Cần quan tâm các vấn đề phụ nữ trong kế hoạch phục hồi kinh tế

11/11/2021
Trả lời chất vấn của đại biểu chiều 10/11, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, 7 nội dung liên quan tới phục hồi thị trường lao động và an sinh xã hội trong thời gian sắp tới, thì có nội dung về bình đẳng giới, tập trung vào 4 vấn đề lớn.
Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTBXH.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (đoàn ĐBQH Tiền Giang) cho biết, nhiều nghiên cứu quốc tế chỉ ra, đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc đến người dân, đặc biệt là phụ nữ - những người có nguy cơ mất việc làm cao hơn, giảm sút thu nhập và đảm nhận nhiều "trách nhiệm kép" về chăm sóc con cái, người thân trong đại dịch với nguy cơ bị bạo lực gia tăng.

Theo báo cáo về Khoảng cách Giới toàn cầu mới công bố, phải mất thêm nhiều thập kỷ, khoảng cách về giới mới có thể thu hẹp. Vì vậy, Hội nghị thường niên lần thứ 29 Diễn đàn Nghị viện Châu Á – Thái Bình Dương dự kiến tổ chức vào tháng 12 năm nay đang xây dựng 2 Dự thảo Nghị quyết về Bảo đảm nhạy cảm giới trong ứng phó Covid-19 và phục hồi hậu đại dịch; và Thúc đẩy bình đẳng giới với việc tăng cường sự tham gia và đại diện của phụ nữ. Hai Dự thảo Nghị quyết này đều do Quốc hội Việt Nam đồng tài trợ.

Theo đó, với vai trò là Bộ quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH hco biết có kiến nghị, đề xuất gì để giữ vững mục tiêu bình đẳng giới; đảm bảo bình đẳng giới và các vấn đề của phụ nữ trong kế hoạch phục hồi nền kinh tế sắp tới?

Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, trả lời chất vấn. Ảnh quochoi.vn

Trải lời chất vấn của đại biểu, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho biết: Bộ xác định 7 nội dung liên quan tới phục hồi thị trường lao động và an sinh xã hội trong thời gian sắp tới, thì có một nội dung về bình đẳng giới.

Nội dung liên quan tới bình đẳng giới này tập trung vào 4 vấn đề lớn. Trong đó từ hỗ trợ việc làm, dạy nghề, tạo điều kiện về công ăn việc làm tại địa phương; hỗ trợ vốn với mức "đủ lớn" để chị em phụ nữ khởi nghiệp…

Ông Đào Ngọc Dung cũng ghi nhận và lưu ý tới ý kiến này của đại biểu trong quá trình góp ý kiến, tham gia xây dựng hoàn thiện Đề án phục hồi kinh tế - xã hội của Chính phủ.

Cũng tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nhận định: Làn sóng đại dịch Covid-19, từ một cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng đã trở thành một cuộc khủng hoảng xã hội và việc làm. Tình trạng thâm hụt việc làm, bất bình đẳng khiến sinh kế của người dân bị đảo lộn, giảm sút về việc làm và thu nhập. 

Với tác động của đại dịch, nhất là đợt thứ 4 tới nay đã và đang gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước đến việc làm, đời sống của hàng triệu người lao động và người dân, nhất là khi dịch xâm nhập vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp nơi sử dụng đồng lao động.

Lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh an, dân và xã hội đã và đang có nhiều hệ lụy do tác động đại dịch để lại. Quy mô các chính sách hỗ trợ của chúng ta còn thấp, đòi hỏi sớm có chính sách hỗ trợ với quy mô lớn hơn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng để phục hồi, phát triển thị trường lao động và các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội.

https://phunuvietnam.vn/

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video