Lâm Đồng: Thành công của đề án “giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”- nhìn từ góc độ truyền thông

11/09/2013
Xuất phát từ thực tế, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dạy con của các bậc cha mẹ (nhất là các gia đình sống ở vùng sâu, xa) còn nhiều hạn chế, ngay khi có hướng dẫn về việc thực hiện Quyết định số 704/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” giai đoạn 2010-2015, ngày 21/2/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 480/QĐ-UBND về việc thành lập BCĐ thực hiện Đề án của tỉnh gồm 13 ngành thành viên.

Trong đó, đ/c Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, đ/c Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm phó ban. Mặc dù bước đầu nguồn kinh phí để triển khai Đề án còn hạn chế, tài liệu hỗ trợ cho công tác truyền thông Đề án còn thiếu, nội dung chưa phong phú, đa dạng… Tuy nhiên, hoạt động truyền thông, giáo dục đã được triển khai, thực hiện khá sôi động. Để triển khai có hiệu quả, ngay từ đầu Hội LHPN tỉnh đã cóhướng dẫn số 314/HD-BTV ngày 6/9/2010 về triển khai thực hiện Đề án và biểu mẫu khảo sát đến 12 huyện, thành trong tỉnh. Sau khi khảo sát cơ bản, Hội LHPN tỉnh đã chọn 2 xã Ka Đô và Lạc Xuân thuộc huyện Đơn Dương làm điểm để triển khai đề án.

Để đề án được thực hiện đạt kết quả tốt, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổng thể 5 năm và hàng năm đều có kế hoạch triển khai cụ thể và trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí. Đến nay, Hội LHPN tỉnh đã được UBND tỉnh cấp 180 triệu đồng cho đề án. Ban thường vụ HLHPN tỉnh đã tham mưu cho Ban chỉ đạo mở các lớp tập huấn cho 70 thành viên BCĐ và cán bộ chủ chốt các huyện, thành; 280 báo cáo viên thuộc các huyện thành trong tỉnh; 102 chị là tổ trưởng, ban chủ nhiệm các CLB nuôi dạy con tốt và 500 ông bố, bà mẹ có con dưới 16 tuổi; trên 300 trẻ em vị thành niên thuộc 2 xã điểm huyện Đơn Dương và xã Xuân Trường, Tp. Đà Lạt, xã Lát, Đạ Sar, H. Lạc Dương về Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống cho trẻ; Phòng chống tội phạm ở trẻ vị thành niên, phòng chống bạo lực gia đình; Vai trò giáo dục của gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ; chăm sóc SKSS vị thành niên; Đặc điểm phát triển tâm sinh lý và phương pháp dạy trẻ ở các lứa tuổi; phòng chống bạo lực học đường. Đồng thời xây dựng 05 mô hình nuôi và dạy con tại các xã điểm của tỉnh. Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh còn chỉ đạo Hội LHPN các huyện, thành phố chủ động tham mưu với UBND cùng cấp triển khai Đề án có hiệu quả. Đến nay, đã có 11/12 huyện, thành phố thành lập được Ban chỉ đạo Đề án; và đã tập huấn được 50 lớp cho 3.355 chị là báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở và các đ/c trong ban chỉ đạo cấp huyện;Hội phụ nữ các huyện, thành phố cũng đã phối hợp với các ngành thành viên tổ chức truyền thông, hướng dẫn, cung cấp kiến thức nuôi dạy con cho26.697bà mẹ và4.081ông bố có con dưới 16 tuổi và6.507trẻ vị thành niên về chủ đề: CSSKSS cho bà mẹ mang thai và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ; quyền trẻ em;Hướng dẫn nuôi dạy trẻ từ 0 – 6 tuổi, CSSKSStrẻ vị thành niên. Các cấp Hội đã xây dựng và duy trì được 39 mô hình về nuôi, dạy con tốt.

Việc thực hiện Đề án trong 2 năm qua đã đảm bảo đúng kế hoạch và đạt kết quả tốt.Trên nền tảng của sự thành công đó, Ban điều hành Đề án đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho năm 2013 với những phần việc cụ thể như: tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức về nuôi dạy con tốt cho các bà mẹ, ông bố có con dưới 16 tuổi; giáo dục kỹ năng sống, giới tính cho trẻ em (tập trung ở trẻ vị thành niên và trẻ em gái). Xây dựng và phát triển các mô hình nuôi dạy con tốt phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, thu hút sự tham gia của các ông bố, bà mẹ có con dưới 16 tuổi và trẻ vị thành niên. Tổ chức hội thảo vấn đề nuôi, dạy con với các ông bố, bà mẹ, gia đình tiêu biểu vào dịp 20/10.. Lồng ghép nội dung Đề án với thực hiện nhiệm vụ vận động , hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, CVĐ “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, đặc biệt với các nội dung hoạt động về xây dựng gia đình trong “Năm gia đình Việt Nam”.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video