Phụ nữ góp sức vì cuộc sống an toàn

21/12/2017
- Lạng Sơn: Phụ nữ nói không với túi nilon
- Thanh Hóa: Xây dựng thí điểm chuỗi giá trị sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Lạng Sơn: Phụ nữ nói không với túi nilon

Hội LHPN phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tổ chức đợt ra quân tuyên truyền về hạn chế sử dụng túi nilon khó tự phân hủy để bảo vệ môi trường tại 02 huyện Hữu Lũng, Văn Quan. Theo đó, trên 600 cán bộ, chi hội trưởng, hội viên phụ nữ và người dân cộng đồng đã được tuyên truyền về tác hại của túi nilon khó tự phân hủy đối với môi trường thiên nhiên, sức khỏe và đời sống của con người. Chị em đã tham gia phát trên 3 nghìn tờ rơi và trên 75 kg túi nilon tự phân hủy thân thiện với môi trường tại các điểm chợ, điểm tập trung đông dân cư; đồng thời vận động và hướng dẫn bà con nhân dân sử dụng túi thân thiện với môi trường, các loại túi giấy, bao bì, túi cói, làn nhựa, làn tre...để thay thế túi nilon khó tự phân hủy. Đây là hoạt động hưởng ứng "Tuần lễ nói không với túi nilon khó tự phân hủy" do UBND tỉnh Lạng Sơn phát động, qua đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân cộng đồng trong việc tự bảo vệ nâng cao sức khỏe, tích cực tham gia bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng thôn, bản, khối phố, khu dân cư xanh, sạch, đẹp góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

Thanh Hóa: Xây dựng thí điểm chuỗi giá trị sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Phụ nữ với vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng thí điểm mô hình chuỗi giá trị sản phẩm an toàn trong chăn nuôi, trồng trọt thông qua thành lập 06 tổ hợp tác/hợp tác xã, gồm: THT chăn nuôi gia súc, gia cầm do phụ nữ làm chủ xã Vĩnh Phúc (huyện Vĩnh Lộc), THT trồng rau an toàn xã Thạch Định (huyện Thạch Thành), THT nuôi chim bồ câu nhốt, đảm bảo an toàn sinh học xã Thiệu Vũ (huyện Thiệu Hóa), THT chăn nuôi gia súc gia cầm xã Mậu Lâm (huyện Như Thanh), THT trồng rau thôn Nghĩa Môn (Thị xã Bỉm Sơn) và HTX sản xuất rau an toàn xã Thiệu Dương (TP. Thanh Hóa). Tham gia mô hình, các thành viênHTX/THT được tập huấn kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau an toàn, kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản, đóng gói, vận chuyển; kỹ thuật chọn giống, chăm sóc, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh; đồng thời được hỗ trợ kết nối mang lưới thi trường, cung ứng dịch vụ đầu vào và tiêu thu san phẩm.Việc xây dựng các mô hình đã góp phần hạn chế tác động tiêu cực của các nguồn lực đầu vào, quá trình thu hoạch, chế biến, bảo quản, cung cấp các sản phẩm an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời khắc phục được những yếu kém của kinh tế hộ gia đình, phát huy trí tuệ sáng tạo của tập thể, giúp nhau phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập.

Hồng Hạnh, Trần Thủy

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video