10 sự kiện khoa học năm 2005

26/12/2005
Sau đây là 10 sự kiện khoa học đáng lưu ý nhất năm 2005 theo tạp chí LiveScience.

 Ảnh minh họa
 

Quang cảnh đổ nát sau trận động đất.

+ Thảm họa tự nhiên

 

- Ác mộng về những trận bão

 

Năm 2005 là năm có nhiều bão nhất trong lịch sử. Bản thân Trung tâm Bão quốc gia Mỹ đã không thể dự báo được hết số lượng các cơn bão. Trước đó, trung tâm này dự đoán sẽ có 18-21 cơn bão Đại Tây Dương nhưng con số thực tế còn cao hơn nhiều, vượt qua số chữ cái La Mã (vốn được sử dụng để đặt tên cho bão) và họ buộc phải dùng thêm các chữ cái Hy Lạp. Nhắc đến năm 2005, người ta chắc chắn sẽ nhớ ngay Katrina, cơn bão lớn nhất từng đổ bộ vào nước Mỹ, gây tổn thất hơn 125 tỷ USD.

Bên cạnh bão, động đất cũng là một thảm họa tự nhiên mà con người phải chống chọi một cách bất lực trong năm nay. Đáng kể nhất là trận động đất mạnh 7,6 độ Richter làm rung chuyển đất nước Pakistan vốn đã nghèo khó và cướp đi hơn 80.000 sinh mạng. Bên cạnh đó là những trận động đất khác nhỏ hơn nhưng cũng gây thiệt hại nặng nề về người ở Trung Quốc, Nhật Bản...

 

+ Vũ trụ

 

- Phát hiện "hành tinh thứ 10" trong hệ Mặt trời?

 

Đến bây giờ người ta vẫn chưa chắc liệu có thể gọi vật thể có mã số 2003UB313 này là một hành tinh hay không bởi quy chuẩn của một hành tinh vẫn chưa được giới khoa học đồng thuận. Vật thể này được coi là lớn nhất trong Thái dương hệ kể từ khi con người phát hiện ra Hải Vương tinh vào năm 1846 và lớn hơn 1,5 lần Diêm Vương tinh - hành tinh thứ chín. 2003UB313 nằm cách xa Mặt trời gấp 97 lần Trái đất.


- Biển băng trên hành tinh đỏ

 

Tàu thăm dò Mars Express đang bay trên quỹ đạo quanh sao Hỏa đã gửi về Trái đất những bức ảnh về một biển băng khổng lồ nằm ngay dưới bề mặt hành tinh này, vùng gần xích đạo. Theo ước đoán, biển băng này có diện tích 800x900km với độ sâu khoảng 45m. Đây là kết quả của một trận lụt khoảng năm triệu năm trước đây và qua thời gian, trầm tích đã bao phủ lớp băng này. Nếu những nhận định này đúng thì sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về sự sống trên sao Hỏa.


Hố đen xuất hiện

 Ảnh minh họa
 

Lỗ đen của vũ trụ.

Lần đầu tiên giới khoa học được biết về một loại hố đen tạo ra các ngôi sao mới thay vì hút bất kỳ vật gì ở gần, kể cả ánh sáng. Những ngôi sao quanh hố đen này được hình thành chưa đầy một năm ánh sáng. Chùm sao mới này có khối lượng gấp 30-50 lần so với Mặt trời và sáng gấp 100.000 lần Mặt trời do chúng đốt cháy hydro với tốc độ nhanh hơn nhiều. Trong năm triệu năm tới, 80% chùm sao này sẽ nổ tung và sinh ra những hố đen mới.

 

+ Khảo cổ học

 

- Tàn tích cổ nhất của người hiện đại

 

Thật ra hai chiếc sọ người Omo I và Omo II được tìm thấy dọc theo sông Omo, khu Kibish, Etiopia từ năm 1967, nhưng mãi tới năm 2005 các nhà khoa học mới có được kết luận vững chắc về niên đại của chúng. Theo đó, hai chiếc sọ này có khoảng 200.000 năm tuổi và trở thành tàn tích cổ nhất của người hiện đại tìm được tính tới nay. Trong hầu hết những trường hợp trước đây, bằng chứng về người hiện đại chỉ có niên đại khoảng 50.000 năm. Điều này có nghĩa là trong 150.000 năm trước đó, người Hom Sapien đã tồn tại mà không hề có chất liệu văn hóa, âm nhạc và dụng cụ nào.

 

+ Nghiên cứu, thí nghiệm

 

- Bản đồ gen lúa hoàn chỉnh

 

Ai cũng biết tầm quan trọng của lúa trong đời sống con người. Do vậy, việc bộ gen lúa được giải mã một cách hoàn chỉnh xứng đáng là một sự kiện lớn. Lúa có bộ gen tương tự ngô, lúa mì, lúa mạch, mía... nên chắc chắn việc nghiên cứu các loại lương thực khác nằm trong tầm tay con người. Bản đồ gene của lúa sẽ giúp tăng năng suất và khả năng phòng chống sâu bệnh.

 

- Vai trò các nano

 

Công nghệ nano, ngành khoa học của vật chất siêu nhỏ, ngày càng phát triển. Kích thước một hạt nano nhỏ hơn 100 nanomet (1 nanomet bằng 1 phần tỷ của mét). Các nhà khoa học đang dần đưa công nghệ nano vào đời sống con người, đặc biệt là y học. Cả thế giới đang chờ đợi những thí nghiệm áp dụng hạt nano vào chữa bệnh ung thư cho con người. Theo đó, công nghệ nano sẽ giúp sản xuất thuốc có khả năng tấn công mục tiêu chính xác, bên cạnh những ứng dụng trong phẫu thuật và hóa trị ít độc.

 

- Đạo đức nhân bản

 Ảnh minh họa
 Con chó nhân bản đầu tiên
Tháng 2-2004, giáo sư Hwang Woo Suk, người tiên phong trong lĩnh vực nhân bản vô tính ở Hàn Quốc, tuyên bố nhân bản thành công phôi người đầu tiên trên thế giới. Năm 2005, chính ông đã cho ra đời con chó nhân bản đầu tiên. Nhưng tới cuối năm, một xìcăngđan liên quan đến vị giáo sư này xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng nghiệp Roh Sung II đã cáo buộc rằng ông Hwang lừa dối trong nghiên cứu tế bào mầm, đồng thời đưa ra nghi vấn về sự tráo đổi các tế bào mầm trong công trình của ông.

 

+ Y khoa

 

- Ca ghép mặt đầu tiên


Cuối tháng mười một, vấn đề đạo đức và giới hạn của việc cấy ghép bộ phận con người lại được thổi bùng lên khi lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ đã thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép toàn bộ khuôn mặt cho một phụ nữ Pháp. Mặt phụ nữ này bị thương nghiêm trọng và không thể phục hồi được bằng các kỹ thuật phẫu thuật thông thường. Sau ca cấy ghép, người phụ nữ này đã mang khuôn mặt của người hiến bộ phận

Tuổi trẻ

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video