Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý

04/09/2009
(Quy định của pháp luật)

Quy định về tư vấn pháp luật


- Nghị định 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật: quy định về tổ chức, tính chất hoạt động tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật mang tính chất xã hội, không nhằm mục đích thu lợi nhuận (Điều 1) và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức chủ quan trong việc khuyến khích, hỗ trợ phát triển tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật (Điều 2).

-
Luật Luật sư năm 2006: quy định về chức năng xã hội của luật sư là nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn mình (Điều 3) và các dịch vụ pháp lý do luật sư thực hiện bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác (Điều 4).

- Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/2/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư


Quy định về trợ giúp pháp lý

 

Luật Trợ giúp pháp lý (ban hành ngày 29/6/2006)


Quy định về người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
 

- Vụ việc trợ giúp pháp lý phải liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại (Điều 5)


- Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước; Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; khuyến khích, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề luật sư và Luật sư, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện, đóng góp, hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý (Điều 6)


- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, thành viên, hội viên và cá nhân khác làm việc tại cơ quan, tổ chức mình làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp, tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tài liệu cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để trợ giúp pháp lý. (Điều 7)


Chỉ thị số 35/2006/CT-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý


Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp Pháp lý:


- Các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian làm việc để cán bộ, công chức, viên chức tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý.


- Các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông báo về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện hỗ trợ và phối hợp thực hiện việc trợ giúp pháp lý của Trung tâm, Chi nhánh...


- Hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực: Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự, Pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự, Pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em, Pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính, Pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng, Pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm, Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu đãi xã hội khác, Các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...


- Trong trường hợp trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý mà gây thiệt hại thì Trung tâm nơi người đó công tác phải có trách nhiệm bồi thường. Trợ giúp viên pháp lý đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Trung tâm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức...


- Trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý không thể tự mình thực hiện được các công việc có liên quan đến thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thì Trung tâm, Chi nhánh cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư là cộng tác viên giúp đỡ họ thực hiện...


Thông tư số 70/2008/TT-BTP ngày 21/10/2008 của Bộ Tư pháp Hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010.


Chương trình phối hợp số 14/2002/CTPH-TP-PN ngày 02/10/2002 giữa Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ.

Ban CSPL TW Hội LHPNVN

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video