Hội thảo báo cáo tiến độ và kết quả bước đầu đề tài KC.09.21

20/09/2005
Trong 2 ngày (31/8 và 1/9/2005), tại Hà tĩnh, Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tổ chức hội thảo báo cáo tiến độ và kết quả bước đầu đề tài cấp nhà nước KC.09.21

“Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thuỷ sản ven biển Miền Trung”. Các đồng chí: Đặng Vũ Minh, Uỷ viên TW Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Trần Đình Đàn, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh; Nguyễn Thanh Hoà, Phó chủ tịch T.W Hội LHPN Việt Nam đã tới dự.

 

Tại Hội thảo, các đại biểu đặc biệt ấn tượng với phóng sự “Gieo mầm xanh trên đất chết” của Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh. Với sự góp sức của các nhà khoa học trong việc tìm mầm xanh cho vùng đất cát bãi ngang, cây bạch đàn chanh ra đời là kết quảcủa sự phối hợp giữa Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên và Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh.

 

Hội LHPN Việt Nam chịu trách nhiệm đề tài nhánh “Thu thập các thông tin KT- XH vùng ngập mặn và đánh giá hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản. Sau khi tiến hành khảo sát cho thấy:

 

Do có chính sách hỗ trợ đúng đắn như: đầu tư xây dựng cơ bản, trợ giá giống, tập huấn.. của Nhà nước và việc thực hiện chính sách linh hoạt trên cơ sở điều kiện, đặc điểm của từng địa phương đã góp phần mang lại thu nhập từ 10-50 triệu đồng cho 42,1% số hộ tham gia NTTS. Việc đảm bảo chất lượng đầu vào, giải quyết đầu ra của các doanh nghiệp đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nghề NTTS các tỉnh ven biển. Tuy nhiên, qua khảo sát cũng cho thấy, Hội LHPN các cấp mới đứng ra tín chấp cho 16,3% số hộ NTTS vay vốn và phối hợp tổ chức chuyển giao KHKT cho 3,7% số hộ, trong khi chị em đảm nhiệm khá nhiều các công đoạn trong NTTS.

 

Việc tìm ra các mô hình kinh tế hiệu quả song vẫn đảm bảo phát triển cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác động, ảnh hưởng tới môi trường là mục tiêu đề tài Hội LHPN Việt Nam đảm nhiệm hướng tới. Các mô hình hiện đang được áp dụng rộng rãi là: Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo nước lợ (ao đất, lồng bè); nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên cát (qui mô công nghiệp); nuôi cua xanh; nuôi tôm xen cá; nuôi 1 vụ tôm (cá) và trồng 1 vụ lúa.

 

Bên cạnh đó, nhiều hình thức hợp tác ra đời đề cao vai trò tự quản trong cộng đồng như: mô hình tổ NTTS tự quản (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế; sông Cầu, Phú Yên); mô hình hợp tác xã NTTS (Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định)….

 

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều bất cập: công tác qui hoạch thường đi sau và phát triển tự phát trong dân; việc vận dụng chính sách ở một số nơi chưa thống nhất, chưa đồng bộ do việc tính toán nguồn lực và tổ chức thực hiện chưa tốt làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân, do thiếu nguồn lực kiểm dịch giống và do hậu quả của việc NTTS không được kiểm soát là những nguyên nhân tác động không nhỏ đến chất lượng NTTS.

Min

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video