Câu chuyện của những ông bố, bà mẹ giúp con vững vàng khi vào lớp Một

16/12/2016
- Chuyện của chị Chảo Mùi Phấy: Giúp con sẵn sàng vào tiểu học bắt đầu từ việc nhỏ
- Chuyện của anh Hồ Văn Cần: Giúp con phát triển ngôn ngữ.

Chuyện của chị Chảo Mùi Phấy: Giúp con sẵn sàng vào tiểu học bắt đầu từ việc nhỏ

Chị Chảo Mùi Phấy là người dân tộc Dao sinh sống tại thôn U Si Sung, xã Tả Phời, cách thành phố Lào Cai 20 km. Trẻ con ở xã Tà Phời có nhiều cháu còn chưa được đến thành phố Lào Cai, gặp người lạ là xấu hổ. Chị Phẩy có 2 con trai, cháu đầu 9 tuổi học lớp ba và cháu thứ hai 5 tuổi,năm sau sẽ bước chân vào lớp một.Chị Phẩy nhớ lại, khi con trai đầu của chị vào lớp một, bản thân chị suy nghĩ đơn giản là con biết tự ăn, biết ngủ là ngoan rồi, chịkhông quan tâm nhiều đến tâm tư, tình cảmcũng như những thay đổi rất quan trọng của con trong quãng thời gian khởi điểm đầy quan trọng này. Chị cũng không biết động viên con đúng cách.Bận việc đồng áng nên chị hầu như không có thời gian chia sẻ với con.Chị Phẩy chia sẻ“Ở đây nhà ai cũng khó khăn. Bố mẹ bươn chải kiếm ăn qua ngày nên thường là không còn thời gian quan tâm đến việc học của con.Hết giờ học các con còn phải phụ giúp việc nhà hoặc trông em nữa”.Và mọi chuyện đã thay đổisau khichị Phẩy được tham gia tập huấn về chủ đề “Cha mẹ giúp con chuyển tiếp từ Mầm non lên Tiểu học” do Hội LHPN tỉnh Lào Cai tổ chức đầu năm 2016. Các kiến thức từ lớp tập huấn đã giúp chị hiểu ra rằng chuẩn bị cho con lên Tiểu họclà vô cùng cần thiết và trên thực tế, chỉ cần những hành động đơn giản mà thiết thực cũng có thể mang lại cho con chuyển biến tích cực. Chị Phấy bàn với chồng về việc 2 vợ chồng cùng nhau giúp con. Từ đó, hai vợ chồng chị cố gắng nói chuyện với con nhiều hơn sau khi đi làm về. Anh chị hỏi con nhiều câu hỏi khác nhau, ví dụ như: “Hôm nay con học bài hát gì? Bài hát nói về cái gì hả con? Con thấy bài hát thế nào?” Những câu hỏi này khuyến khích con suy nghĩ, kích thích trí tưởng tượng và phát triển ngôn ngữ cho con.Điều này giúp con khi đến trường sẽ dễ dàng hơn trong giao tiếp với thày cô, bạn bè.Vợ chồng chị Phẩy thấy con trai rất thích chơi bi nên đã mua bi về cho cháu chơi và dạy cháu đếm.Bây giờ con trai anh chị đã biết đếm đến 100.Vợ chồng chị còn dùng những viên bi để dạy con những khái niệm khác như so sánh viên nào lớn hơn, nhỏ hơn, viên này màu gì... Để khuyến khích tính tự lập của con, vợ chồng chị còn giao cho con buổi chiều cho gà ăn và đếm số gà. Anh lớn được giao nhiệm vụ dạy em cầm bút chì đúng cách, dạy em tô màu để giúp rèn ngón tay khéo léo, sau này dễ dàng cầm bút. Vợ chồng chị cũng đã biết thường khen và động viên con. Có thời gian anh chị còn đưa 2 cháu về thành phố Lào Cai để các cháu biết cửa hàng sách, nhà cao tầng… để các con biết thêm nhiều cái mới, biết giao tiếp với người ngoài để tự tin hơn. “Thương con thì phải biết cách dạy con, đừng nghĩ đây là việc của mẹ mà cả cha và mẹ, ông và bà đều có trách nhiệm giáo dục con” - đây là điều chị Phẩy đã nói nhiều lần trong các cuộc họp cha mẹ tại thôn.

Chuyện của anh Hồ Văn Cần: Giúp con phát triển ngôn ngữ. Ở thôn 3, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, nhiều ông bố và bà mẹ biết đến anh Hồ Văn Cần, người dân tộc Kor vì được anh chia sẻ nhiều điều bổ ích giúp con nói và sử dụng ngôn ngữ thành thục khi chuyển tiếp từ Mầm non lên Tiểu học.

 Ảnh minh họa

 Anh Cần dạy con học


Anh Cần có 02 con trai, con đầu đang học lớp 2, con út đang học mẫu giáo.Khi con trai đầu vào lớp Một, anh nhận thấy con ngại ngần rụt rè không mạnh dạn. Anh tâm sự, bước vào môi trường Tiểu học, các con đến lớp không còn được vui chơi thoải mái như ở lứa tuổi mầm non. Hơn thế nữa, về nhà con còn phải học và làm bài tập. Đặc biệt, sách giáo khoa là tiếng Việt trong khi cháu lại chưa thạo tiếng Việt nên chưa thể đọc thông viết thạo, vì vậy cháu ngại không muốn đi học. Tham gia CLB Cha mẹ, anh Cần biết rằng, trẻ muốn học tiếng Việt nhanh thì trước hết cần nắm vững ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ là tiếng Kor. Chính vì vậy, rút kinh nghiệm với cháu thứ hai đang học mẫu giáo, anh chị sớm giúp con nói chuyện, giao tiếp lưu loát bằng tiếng Kor và làm quen với tiếng Việt. Dù công việc nhà nông bận rộn, thời gian dành cho gia đình, cho con cái không được nhiều nhưng anh chị vẫn cố gắng sắp xếp để cùng chơi với con. Anh chia sẻ: “Khó khăn của trẻ khi vào lớp Một là phải biết trò chuyện, trao đổi ý kiến với bạn, biết thưa gửi với thầy cô, làm quen với cái chữ. Bản thân thì hồi nào tới giờ chỉ lo làm ruộng, đi rẫy không quen với việc này, nhưng vì thương con, tôi cũng đã cố gắng giúp cháu con làm quen dần với trường Tiểu học qua việc cùng học cùng chơi”. Anh chị hướng dẫn cho cháu phát âm rõ ràng, nói cả câu đầy đủ, không nói tắt, không nói trống không. Trong cuộc sống gia đình, anh hay đặt câu hỏi để cháu trả lời, biết cách diễn đạt cảm xúc, biết cách sắp xếp câu hợp lý. Những lúc rảnh rỗi anh còn kể chuyện, đọc thơ tiếng Việt cho cháu nghe.Anh chị bày cho cháu gọi tên đồ vật quanh nhà bằng tiếng Việt như: nhà, cửa, sân, cái cây, con mèo, con chó...Vì vậy, ngay từ mẫu giáo, cháu thứ hai nhà anh chị biết thêm khá nhiều từ tiếng Kor hơn và biết dùng từ đúng ngữ cảnh giao tiếp. Anh trai cháu đi học Tiểu học và biết tiếng Việt rồi về nhà bày cho em nói tiếng Việt những từ hay dùng ở trường Tiểu học như: sách, vở, thầy cô, lớp trưởng, tổ trưởng, ... Cháu thuộc nhiều bài thơ và bài hát tiếng Việt. Vốn từ tiếng Việt của cháu lên khá nhanh.Anh Cần nói “Vợ tôi cũng vất vả ruộng nương, lại thêm việc nhà. Tôi không muốn gánh nặng dạy con dồn hết lên vai vợ. Nuôi dạy con là trách nhiệm của cả bố lẫn mẹ, mà tôi cũng thấy vui vì được vui chơi cùng con và chứng kiến con lớn khôn mỗi ngày”.

Thanh Vân, Hồng Thủy

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video