình là chị Lê Thị Nhí, sinh năm 1992, hội viên của chi hội phụ nữ ấp Nguyễn Tăng, xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung. -
Hà Giang: Gương khởi nghiệp của nữ Phó Bí thư đoàn xã
Trong những năm qua, chị Nông Thị Hà, dân tộc Tày, Phó Bí thư đoàn xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên không chỉ tiên phong đi đầu trong các hoạt động tuổi trẻ của xã Cao Bồ mà còn mạnh dạn trong phát triển kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. -
Hà Giang: Bác Vàng Thị Chúa làm kinh tế giỏi
Những năm trước kia, gia đình bác Vàng Thị Chúa, dân tộc Mông, thôn Tả Lủng B, xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc thuộc diện diện hộ nghèo của xã. Qua nhiều năm trăn trở suy nghĩ để thoát nghèo, từ đầu năm 2020, bác Chúa đã vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mèo Vạc số tiền 75 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế. -
'Công chúa mía đường' thay mẹ làm Chủ tịch HĐQT TTC AgriS
HĐQT SBT bầu bà Đặng Huỳnh Ức My vào vị trí Chủ tịch HĐQT thay thế bà Huỳnh Bích Ngọc. -
Kỹ thuật dệt thổ cẩm bảo tồn văn hóa truyền thống của người Tày Cao Bằng
Trong khuôn khổ các hoạt động thuộc Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn I (2021-2025), bằng kỹ thuật dệt thổ cẩm mặt trái độc đáo, người Tày Cao Bằng đã mang đến sự phát triển lớn về kinh tế. -
Chị Nguyễn Thị Thạnh: gương sáng phụ nữ làm kinh tế, chăn nuôi giỏi
Trong những năm qua, phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên làm giàu do Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ninh Đông phát động đạt được nhiều kết quả, qua đó đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Một trong những điển hình là chị Nguyễn Thị Thạnh, sinh năm 1978, hội viên sinh hoạt tại chi Hội phụ nữ thôn Quang Đông, xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa. -
Nỗ lực biến "vùng đất chết" thành cánh đồng dược liệu, trồng hoa màu
Bỏ ngang công việc kế toán, chị Nguyễn Thị Thu (SN 1988) đã trở về quê hương ở xã Khánh Hà (huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội), nỗ lực biến “vùng đất chết” thành cánh đồng dược liệu, trồng hoa màu. -
Mong muốn đưa trứng gà thảo dược thành đặc sản Thanh Hóa
Là thành viên của Hợp tác xã (HTX) Năm Tầng (phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá), chị Phạm Thị Hồng Nhung bén duyên với nghiệp nhà nông sau khi biết 2 người bạn, người anh của mình là Hà Minh Nguyện và Lại Thành Biên quyết tâm bỏ phố về quê, nghiên cứu nuôi gà. -
Ninh Bình: Từ công việc bán tạp hoá đến sàn catwalk thời trang
Chị Nguyễn Lan Hương sinh năm 1978 tại xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh – một vùng quê thuần nông của tỉnh Ninh Bình. Từ khi còn trẻ, chị đã trải qua đủ mọi công việc: làm nông, công nhân đến bán hàng tạp hoá để mưu sinh. Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn, ước mơ được khoác lên mình tà Áo dài - biểu tượng cho vẻ đẹp thanh lịch và duyên dáng của phụ nữ Việt vẫn luôn thôi thúc chị. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh khó khăn, chị Hương chưa từng có cơ hội để hiện thực hoá ước mơ của mình. -
Nữ giám đốc thay đổi tư duy, cách làm để hợp tác xã vận hành ổn định
Chị Hoàng Bích Ngọc (SN 1989) thành lập Hợp tác xã (HTX) Nà Pái - HTX do phụ nữ làm chủ đầu tiên của huyện Gia Bình (Lạng Sơn). Để "chèo lái" HTX vận hành, phát triển với hơn 30 thành viên, chị phải thay đổi tư duy, cách làm của bản thân, từ sản xuất hộ gia đình cá thể sang tư duy quản lý HTX. -
Khát vọng sống sẽ "chữa lành" nỗi đau chất độc da cam
Trên những vết thương và nỗi đau dai dẳng của chiến tranh, sự sống vẫn nảy sinh từ khát vọng và ý chí con người. Câu chuyện của chị Đàm Thị Bạch Liên (tỉnh Nam Định) mạnh mẽ vươn lên khởi nghiệp sẽ phần nào tiếp thêm động lực cho những người không may mắn để luôn kiên cường, đủ nghị lực để hướng về tương lai. -
Nữ nhà báo chọn ngã rẽ với dược liệu "xanh"
Dành trọn đam mê cho dược liệu, chị Phạm Minh Hậu bắt đầu hành trình khởi nghiệp với những dòng sản phẩm “xanh” của mình. -
LOTTE Mart Ba Đình ra mắt diện mạo mới, nâng tầm trải nghiệm mua sắm cho khách hàng
Sau một thập kỷ vận hành kể từ tháng 9/2014, siêu thị LOTTE Mart Ba Đình vừa chính thức ra mắt diện mạo mới đẳng cấp hơn, sẵn sàng mang tới những trải nghiệm mua sắm mới cho khách hàng tại Hà Nội. -
Làm kinh tế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị nguồn dược liệu của tỉnh Phú Thọ
Nhằm góp phần đưa tỉnh Phú Thọ thành một trong những vùng sản xuất dược liệu lớn, chị Phan Thị Thanh Hương (SN 1972) đã ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống, sản xuất dược liệu kim ngân, sả chanh, húng quế theo GACP tại Phú Thọ. -
Bình Định: Những phụ nữ khuyết tật vượt khó vươn lên làm kinh tế
Với nhiều người khuyết tật, để tự nuôi sống bản thân đã không chỉ tự đứng trên sức lực của mình mà còn vượt khó làm kinh tế. Bằng ý chí và nghị lực, thời gian qua trên địa bàn đã có nhiều điển hình tiêu biểu không chỉ nỗ lực vượt qua số phận, vươn lên trong cuộc sống, mà còn mạnh dạn khởi nghiệp phát triển kinh tế góp phần tạo việc làm cho người lao động tại địa phương. -
Quảng Ngãi: Nữ bí thư chi bộ đồng bào Hrê làm dân vận khéo
Chị Đinh Thị Đăng (36 tuổi), Bí thư chi bộ kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, huyện Minh Long (Quảng Ngãi) là một cán bộ trẻ gương mẫu, nhiệt tình và trách nhiệm trong công việc, chị còn được biết đến là người làm kinh tế giỏi, được người dân tin yêu. -
Phụ nữ Hậu Giang sáng tạo khởi nghiệp, làm giàu từ đặc sản địa phương
- Thu nhập cao với dưa Kim Hồng Ngọc - Nâng tầm giá trị trái dứa -
2 nữ start up không sợ khó, chẳng ngại thay đổi
Kinh doanh thực phẩm là công việc không dễ nhưng Phương chọn "ngách" của mình là trái cây sạch, phục vụ khách hàng mong muốn được sử dụng trái cây an toàn, chất lượng đảm bảo. -
Mẹ đơn thân có "của ăn của để" nhờ khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Nhờ nguồn vốn chính sách, chị Vi Thị Lượng (thôn Hổ Lao, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đã “đổi đời” từ gánh hàng rong sang làm kinh tế nông nghiệp bền vững. -
Nữ CEO đa tài với niềm đam mê sản xuất các chương trình talkshow giáo dục và ước mơ làm phim
Mặc dù, không có khiếu nghệ thuật từ nhỏ, nhưng nhờ bén duyên với hành trình giáo dục mà Phan Thùy Trang (32 tuổi) đã tìm được đam mê ẩn sâu trong tâm hồn mình. Và giờ đây, cô gái trẻ ấy đã và đang dần hiện thực hóa các chương trình về giáo dục, gia đình và tạo dựng một sân chơi cho các thầy cô đặc biệt trong ngành luyện chữ và kỹ năng sống. -
Bình Định: Cán bộ Hội tận tâm với phong trào, say mê khởi nghiệp
“Người cán bộ Hội tận tâm với phong trào, say mê khởi nghiệp, là mạnh thường quân của địa phương” là những lời nhận xét của mọi người khi hỏi về chị Trần Thị Thu Vân, sinh năm 1971, chi hội trưởng chi hội 7 - Hội LHPN phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. -
Điểm sáng xây dựng sản phẩm OCOP ở Phú Lương
Xã Vô Tranh là một trong những điểm sáng về xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với 4 sản phẩm, trong đó có 3 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Kết quả này có được từ cả quá trình cố gắng của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn, cùng sự hỗ trợ hiệu quả của chính quyền địa phương. -
Phú Yên: Trồng tre lục trúc lấy măng – mô hình làm giàu hiệu quả
Với quyết tâm thoát khỏi sự đeo bám của đói nghèo, vợ chồng chị Ksơr H’Bên và anh Nay Y Na ở buôn Ly, xã EaTrol, huyện Sông Hinh đã quyết tâm chuyển đổi giống cây trồng, mô hình sản xuất vươn lên làm giàu chính đáng. -
Những hạt dinh dưỡng từ "tâm"
Là một người con xứ Quảng, chị Hồ Thị Ngọc Oanh bắt tay vào xây dựng thương hiệu ẩm thực từ năm 2023, đặt chữ “tâm” làm kim chỉ nam, tạo uy tín, chất lượng và niềm tin lâu dài với người tiêu dùng. -
Nghỉ hưu mới "cõng" cà phê rang xay đi tiếp thị
Cô giáo Nguyễn Thị Cảm (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) sau khi nghỉ hưu ở tuổi 58 mới quyết định khởi nghiệp với sản phẩm “Coffee Phát Huy”. -
Nữ chủ cơ sở hải sản có 6 sản phẩm được công nhận OCOP
“Tận dụng thế mạnh về khai thác, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương, tôi đã mày mò từng bước tìm hướng khởi nghiệp phát triển kinh tế gia đình”, chị Đặng Thị Minh (SN 1985), xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cho biết. -
Liên kết hội viên, phụ nữ cùng phát triển trồng nấm
Tiên phong đưa nấm sò về trồng tại thị trấn Quang Bình (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang), chị Hoàng Thị Hiền không chỉ tập trung phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân mà còn liên kết, tập huấn cho các hộ gia đình khác để phát triển nghề trồng nấm tại địa phương. -
Sóc Trăng: Chị Trần Thị Mỹ Lệ dành tình yêu, niềm tự hào để giữ gìn nghề truyền thống may Áo dài Việt
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, nghề may Áo dài vẫn trụ vững và phát triển. Cốt cách của nghề này được lưu truyền từ những đôi bàn tay khéo léo giữ lửa yêu nghề bằng cả tâm huyết, sự sáng tạo trong từng đường kim mũi chỉ. Chị Trần Thị Mỹ Lệ, sinh năm 1977, cư ngụ ấp Phước Hòa B, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng đã gắn bó với nghề may Áo dài gần 20 năm qua. -
"Đánh thức" những mùa vàng ở Mường Vi
Mong muốn đưa gạo đặc sản quê hương vươn xa, chị Phạm Thị Hảo đã quyết định thành lập Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Hảo Anh vào tháng 5/2019 với sứ mệnh "đánh thức những mùa vàng", xây dựng hợp tác xã kiểu mới gắn với phát triển đặc sản gạo Séng Cù Mường Vi. -
Thanh Hoá: Tổ hợp tác chăn nuôi gà theo hướng bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cho phụ nữ
Được sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa, năm 2020, Tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà ri do phụ nữ làm chủ đã được thành lập tại xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân. Sau hơn 4 năm, THT đã phát triển chăn nuôi có hiệu quả, giúp các thành viên thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập khá. -
Phú Yên: Người phụ nữ mong muốn nâng tầm đặc sản địa phương
Từ nguyên liệu thịt bò, thịt heo, chị Nguyễn Thị Diệu Linh (khu phố 7, Thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) đã quyết định khởi nghiệp, đầu tư xưởng sản xuất và thành công đạt sản phẩm Ocop 3 sao với sản phẩm bò một nắng muối kiến vàng; ba chỉ, sườn heo một nắng mang thương hiệu Y Phát. -
Nhiều phụ nữ làng nghề trở thành nghệ nhân, thợ giỏi
Đó là thông tin tại hội thảo với chủ đề "Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống" do Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức ngày 28-5, tại huyện Chương Mỹ. -
Thành công nhờ kết hợp nấu rượu truyền thống với vị thuốc bắc
Vợ chồng chị Hà Thị Chúc và anh Vũ Đình Tùng (xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) khởi nghiệp bằng việc chưng cất rượu truyền thống. Không chỉ mang đến sản phẩm rượu có hương thơm đặc biệt của vị thuốc bắc, mà cơ sở Tùng Chúc còn tận dụng được nguồn gạo đặc sản của địa phương để ủ ra những giọt rượu tinh khiết. -
Vĩnh Long: Hội viên phụ nữ xã Trung Thành Đông ổn định kinh tế gia đình nhờ cây lác - nguồn nguyên liệu tại địa phương
Thời gian qua, chị em hội viên phụ nữ trên địa bàn xã có kinh tế ổn định hơn nhờ có nguồn thu nhập từ việc trồng và se lõi lác, vừa phát triển kinh tế gia đình vừa thích ứng với biến đổi khí hậu nhất là mùa nắng nóng và ảnh hưởng của việc xâm nhập mặn hiện nay. -
Thanh Hoá: Những cán bộ Hội Phụ nữ tâm huyết, chăm lo lợi ích thiết thực cho hội viên
- Chủ tịch Hội LHPN phường Đông Tân, TP Thanh Hoá - Chủ tịch Hội LHPN xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn -
Mô hình nuôi gà bằng thảo dược của phụ nữ huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Chị Nguyễn Thị Len, sinh năm 1980, hội viên chi hội phụ nữ xóm 13, xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là một điển hình làm kinh tế giỏi, thành công với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. -
Hậu Giang: Đa dạng hóa các sản phẩm từ nấm ăn
Không chỉ bán nấm tươi, chị Nguyễn Việt Vân Anh, ở huyện Phụng Hiệp còn mạnh dạn đầu tư dây chuyền chế biến sâu giúp tăng giá trị cho nấm vừa đưa sản phẩm quê nhà vươn ra thế giới. -
Quảng Nam: Dấu ấn những câu chuyện phụ nữ khởi nghiệp vì cộng đồng
Từ chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), cơ sở bột ngũ cốc Hồng An được huyện Đại Lộc hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn mác, hỗ trợ chi phí mua sắm một số loại máy móc phục vụ sản xuất. Năm 2020 sản phẩm “Bột ngũ cốc Hồng An” được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và đang hoàn thiện để nâng hạng OCOP 4 sao. -
Khởi nghiệp bằng mở xưởng may, người phụ nữ khuyết tật tạo việc làm cho 20 lao động
Bị khuyết tật vận động nhưng chị Nguyễn Thị Hiếu (sinh năm 1972, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã vượt lên nghịch cảnh, mạnh dạn khởi nghiệp bằng mở xưởng may. Hiện chị tạo việc làm cho 20 lao động nữ. -
Hà Giang: Chị Hạnh thành công với mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng nho Hạ đen kết hợp với du lịch
Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh thôn Cường Thịnh xã Phương Tiến huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đã thành công trong việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng nho Hạ đen kết hợp với du lịch, cho thu nhập cao. -
Phú Thọ: Phụ nữ dân tộc Mường giảm nghèo nhờ cây nghệ
Cùng nhau lập tổ liên kết sản xuất để làm kinh tế, thoát nghèo, phụ nữ dân tộc Mường ở thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, đã chọn tinh bột nghệ làm sản phẩm khởi nghiệp. Từ mô hình cho thấy chị em đã có hướng đi làm chủ kinh tế từ nguồn nông sản bản địa. -
Đắk Lắk: Phụ nữ buôn Tơng Sinh cải tạo đất vườn vươn lên giảm nghèo
Nhờ thực hiện Cuộc vận động "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế hộ gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số" (DTTS), đời sống, tư tưởng hội viên, phụ nữ buôn Tơng Sinh, xã Ea Đar (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) đã có nhiều thay đổi tích cực. -
Khởi nghiệp với nghề làm sản phẩm da thuộc
Phú Lý (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) là một xã thuần nông, thuộc vùng xa của tỉnh. Vùng đất khó này đã tạo nên nhiều con người cần cù, chịu khó để vươn lên. Chị Hoàng Thị Mỹ Nhung, chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm từ da cá sấu Hạ Vy, là một trong những tấm gương sáng tạo khởi nghiệp. -
Hà Nội: Ra mắt Hợp tác xã nông sản an toàn và dịch vụ thương mại Đông Xuân
Sáng 8/5, Hội LHPN huyện Quốc Oai tổ chức hội nghị ra mắt Hợp tác xã Nông sản an toàn và dịch vụ thương mại Đông Xuân do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành. -
Quảng Nam: Blúp Yến dám nghĩ, dám làm
Ở phía Nam của dãy Trường Sơn hùng vĩ, giáp với nước bạn Lào, chị Blúp Yến vững vàng vươn lên thoát nghèo, là tấm gương cho nhiều chị em phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây học tập, làm theo. -
Quảng Bình: Nuôi lợn bằng thảo dược - hướng đi sáng tạo và hiệu quả
Mô hình nuôi lợn bằng thức ăn được chế biến từ các loại cây thảo dược của chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch là hướng đi rất độc đáo nhờ chất lượng sản phẩm thơm ngon, giảm nhiều chi phí, được người tiêu dùng ưa chuộng. -
Quảng Ngãi: Chị Nguyễn Thị Bích lãi 240 triệu đồng mỗi năm từ nghề sản xuất bánh tráng
Bằng nghị lực và lòng nhiệt huyết với nghề, chị Nguyễn Thị Bích ở xóm 4, thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh đã gầy dựng cơ sở sản xuất bánh tráng, với hệ thống máy móc hiện đại. Sản phẩm bánh tráng Bích Lựu của gia đình chị hiện đã được thị trường trong và ngoài địa phương ưa chuộng. -
Quảng Ngãi: Phụ nữ nông thôn “giữ lửa” làng nghề
Trải qua nhiều thăng trầm, làng nghề truyền thống bánh tráng ở xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Góp phần quan trọng trong việc “giữ lửa” làng nghề chính là những người phụ nữ cần mẫn, yêu nghề nơi đây. Với họ, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào về nghề truyền thống của quê hương. -
Hà Giang: Thu nhập cao nhờ nuôi hươu sao
Đó là câu chuyện phát triển kinh tế thành công từ mô hình nuôi hươu sao của gia đình chị Hoàng Thị Nhung, dân tộc Tày ở thôn Nà Trà xã Linh Hồ huyện Vị Xuyên (Hà Giang). -
Quảng Trị: Tỏa sáng những tấm gương phụ nữ khởi nghiệp
Bắt tay vào khởi nghiệp, mặc dù gặp vô vàn những khó khăn, thử thách nhưng các chị đã không nản chí, luôn phát huy tính cần cù, chịu thương, chịu khó, tích cực lao động sản xuất, vượt qua khó khăn một cách xuất sắc để chạm đỉnh thành công. -
Gìn giữ nghề làm đường phèn ở Quảng Ngãi
Đường phèn là loại đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi, do đó, du khách mỗi khi đến đây đều chọn mua đường phèn làm quà. Đường phèn được kết tinh ở dạng trong suốt, tựa như những thỏi thạch anh, với nhiều hạt đường hình lập thể. Khi ăn, thỏi đường phèn vỡ ra, giòn tan, vị ngọt thanh, thấm dịu vào đầu lưỡi. -
Ninh Bình: Nữ doanh nhân “Chắt lọc tinh hoa từ bàn tay vàng nông dân Việt”
Sinh ra và lớn lên ở xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, thường chứng kiến bà con nông dân chật vật với sản xuất nông nghiệp nhưng đa phần không hiệu quả, thu nhập thấp, bấp bênh đã khiến chị Nguyễn Thị Lành luôn canh cánh trong lòng nỗi trăn trở làm thế nào để nâng tầm giá trị nông sản địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. -
Quảng Ngãi: Điều kiện kinh tế của chị Trương Thị Lệ Quyên ngày càng khấm khá với mô hình trồng nấm bào ngư
Từ năm 2021, chị Trương Thị Lệ Quyên, 27 tuổi, hội viên phụ nữ thôn Phong Niên Hạ, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh đã có ý tưởng khởi nghiệp trồng nấm bào ngư. Đến nay, trang trại trồng và sản xuất phôi nấm bào ngư của vợ chồng chị Quyên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. -
Huế: Gương hội viên phụ nữ làm giàu từ ruộng vườn
Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn. -
Sản xuất túi nylon tự hủy tạo việc làm cho 100 lao động với mức thu nhập 4-6 triệu đồng/tháng
Dám nghĩ, dám làm, chị Hà Thị Cẩm (32 tuổi, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá) đã khởi nghiệp thành công từ nghề may túi xuất khẩu được làm từ chất liệu hạt nhựa tự hủy thân thiện với môi trường. Công việc này đã giúp gia đình chị Cẩm có thu nhập khá và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương và các xã lân cận. -
Quảng Ngãi: Mô hình sản xuất đũa gỗ của chị Nguyễn Thị Xuân Nguyệt giải quyết việc làm cho nhiều lao động nữ
Nhờ có giải pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả cùng với việc đẩy mạnh phát triển thị trường, chị Nguyễn Thị Xuân Nguyệt (65 tuổi), ở thôn Đề An, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành đã thành công với mô hình sản xuất đũa gỗ. Hướng đi này đã tạo nét riêng cho xã, góp phần tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn. -
Kết hợp thảo dược với tôm: Hướng đi bền vững và khác biệt của cô gái Phú Yên
Khởi nghiệp nông nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng và càng đặc biệt khó hơn với những người không có đào tạo chuyên ngành. Chị Nguyễn Thị Sơn Hải (SN 1984), sinh sống tại Sơn Hoà, Phú Yên là một trường hợp như vậy.
Video
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.