10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới – Thống nhất cao từ nhận thức đến hành động

03/04/2018
10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, thực tế cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực trong các cấp ủy, địa phương, đơn vị, các cấp, các ngành về nhận thức và hành động, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới. Bên cạnh đó, các cấp Hội Phụ nữ đã phát huy tốt vai trò của tổ chức trong tham mưu về công tác cán bộ nữ, tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển về mọi mặt, nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình, xã hội.

Vĩnh Long: Thống nhất cao từ nhận thức đến hành động

Xác định công tác cán bộ nữ là then chốt đảm bảo thực hiện các quy định bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động của địa phương, các hoạt động đẩy mạnh sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý đã được Tỉnh ủy Vĩnh Long chú trọng. Đến nay, tỷ lệ nữ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đạt 40%, 100% đơn vị, địa phương đều xây dựng kế hoạch quy hoạch từng giai đoạn, trong đó tỷ lệ nữ tham gia vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp trưởng, phó phòng trở lên ngày càng tăng, từng bước đảm bảo được quy định, có đơn vị nữ tham gia Ban lãnh đạo cao với tỷ lệ 66,66%. Cùng với đó, tỉnh còn tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, nhằm từng bước rút ngắn khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. số lượng nữ tham gia đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và cấp uỷ các cấp đều có sự tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội từ 16,67% (nhiệm kỳ 2011 - 2016) tăng lên 50% (nhiệm kỳ 2016 - 2021);tham gia Hội đồng nhân dân 03 cấp từ 17,33% (nhiệm kỳ 2011 - 2016) tăng lên 21,1% (nhiệm kỳ 2016 - 2021); tham gia cấp uỷ 3 cấp từ 15,5% (nhiệm kỳ 2010 - 2015) tăng lên 18,4% (nhiệm kỳ 2015 - 2020). Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, tỉnh đã đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh, Hội LHPN và các doanh nghiệp tư nhân cũng đã thành lập các trung tâm dạy nghề với hiệu quả hoạt động khá tốt, chất lượng lao động ngày càng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động có chất lượng của các doanh nghiệp và nhu cầu xuất khẩu lao động. Trong 10 năm qua, tổng số phụ nữ được tạo việc làm mới đạt 80%; tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 17,8%; tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 46%; 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ ở vùng nông thôn, vùng dân tộc có nhu cầu và được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn vốn tín dụng; hàng năm có trên 20.000 lao động nữ được đào tạo, giới thiệu việc làm để tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng để đảm bảo việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và từng bước xoá bỏ bạo lực gia đình được đẩy mạnh. Tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 94,02% hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam được rút ngắn .

Kon Tum: Phát huy vai trò của Hội LHPN trong Công tác Phụ nữ

Các cấp Hội đã tổ chức hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng cho hội viên phụ nữ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới... Đồng thời, thông qua việc thực hiện các chương trình, đề án, các cấp Hội đã tăng cường công tác phối hợp với các sở, ngành, lực lượng để lồng ghép triển khai công tác tuyên truyền về bình đẳng giới tại cơ sở; Chủ động thammưuchocấpủyvềcôngtáccánbộnữ, giới thiệu cánbộnữđủ điều kiện, tiêu chuẩn tạo nguồn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp; phối hợp với các ban, ngành chức năng triển khai các hoạt động nhằm góp phần tăng tỷ lệ nữ đại biểu tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; tập huấn cho hàng ngàn lượt nữ ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử đạibiểu HĐND các cấp...

Tích cực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.Đến nay, các cấp Hội đã xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như các tổ hợp tác/tổ liên kết trồng chanh dây, chăn nuôi gia súc tại Thành phố Kon Tum; nuôi bò sinh sản tại Đăk Tô; trồng chuối, nấm tại Sa Thầy, Đăk Hà, Ngọc Hồi; trồng sâm dây tại Tu Mơ Rông và Đăk Glei; trồng cà phê xứ lạnh tại Kon PLông...;Qua đó,giúp 9.800 hộ phụ nữ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả, trong đó có hơn 2.269 hộ phụ nữ thoát nghèo, tạo cơ sở cho nhiều chị em phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng.

50.891 bà mẹ và 2.000 ông bố, gần 4.000 trẻ vị thành niên được tiếp cận các kiến thức và kỹ năng sống, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững. 100% cơ sở Hội đăng ký với UBND cùng cấp thực hiện mô hình giúp “5 hộ trong 1 xã” đạt 8 tiêu chí “5 không, 3 sạch”. Đến nay, đã có 32.164/55.005 hộ gia đình đạt8 tiêu chí CVĐ; xây dựng và nhân rộng được các mô hình, câu lạc bộ về xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” hoạt động có hiệu quả.

Xây dựng 190 địa chỉ tin cậy, 04 mô hình “Nói không với bạo lực gia đình”/40 thành viên, 05 CLB “Phòng, chống bạo lực gia đình”/256 thành viên, 01 CLB “Phổ biến và tư vấn pháp luật lưu động cho HVPN và cộng đồng dân cư”/197 thành viên;tham gia giải quyết 268 đơn khiếu nại và hòa giải hơn 333 vụ liên quan bạo lực gia đình, quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, tranh chấp đất đai, mâu thuẫn cộng đồng; tham gia phát hiện 03 trường hợp phụ nữ, trẻ em có nguy cơ bị buôn bán và giúp đỡ những chị em phụ nữ bị buôn bán khi trở lại tái hòa nhập cộng đồng.

10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, các cấp Hội LHPN tỉnh Kon Tum đã phát huy vai trò của tổ chức Hội trong Công tác Phụ nữ của tỉnh, góp phần tạo chuyển biến nhận thức về giới, bình đẳng giớitrong cán bộ, hội viên, phụ nữ;các địa phương, đơn vị, các cấp, các ngành đã bước đầu lồng ghép yếu tố giới trong các chương trình, kế hoạch hoạt động, tạo điều kiện cho giới nữ thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản, có thêm cơ hội làm việc, tiến bộ và phát huy vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; vị thế của tổ chức Hội các cấp và của phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định và nâng cao.

Nhã Trúc, Nguyễn Thị Liên

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video