Hội LHPN huyện Châu Thành đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Thời gian qua, Hội LHPN huyện đã chủ động chỉ đạo các cấp Hội rà soát, nắm chắc hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, hộ phụ nữ cận nghèo tại địa phương để có kế hoạch hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Trong đó, quan tâm, khai thác vốn từ các nguồn tín dụng, ngân hàng chính sách xã hội, dự án, nguồn tự có trong hội viên phụ nữ, để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Trong 5 năm qua, Hội LHPN huyện và các xã, thị trấn đã triển khai kế hoạch giúp hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Qua đó, có 67 chi hội đăng ký giúp 655 hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo, bằng nhiều hình thức. Kết quả có 472 Hộ PN thoát nghèo. Các cấp hội phụ nữ trong huyện còn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, quản lý 87 tổ vay vốn tiết kiệm, có trên 4.000 lượt hộ vay, với tổng dư nợ 84 tỷ 261 triệu đồng; thực hiện giải ngân vốn khởi nghiệp cho hơn 30 chị, để mở rộng kinh doanh với tổng số tiền trên 500 triệu đồng. Có 15 chị thực hiện mô hình khởi nghiệp thành công, được biểu dương thành tích.
Toàn huyện có 05 tổ hợp tác, 08 tổ liên kết sản xuất và 14 dự án phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Thị trấn Minh Lương và các xã Vĩnh Hòa Phú, Vĩnh Hòa Hiệp, Mong Thọ, Mong Thọ A, Giục Tượng đã thành lập mới 06 tổ hợp tác trồng rau sạch và trồng khóm, đan giỏ nhựa, có 71 thành viên tham gia. Tính đến nay, toàn huyện có 82 chị phụ nữ đăng ký 82 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Trong đó, nhiều mô hình khởi nghiệp được hỗ trợ vốn, phương tiện hay kỹ thuật đều làm ăn rất hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao như: Mô hình đan giả nhựa ở xã Mong Thọ A, trồng bưởi da xanh ruột hồng xã Mong Thọ B, may mùng lưới xã Giục Tượng, làm lạp xưởng tươi Thị trấn Minh Lương....; Hội còn khảo sát và thành lập 01 CLB doanh nghiệp nữ, có 11 thành viên và 01 nhóm phụ nữ khởi sự kinh doanh, có 30 thành viên, Chị Danh Thị Kim Ảnh, hội viên phụ nữ xã Mong Thọ B.
Đối với những mô hình mới, Hội LHPN huyện thường xuyên tổ chức hướng dẫn thực hiện đạt hiệu quả và đồng bộ. Các mô hình sau khi triển khai, đều được Hội sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, để kịp thời nhân rộng các mô hình hay, các điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong hội viên, phụ nữ. Điển hình như hoạt động của mô hình Hợp tác xã đan lát Minh Hòa, đã giúp cho hơn 30 chị em phụ nữ có thêm việc làm và nguồn thu nhập trong thời gian nhàn rỗi. Trung bình một ngày, mỗi thành viên có thể đan từ 10 - 20 sản phẩm. Mỗi tháng hợp tác xã sản xuất ra từ 2.000 đến 3.000 sản phẩm các loại như thúng, rỗ, sàng, nia. Trung bình, mỗi sản phẩm có giá bán từ 28 đến 30 ngàn đồng, tùy kích cở, chủng loại. Sau khi trừ chi phí, HTX thu lợi khoảng 10 đến 20 triệu đồng. Chia thu nhập cho các thành viên, mỗi người khoảng 4 đến 5 triệu/tháng. Chị Lê Thị Hồng, thành viên tổ hợp tác đan lát chia sẽ.
Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho hội viên, phụ nữ khó khăn... Những năm qua, Hội cũng kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư, mạnh thường quân, hỗ trợ 7.823 xuất quà, tổng trị giá trên 2 tỷ đồng, cho các hội viên phụ nữ và các hộ nghèo, khó khăn; cất 01 căn nhà và phát 600 suất quà, tổng trị giá 235 triệu đồng cho hộ nghèo, khó khăn trong mùa dịch. Hội LHPN huyện còn liên kết Tập đoàn Tân Á Đại Thành và Công ty TNHH ROTO, triển khai chương trình mua bồn chứa nước cho 1.072 hội viên, phụ nữ, theo phương thức trả phân kỳ, với số tiền trên 2 tỷ 279 triệu đồng.
Các mô hình tiết kiệm gắn với bảo vệ môi trường được Hội LHPN các cấp tổ chức phát động trong thời gian gần đây đã thu hút hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn hưởng ứng tích cực. Hàng năm có trên 82% hội viên tham gia tiết kiệm và 60% hội viên tham gia tiết kiệm từ các mô hình góp vốn xoay vòng không tính lãi, tổ tiết kiệm và vay vốn NHCSXH, tổ thu gom ve chai, mô hình quy ngày công lao động; mô hình cho mượn cây con giống... với số tiền tiết kiệm hàng năm lên trên 4 tỷ 560 triệu đồng. Cũng từ nguồn tiết kiệm vốn này, đã giúp cho 345 chị em có hoàn cảnh khó khăn vay không tính lãi. Mặt khác, các cấp Hội tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ trong độ tuổi lao động chưa có việc làm tham gia các lớp dạy nghề do Phòng LĐ-TB&XH huyện hay Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện kết hợp với UBND các xã tổ chức. Qua đó, hỗ trợ tư vấn học nghề cho 4.741 lao động nữ và giới thiệu việc làm cho 3.235 lao động nữ trong và ngoài tỉnh.
Đồng chí Danh Mỹ Hạnh - Chủ tịch Hội LHPN huyện, cho biết: Để phát triển các mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp có hiệu quả, thời gian tới, các cấp Hội sẽ tiếp tục vận động hội viên, phụ nữ tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngành nghề, trang trại, doanh nghiệp nhỏ; hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng HTX, tổ hợp tác liên kết sản xuất - kinh doanh; phấn đấu những năm tiếp theo, các nguồn vốn do Hội quản lý tăng từ 2% trở lên; phối hợp với ngành chức năng hỗ trợ phụ nữ các địa phương xây dựng sản phẩm OCOP vừa để quảng bá, giữ thương hiệu, vừa nâng giá thành sản phẩm một cách tốt nhất…”, giúp phụ nữ làm chủ về kinh tế, giảm nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời, Hội LHPN huyện Châu Thành sẽ chỉ đạo các cấp Hội trong huyện, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng về khởi nghiệp theo tinh thần Đề án 938, 939, giai đoạn 2018 - 2025.