Nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực khoa học về khí hậu

22/10/2021
Phó Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), bà Ko Barrett, là người luôn dẫn đầu trong những nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò, tiếng nói của phụ nữ trong lĩnh vực khoa học về khí hậu thông qua các báo cáo của tổ chức này.
Bà Ko Barrett, Phó chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) - ERIC GAILLARD/REUTERS/Newscom

Nhiều nhà ủng hộ bình đẳng giới cho rằng, đã từ lâu, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã bỏ qua những đóng góp của các nhà khoa học nữ và những đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với khoảng 3,8 tỷ phụ nữ trên hành tinh.

Hiện tại, IPCC đang tìm cách thay đổi những suy nghĩ đó. IPCC tuyên bố sẽ đa dạng hóa nguồn thông tin cũng như các nhà khoa học của tổ chức mình, điều có thể mang lại sự hiểu biết sâu sắc hơn về mức độ ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu đối với phụ nữ - đặc biệt là những người ở các cộng đồng tuyến đầu.

“Ban đầu, chúng tôi chỉ biết đưa biến đổi khí hậu lên bản đồ để mọi người biết rằng có hiện tượng này và khẳng định nó đang xảy ra. Và rồi mọi người đặt câu hỏi: Điều đó có ý nghĩa gì với họ và đất nước họ?”, bà Ko Barrett, Phó Chủ tịch IPCC, đồng Chủ tịch nhóm hành động giới của tổ chức này cho biết.

Khi IPCC đi sâu vào các giải pháp và cách thức ứng phó với những thách thức về khí hậu ngày nay, những người như bà Barrett đã ủng hộ sự cần thiết của các quan điểm đa dạng hơn. Chúng tôi đã xây dựng các báo cáo IPCC trong hơn 30 năm. Đó là kết quả của sự thu hút thành công những nỗ lực tự nguyện từ khắp nơi trên thế giới, với các báo cáo mang tầm ảnh hưởng lớn bởi đã được các chính phủ chấp nhận và phê duyệt”, bà Barrett giải thích. “Nhưng có những khía cạnh của tổ chức mà chúng tôi cần phải thực sự làm tốt hơn, trong đó bao gồm nỗ lực phối hợp nhiều hơn để công nhận giá trị mà phụ nữ đang mang lại trong suốt quá trình hoạt động và tạo ra môi trường hòa nhập, tôn trọng hơn”.

Trong hơn hai thập kỷ, bà Ko Barrett đã xem xét các báo cáo của IPCC liên quan đến thích ứng, tính dễ bị tổn thương và tham gia các cuộc họp toàn thể với tư cách là một phần của phái đoàn Hoa Kỳ. Năm 2015, bà là một trong những phụ nữ đầu tiên được bầu làm Phó Chủ tịch IPCC cùng với bà Thelma Krug đến từ Brazil. Vào thời điểm đó, bà Barrett không nghĩ nhiều đến những thành tích của mình với tư cách là một phụ nữ. Hiện tại, khi đã giữ chức Phó chủ tịch IPCC được sáu năm, bà nhận ra bản thân đang đại diện cho quyền phụ nữ và thấy được tầm quan trọng của việc vận động cho sự hòa nhập và bình đẳng giới”.

Bà Barrett cho biết, kể từ khi IPCC hợp nhất vào cuối những năm 1980, tỷ lệ tác giả nữ đã tăng từ khoảng 3% tới trên 30%. Chu kỳ đánh giá hiện tại của IPCC bao gồm phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo nhiều hơn bất kỳ lần đánh giá nào trước đó kể từ khi tổ chức này được thành lập. Bà chia sẻ thêm “Ngay cả trước khi chính sách giới chính thức được đưa ra, một số nhóm công tác đã khởi xướng quy tắc ứng xử và tổ chức đào tạo cho các tác giả về cách đánh giá cũng như đưa vào các quan điểm đa dạng. Nhưng việc làm đó đa phần là cá biệt và không nhất quán”.

Vào tháng 2/2020, IPCC đã thông qua chính sách về bình đẳng giới và hòa nhập cũng như đề ra kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của mình. Điều đó bao gồm việc phấn đấu để có các hội đồng cân bằng về giới hoặc tổ chức đào tạo thường xuyên về đa dạng giới cho các chủ tọa cuộc họp và điều hành viên. Nhưng bà Barrett cho rằng điều quan trọng nhất mà nhóm đã làm là thành lập đội hành động về giới mà bà đồng chủ trì với Krug. Nhóm sẽ theo dõi xem IPCC có tiến bộ trong việc đạt được các mục tiêu về giới của mình hay không - mặc dù đại dịch Covid-19 đã khiến các nỗ lực bị chững lại.

Hiện tại, IPCC đang tập trung vào việc khảo sát các tác giả và nhận phản hồi trước khi chu kỳ đánh giá hiện tại của tổ chức dự kiến kết thúc vào năm sau. Họ sẽ khuyến khích nhiều nữ đề cử hơn cho lần đánh giá tiếp theo dù việc này không hề dễ dàng. Bởi lẽ, IPCC phụ thuộc vào các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới tình nguyện dành thời gian viết đánh giá giúp tổ chức này, trong khoảng 7 năm một lần. Mặc dù số lượng tác giả nữ là một “sự cải thiện tích cực” so với những ngày đầu, bà Barrett cho rằng nó vẫn chưa nói lên điều gì.

Theo bàm một rào cản là phụ nữ trên toàn cầu vẫn còn ít đại diện trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, điều này hạn chế phạm vi mà IPCC có thể thu hút tác giả. Một thách thức khác và được cho là lớn hơn, đó là IPCC phụ thuộc vào đại diện từ các nước thành viên đề cử tác giả..

Các báo cáo của IPCC đã bao gồm nhiều tác giả hơn đến từ các nước đang phát triển, nhưng cần có quan điểm của phụ nữ hơn nữa để thấy mức độ của thách thức biến đổi khí hậu. “Nếu bạn nghĩ về một vấn đề phức tạp như biến đổi khí hậu, một hiện tượng toàn cầu đòi hỏi hành động toàn cầu… bạn cần có những quan điểm đa dạng để nhìn vấn đề đó từ mọi góc độ và cân nhắc nhiều giải pháp khác nhau” bà Barrett nói.

Bà Barrett khẳng định, chính phụ nữ đã giúp gia tăng giá trị cho quy trình đánh giá của IPCC. Chẳng hạn như khi thông qua đề cương cho báo cáo năm 2018 về vấn đề hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 độ C trong thế kỷ này, đã có một nhóm phụ nữ nòng cốt khuyến khích họ suy nghĩ xa hơn về những chuyển đổi công nghệ có thể đặt ra và đánh giá khía cạnh con người trên những thay đổi đó. Và giờ đây, đã thấy dấu ấn của những người phụ nữ ấy trên báo cáo về vấn đề đó.

 

Bảo Nga (tổng hợp)
https://www.eenews.net/articles/ipcc-aims-to-elevate-womens-voices-in-climate-science/

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video