Giải quyết xung đột giữa các con

Chúng ta cần làm gì để giải quyết xung đột? Xung đột có thể trở thành một yếu tố tích cực nếu chúng ta không tìm cách né tránh hay giải quyết vấn đề một cách nóng nảy. Nếu muốn giảm nhiệt trong những tình huống này, chúng ta cần phải giữ bình tĩnh, tỏ thái độ quyết tâm và thiện chí giải quyết vấn đề và sẵn sàng chấp nhận biện pháp dung hoà. Đứng trước xung đột, mọi người thường tỏ những thái độ sau đây, bạn hãy xem mình nên tham khảo cách xử lý nào nếu tình huống đó xảy ra với mình để giải quyết xung đột một cách hiệu quả nhất nhé:
Thái độ né tránh
Chúng ta thường cảm thấy bực tức khi xung đột xảy ra. Nhiều người trong chúng ta tin rằng đó là điều hoàn toàn không nên, và họ không muốn bị nhìn nhận là họ đang tức giận vì e ngại sẽ làm tổn thương đến tình cảm của người khác. Chẳng hạn khi hai đứa con cãi vã với nhau, nếu bố mẹ né tránh, không lắng nghe và khuyên giải thì hậu quả là mâu thuẫn giữa chúng sẽ càng thêm căng thẳng. Né tránh xung đột còn làm cho phụhuynh mất đi cơ hộiđể lắng nghe những ý kiến chính đáng nảy sinh trong suốt cuộc xung đột giữa các thành viên trong gia đình.
Thái độ nóng nảy
Nóng nảy có nghĩa là tìm cách công kích mà không hề lắng nghe phía bên kia. Những người chọn thái độ này thường không bơ giờ đề cập thẳng vấn đề mà chỉ lên tiếng chỉ trích ý kiến, hành động của con cái. Ví dụ bố mẹ sẽ nói: “Đồ dở hơi”, “hâm nặng” hay “Thật là ngu xuẩn” hay “con với chả cái, mất dậy”...
Những kiểu công kích như thế sẽ làm cho con cái cảm thấy mình bị xúc phạm. Nó làm cho mâu thuẫn càng thêm căng thẳng và khó giải quyết hơn. Bạn sẽ nhận được ở chúnghoặc là sự tức giận, hung dữ trong hành động hoặc là sự thờ ơ kiểu bất cần.
Thái độ quyết tâm
Khi quyết tâm giải quyết mâu thuẫn, bạn sẽ lắng nghe con mình bày tỏ ý kiến cũng như lắng nghe cách giải quyết của họ. Nếu tất cả mọi người đều bình tĩnh thì chúng ta sẽ rất có thể áp dụng giải pháp dung hoà, mang lại không khí yên ấm cho gia đình.
Như vậy, khi mâu thuẫn xẩy ra trong gia đình, phụ huynh có thể đóng vai trò hoà giải bằng cách: tránh bày tỏ quan điểm của mình mà chỉ nên bình tĩnh tập trung vào những mối quan tâm của các bên, tránh việc nghiêng về một bên nào đó. Hãy cùng nhau chia sẻ quan điểm, sự lo âu, những thành kiến, mâu thuẫn…Nếulà xung đột giữa các con, bố, mẹ có thể bày tỏ quan điểm và cách giải quyết của mình bằng cách: “Nếu là con, bố mẹ thấy…” hay “nếu ở trongtình cảnh của các con, bố, mẹ sẽ…”
Hãy nhớ đừng cắt ngang hay biện hộ, cũng đừng phản ứng khi các em đang bị cảm xúc mạnh. Khi giúp con giải quyết xung đột, chính bạn cũng thấy mình và các con gần gũi nhau hơn. Hơn nữa, nếu việc giải quyết giúp “làm lành” mâu thuẫn thì con bạn sẽ học hỏi ở bạn được rất nhiều đấy. Hy vọng là với những gợi ý trên đây, bạn đã tìm được cách giải quyết xung đột hợp lý để áp dụng khi có mâu thuẫn xẩy ra với gia đình mình./.