Kết quả tuần thứ 10 Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”

13/07/2020
Cuộc thi Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử của Hội và trên Báo Phụ nữ Việt Nam từ tháng 5/2020. Trong tuần thi thứ mười (từ 10h00 ngày 6/7/2020 đến 9h00 ngày 13/7/2020), đã có 63.011 lượt dự thi và 948 lượt trả lời đúng cả 9 câu hỏi nội dung.

Ban Tổ chức Cuộc thi xin chúc mừng các cá nhân sau đây đạt giải trong tuần:

01 Giải Nhất:

Trần Thị Thu Thủy- Điện thoại: xxxxxx2686 – Tỉnh: Quảng Nam- Dự đoán số người trả lời đúng: 948– Thời gian tham gia: 09:01:37 | 07/07/2020

02 Giải Nhì:

Bùi Thị Xuân Thủy– Điện thoại: xxxxxx4234 – Tỉnh: Quảng Nam– Dự đoán số người trả lời đúng: 948 – Thời gian tham dự: 08:41:54 | 09/07/2020

Phạm Thị Phương Lê–Điện thoại: xxxxxx2363– Tỉnh: Nghệ An- Dự đoán số người trả lời đúng: 948– Thời gian tham gia: 12:42:06 | 09/07/2020

03 Giải Ba:

Mẫn Thị Viễn– Điện thoại: xxxxxx3835– Tỉnh: Đắk Lắk- Dự đoán số người trả lời đúng: 948– Thời gian tham gia: 21:17:30 | 09/07/2020

Phạm Thị Kim Xinh– Điện thoại: xxxxxx7957- Tỉnh: Quảng Nam- Dự đoán số người trả lời đúng: 948 – Thời gian tham gia: 07:28:19 | 10/07/2020

Ngô Thị Hai– Điện thoại: xxxxxx5919– Tỉnh: Quảng Nam- Dự đoán số người trả lời đúng: 948 – Thời gian tham gia: 07:41:09 | 10/07/2020

 

Đề nghị người trúng giải gửi ảnh chụp chứng minh thư nhân dân cho Ban Tổ chức để xác nhận trong vòng 01 tuần sau khi công bố giải thưởng. Giải thưởng sẽ được trao khi kết thúc lần thi của tuần cuối tháng.

Chi tiết xin liên hệ với Đ/c Phạm Bình Minh, chuyên viên Ban Tuyên giáo, TW

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Số điện thoại: 0243.9720041/ 0962.374.676 Email: minhphamussh@gmail.com

Ban Tổ chức xin công bố đáp án của tuần 10:

Câu 1: Theo Điều lệ hiện hành, Hội LHPN Việt nam có những chức năng gì?

Đáp án: Phương án d. Phương án a và b

Câu 2: Hội LHPN Việt Nam có nhiệm vụ gì?

Đáp án: Phương án d. Tất cả các phương án trên

Câu 3. Hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có bao nhiều tổ chức thành viên?

Đáp án: Phương án b. 2

Câu 4. Theo quy định Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội hiện hành, các đối tượng nào dưới đây là hội viên đương nhiên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam?

Đáp án: Phương án d. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Hiện nay, Hội LHPN Việt Nam trao tặng danh hiệu thi đua nào cho phụ nữ?

Đáp án: Phương án c. Danh hiệu “Phụ nữ tiêu biểu”

Câu 6: Ngày 30/06/2017 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án nào do TW Hội LHPN đề xuất.

Đáp án d. Phương án a và b

Câu 7: Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 là nhằm hỗ trợ Phụ nữ làm gì?

Đáp án: Phương án d.     Cả 3 đáp áp trên

Câu 8: Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương được BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam quyết định là?

Đáp án: Phương án c. Đợt thi đua đặc biệt được thực hiện từ năm 2018 – 2020.

Câu 9: Chủ đề hoạt động được Hội LHPN Việt Nam phát động từ năm 2019 đến nay là?

Đáp án: Phương án a. An toàn cho phụ nữ và trẻ em

 

THÔNG TIN THAM KHẢO TUẦN 10

Chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ của Hội LHPN Việt Nam:

Theo Điều lệ của Hội LHPN Việt Nam được thông qua tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, chức năng và nhiệm vụ của Hội LHPN Việt Nam được quy định như sau:

CHỨC NĂNG:

1. Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước.

2. Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.

NHIỆM VỤ:

1. Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ về chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống;thực hiệnđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc;

2. Vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và xây dựng gia đình hạnh phúc;

3. Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới;

4. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;

5. Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trên thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.

Bên cạnh đó, theo điều 29 và 30 trong Luật Bình đẳng giới ban hành năm 2006, TRÁCH NHIỆM của Hội LHPN Việt quy định là:

1. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức.

3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới.

4. Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới.

5. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị.

7. Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

2. Tổ chức thành viên:

Hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có hai tổ chức thành viên là Hội Nữ trí thức Việt Nam (được Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội công nhận năm 2012 và  Hiệp hội Nữ Doanh nhân Việt Nam được Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội công nhận năm 2014)

3. Một số đề án, chương trình, hoạt động Hội hiện nay:

- Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết 1 số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” và  Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” được Chính phủ phê duyệt vào ngày 30/6/2017.

Trong đó, về đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”: Một trong các mục tiêu của Đề án là “Thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp mới thành lập của phụ nữ thông qua chuỗi các dịch vụ hỗ trợ chất lượng, bền vững, góp phần thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về phát triển doanh nghiệp và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.” Mục tiêu cụ thể:

- Hỗ trợ 20.000 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp

- Phối hợp, hỗ trợ thành lập 1.200 HTX/THT do phụ nữ quản lý

- 100.000 doanh nghiệp của phụ nữ mới thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

- Đồng hành cùng Phụ nữ Biên cương: Ngày 7/3/2018, tại Lạng Sơn, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Lễ ra quân “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018-2020. Chương trình nhằm hưởng ứng 70 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018), 60 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2019), 90 năm Ngày Thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930-20/10/2020); đồng thời thực hiện chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc và công tác dân tộc trong tình hình mới. Đây cũng là sự cụ thể hoá, là một bước tiến cao hơn của chương trình phối hợp “Vận động phụ nữ vùng biên giới, hải đảo tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, hải đảo” giữa Hội LHPN Việt Nam và Bộ Tư lệnh BĐBP. Thông qua Chương trình để khơi dậy ý chí vươn lên, phát huy nội lực, cũng như huy động sự chung tay, góp sức của cộng đồng mà trước hết là các cấp Hội phụ nữ và lực lượng BĐBP trong cả nước nhằm chia sẻ một phần khó khăn của nhân dân, của phụ nữ ở các xã biên giới, hải đảo…

Triển khai từ năm 2018 đến nay, Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương đã đạt được những kết quả cụ thể với những con số ấn tượng: Gần 100 đơn vị, mạng lưới, hiệp hội, tổ chức nhận hỗ trợ các xã biên giới thuộc Chương trình;  Theo kế hoạch đề ra năm 2018, Chương trình lựa chọn ít nhất 90 xã biên giới, hải đảo thuộc diện đặc biệt khó khăn, tuy nhiên sau khi phát động Chương trình đã có 110 xã biên giới đặc biệt khó khăn được các đơn vị nhận hỗ trợ (vượt 20 xã so với kế hoạch). Ngoài ra, tính đến 3/2020, có 45 xã biên giới được các đơn vị thuộc tỉnh biên giới nhận hỗ trợ thêm theo phương thức tương tự, nâng tổng số xã được nhận hỗ trợ lên là 155 xã. Tổng nguồn lực từ năm 2018 đến nay đạt khoảng 107 tỷ đồng, trong đó riêng số tiền vận động qua Cổng thông tin nhân đạo 1400 là gần 4 tỷ đồng để hỗ trợ mô hình sinh kế tại 39 xã thuộc Chương trình. Hơn 300.000 người quan tâm và ủng hộ, quảng bá Chương trình qua tin nhắn, áo nhận diện Chương trình…

4. Về danh hiệu thi đua:

Nhiệm kỳ 2012-2017, Hội LHPN Việt Nam trao tặng các danh hiệu cá nhân gồm: danh hiệu “Phụ nữ tiên tiến”; danh hiệu “Phụ nữ xuất sắc” và danh hiệu “Phụ nữ tiêu biểu”. Hiện nay, nhiệm kỳ  2017-2022: Theo nghị quyết ĐHĐBPNTQ lần thứ XII và Kế hoạch 65/KH-ĐCT không yêu cầu việc đăng ký thực hiện PTTĐ mà chỉ yêu cầu về kết quả của PTTĐ là các điển hình nên thống nhất quy định một danh hiệu thi đua đối với cá nhân “Phụ nữ tiêu biểu” nhằm tôn vinh hội viên, phụ nữ tiêu biểu trong thực hiện PTTĐ, các cuộc vận động (Quy định về công tác Thi đua, Khen thưởng của Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam nhiệm kỳ 2017-2022 ban hành theo Quyết định 1266/QĐ-BCH  ngày 19/3/2018).

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video