Đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

Cùng thời gian này, Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Đỗ Mười cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM.
Trong 2 ngày Quốc tang (ngày 6-7/10), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Đồng chí Đỗ Mười sinh ngày 2/2/1917 tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; thường trú tại số nhà 11, phố Phạm Đình Hổ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng năm 1936, vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6/1939. Đồng chí là đại biểu Quốc hội các khóa II, IV, V, VI, VII, VIII và IX. Là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa III, IV, V, VI, VII, VIII. Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa IV; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII, VIII. Thường trực Ban Bí thư khóa VI. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ tháng 6/1988 đến tháng 6/1991). Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997). Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 1997 đến năm 2000);
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 23h12 ngày 1/10/2018 (tức ngày 22/8 năm Mậu Tuất) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội.
Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Đỗ Mười đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác.