• Phát triển kinh tế từ trồng rau mầm hữu cơ

    Từ việc yêu thích những mầm xanh mang đầy hy vọng của sự sống, chị Trương Thị Ly A đã khởi nghiệp với việc trồng rau mầm hữu cơ. Vượt qua những cơn nắng nóng của vùng đất Quảng Trị, những mầm rau do bàn tay khéo léo chăm sóc của chị Ly A đã vươn mình lên đầy sức sống, thổi luồng gió mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
  • Nữ Tổng giám đốc tài ba - Mẹ đỡ đầu của 22 trẻ em mồ côi

    Bà Nguyễn Thị Đông - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hoa Lan có trụ sở đóng trên địa bàn xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên năm nay đã bước sang tuổi 76, khuôn mặt phúc hậu, đôi chân khỏe mạnh và tấm lòng nhân ái, bà Đông vẫn bước nhanh thoăn thoắt trên những con đường vào thôn xóm, đến với những mảnh đời thiếu may mắn. Bà là mẹ đỡ đầu của 22 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
  • Quảng Nam: Nữ Giám đốc Hợp tác xã “nặng lòng” với quả nhàu

    Chị Bùi Thị Tuyết Nhung, Giám đốc HTX Best One tại phường An Phú, TP. Tam Kỳ đã chia sẻ niềm đam mê khởi nghiệp từ quả nhàu: “Hồi mới rẽ lối sang đầu tư vào quả nhàu, nhiều người nói tôi “bị khùng” khi biết tôi chọn nhàu để khởi nghiệp.
  • Bắc Giang: Chi hội trưởng phụ nữ dân tộc thiểu số nhiệt huyết, năng động góp phần xây dựng phong trào phụ nữ phát triển

    Tại Hội thi Chi hội trưởng phụ nữ giỏi huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang lần thứ III năm 2022, chị Ngọc Thị Liên (32 tuổi, dân tộc Cao Lan), chi hội trưởng phụ nữ thôn Thượng, xã Long Sơn đã có phần thi thuyết phục ban giám khảo, xuất sắc giành giải Nhất và tiếp tục được chọn để tham gia Hội thi Chi hội trưởng phụ nữ giỏi tỉnh Bắc Giang lần thứ III.
  • Bình Định: Khởi nghiệp thành công với “Bột dinh dưỡng ngũ cốc Khánh Giang” đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

    Chị Phạm Thị Bích Kiều, sinh năm 1991, ở khu vực 3, phường Nhơn Phú, TP. Quy Nhơn luôn nung nấu ý tưởng về việc đưa dòng sản phẩm bột ngũ cốc dinh dưỡng đến với khách hàng trên khắp cả nước. Tuy sản phẩm “Bột ngũ cốc Khánh Giang” của chị mới hình thành được 3 năm và có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng với sự đam mê, quyết tâm không ngừng và sự giúp đỡ của Hội phụ nữ phường, thành phố, đến nay sản phẩm của chị đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2021.
  • Bắc Giang: Người vợ thương, bệnh binh vượt khó nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc

    Chị Trần Thị Tập, sinh năm 1955, hội viên phụ nữ thôn Cánh, xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang có chồng là thương binh 23%, bệnh binh 61%, sức khỏe yếu nên chị phải đứng ra gánh vác phần lớn công việc trong gia đình. Mặc dù vất vả nhưng chị vẫn luôn động viên anh cùng nhau cố gắng, nỗ lực vươn lên để lo cho cuộc sống gia đình và nuôi các con ăn học, khôn lớn thành người.
  • Quảng Nam: Nặng lòng với thổ cẩm truyền thống người Triêng

    Tại thôn Đắk Rế, xã La Dêê – một xã thuộc huyện vùng cao Nam Giang, nơi được xem có nghề thổ cẩm truyền thống lâu đời của người Triêng, có một người phụ nữ lớn tuổi hằng ngày vẫn đau đáu trong lòng gìn giữ nét văn hóa thổ cẩm của cha ông để lại.
  • Chi hội trưởng Phụ nữ là “điểm tựa” của phụ nữ nghèo

    Tuy mới đảm nhận vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Giồng Giữa được 2 năm, thế nhưng chị Nguyễn Thị Dung (xã Hiệp Thành, TP. Bạc Liêu) đã có nhiều đóng góp tích cực trong phong trào phụ nữ và là “điểm tựa” cho nhiều hội viên, phụ nữ nghèo.
  • HTX dịch vụ nông dược Núi Vần: Hướng đến sự tử tế trong sản xuất, chế biến

    "Trồng dược liệu phải trên đất đồi, đất rừng, tích tụ được nắng, gió và mưa của trời đất mới tạo nên dược tính sạch, an toàn...” - chị Lê Thị Thứ, Giám đốc HTX dịch vụ nông dược Núi Vần (Thanh Hóa) chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp của vợ chồng chị. Với chị, “khởi nghiệp phải hướng đến sự tử tế, nghĩa là sản phẩm phải sạch, an toàn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng”.
  • Nghị lực vượt khó của con gái liệt sĩ Nguyễn Quế

    Thiếu tình thương của cha từ nhỏ, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng bà Nguyễn Thị Tư Thục (SN 1967) - con gái duy nhất của liệt sĩ Nguyễn Quế vẫn nỗ lực đi bán vé số, nuôi 2 con ăn học nên người.
  • Nữ Giám đốc HTX nông nghiệp Kỳ Như với các món ăn chế biến từ cá thát lát "một lần ăn bao lần nhớ"

    Nhắc đến HTX Nông nghiệp Kỳ Như, ở ấp Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, ai cũng biết chị Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX đã đạt được thành công với những món ăn ngon được chế biến từ cá thát lát đạt chuẩn 4 sao luôn làm thực khách một lần ăn bao lần nhớ…
  • Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Đương: Tấm gương sáng cho con cháu, thế hệ trẻ noi theo

    Gắng vượt qua nỗi đau khi chồng và con trai đầu lần lượt hy sinh, Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Đương (quận 11, TPHCM) đã chăm sóc người con út trưởng thành. Hạnh phúc của Mẹ giờ đây là được thấy đất nước ngày càng phát triển và con cháu có công việc ổn định, thành công.
  • Bắc Giang: Chi hội trưởng phụ nữ thôn Trằm tận tâm với phong trào phụ nữ

    Chị Nguyễn Thị Ninh, chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn Trằm, xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là chi hội trưởng duy nhất, đại diện cho hơn 2 nghìn chi hội trưởng trong toàn tỉnh được vinh dự tham dự Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII.
  • Quảng Ngãi: Thu nhập 300 triệu đồng nhờ chăn nuôi gà

    Nắm bắt được nhu cầu của thị trường về gà thịt chất lượng cao, vợ chồng chị Phạm Thị Thuận, ngụ tại đội 2, thôn Phú Lộc, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh đã đầu tư trang trại chăn nuôi gà thả đồi thay vì phương pháp truyền thống nuôi nhốt trong chuồng. Mô hình này đã đem lại thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ năm cho gia đình chị.
  • Nữ doanh nhân giàu lòng nhân ái

    Chị Đào Ngọc Thủy - Giám đốc công ty cổ phần thương mại và xây dựng Hoàng Long thành phố Nam Định - ủy viên BCH Hội LHPN tỉnh Nam Định khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 là một nữ doanh nhân thành đạt, không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn giàu lòng nhân ái, có nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
  • Sơn La: Việc làm hay của cán bộ chi hội phụ nữ

    Năng động, nhiệt tình với công tác hội; gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương; năng động phát triển kinh tế gia đình, đó là những đức tính quý báu của các chị Chi hội trưởng, Chi hội phó Phụ nữ.
  • Chuyện về nữ điệp báo viên công an được truy tặng liệt sỹ sau 65 năm

    Bà Nguyễn Thị Tý là cán bộ điệp báo Công an quận Nam Sách (Hải Dương). Hoạt động trong lòng địch, bà dám hy sinh danh dự của người con gái tuổi đôi mươi, làm vợ tên sếp bốt Vạn Tải để giúp ta đánh thắng Đồn địch. 65 năm sau, liệt sĩ Nguyễn Thị Tý (tức Xề, Xứng) mới được minh oan và truy tặng Anh hùng liệt sỹ.
  • Bình Phước: Chị Trần Mạc Vân Anh với dự án MEDIFOOD.IO giúp người dân làm nông nghiệp hữu cơ

    Tốt nghiệp Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường đại học Hoa Sen (TP. Hồ Chí Minh), chị Trần Mạc Vân Anh, sinh năm 1994, hiện là hội viên phụ nữ khu phố 2, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước với dự án MEDIFOOD.IO không chỉ giúp người dân làm nông nghiệp hữu cơ mà còn đưa bánh cốm gạo- món quà quê đến với đông đảo người tiêu dùng
  • Bình Định: Hội viên phụ nữ mạnh dạn vay vốn để vươn lên thoát nghèo

    Trong những năm qua, phong trào phụ nữ vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi, góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong đó, có chị Nguyễn Thị Tâm, hội viên phụ nữ thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn. Bằng sự cần cù, chịu khó, chị đã chăm chỉ làm ăn phát triển kinh tế gia đình, nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
  • Quảng Trị: Cuộc sống của phụ nữ bản Chùa ngày một thay đổi nhờ sự nỗ lực, cố gắng của chi hội trưởng Hồ Thị Bê

    Bản Chùa, xã Cam Tuyền là bản đồng bào dân tộc Vân Kiều duy nhất ở huyện Cam Lộ. Những năm qua, người dân nơi đây đã tích cực chịu khó làm ăn, thay đổi tập quán canh tác trước đây sang đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đời sống ngày càng được nâng lên, nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên khá giả. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của chi hội trưởng phụ nữ bản Chùa Hồ Thị Bê.
  • Sơn La: Nữ Bí thư chi bộ bản nỗ lực xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho bà con địa phương

    Gần dân, hiểu dân, tận tâm, trách nhiệm là những lời mà người dân bản Huổi Ná, xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai thường nói về người Bí thư chi bộ Điêu Thị Hằng. Không chỉ hoàn thành trọng trách được giao mà trong mọi hoạt động xã hội, chị luôn tích cực tham gia để nêu gương cho bà con dân bản làm theo; phát huy tính tiên phong, gương mẫu của người cán bộ đảng viên trẻ trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
  • Lâm Đồng: Gương phụ nữ “Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ đổi mới

    Chị Lê Thị Mai, chi hội trưởng phụ nữ thôn Tầm Xá, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là một trong những gương mặt tiêu biểu về lao động giỏi, sáng tạo và vươn lên làm kinh tế giỏi trong thời kỳ đổi mới.
  • Bình Phước: Nữ trưởng ấp nữ năng động, nhiệt tình công tác xã hội và phong trào địa phương

    Chị Lê Thị Thu là hội viên phụ nữ sinh hoạt tại chi hội ấp Quản Lợi A, xã Tân Lợi, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước là người có tính cách năng động, hoạt bát, được nhiều người yêu mến, tín nhiệm và bầu làm Trưởng ấp.
  • Hà Giang: Cô giáo tiểu học nỗ lực vì sự nghiệp trồng người

    Cô giáo Hà Thị Hiếu, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A, trường Tiểu học thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang là giáo viên dạy giỏi về chuyên môn, luôn dành tâm huyết chăm lo đến sự phát triển của học sinh về thể chất và đạo đức. Chính điều đó đã giúp cô đạt được nhiều thành tích trong quá trình giảng dạy và cùng tập thể nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, nỗ lực đóng góp vào sự nghiệp trồng người.
  • Nữ chủ xưởng may nhân hậu giúp đỡ người khuyết tật học nghề, có việc làm ổn định

    Chị Cao Thị Luyện, Trưởng thôn, Chủ xưởng may thôn Quý Thịnh, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy là một người nhiệt huyết, giỏi giang và có tấm lòng nhân hậu
  • Noi gương Bác “Tuổi cao, chí càng cao”

    Cô Trung Mỹ là hội viên phụ nữ khu phố 7, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, tuy đã nhiều tuổi nhưng cô vẫn tham gia và kiêm nhiệm nhiều vai trò tại các CLB, nhóm Aerobic, nhóm Dưỡng sinh Lâm Văn Bền, nhóm Thiện Tâm tự nguyện…
  • Người phụ nữ lặng thầm trao sự sống

    Chị Đỗ Thị Tuyết, hội viên phụ nữ ấp Tiền Lân 1, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh là một tấm gương điển hình trong tham gia hiến máu tình nguyện tại địa phương.
  • Dì Năm Vạn - người gắn bó cả cuộc đời mình với công tác phụ nữ

    Nhiều người vẫn quen gọi bà Lê Thị Huệ bằng cách xưng hô trìu mến: Má Năm, cô Năm Vạn, dì Năm Vạn… bởi sự gần gũi, giản dị của bà. Cả cuộc đời bà đã dành trọn cho sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của quê hương Đồng Tháp.
  • Quảng Ngãi: Những nữ chiến sĩ không ngại khó xung phong về cơ sở

    So với nam giới, nữ công an có những khó khăn riêng, đặc biệt là với đặc thù thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở. Thế nhưng, với tinh thần vượt khó, tất cả “vì dân phục vụ”, họ đang dần khẳng định mình trong môi trường mới…
  • Vận động viên trẻ Hoàng Thị Trà My: Thành công đến từ đam mê

    Vẻ ngoài mảnh khảnh nhưng toát lên sự rắn rỏi, nếu không từ những thành tích của mình, ít ai biết cô gái Hoàng Thị Trà My (sinh năm 2003) là vận động viên (VĐV) của đội tuyển Kickboxing, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao (HL&TĐ) tỉnh Lang Sơn. Mới 19 tuổi nhưng My đã có 8 năm tham gia thi đấu đạt giải ở các giải Kick boxing khu vực và toàn quốc.
  • Quảng Ngãi: Chị Đào Thị Vân làm giàu từ nghề ươm keo giống

    Từ năm 2016 đến nay, vườn ươm keo giống của chị Đào Thị Vân ở xóm 3, thôn Hưng Nhượng Nam, xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều hộ trồng rừng trong và ngoài huyện đến tham quan, học hỏi. Nhờ mạnh dạn đầu tư, mở rộng vườn ươm, chị Vân đã làm giàu cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương từ nghề ươm keo giống.
  • Mẹ đơn thân làm giàu từ ẩm thực Đà Nẵng

    Từng khởi nghiệp thất bại với số vốn lớn và phải làm lại từ đầu với số vốn ít ỏi, chị Nguyễn Thị Bảy Tám (SN 1978) đã thỏa mãn ước mơ của mình với ngành ẩm thực. Sau nhiều nỗ lực, Ẩm thực An Phúc của chị đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân Cẩm Lệ, Đà Nẵng và nhiều du khách.
  • Hòa Bình: Chi hội trưởng phụ nữ học tập và làm theo Bác Hồ

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ, mỗi ngày, bà Đỗ Thị Nhung, chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu 6, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) luôn cần mẫn, trách nhiệm trong từng lời nói, việc làm.
  • Người phụ nữ khuyết tật gieo mầm yêu thương tới cộng đồng

    Làm quen, thích ứng với cuộc sống của người khuyết tật, bằng nghị lực và sự lạc quan của mình, chị Lương Thị Minh Nguyệt đã tìm ra được tìm lối đi cho cuộc đời mình và những người cùng cảnh ngộ.
  • Nâng tầm sản phẩm cho cá Thát lát Hậu Giang

    Chị Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Kỳ Như, ấp Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang luôn mạnh dạn, tiên phong trong ứng dụng công nghệ, không ngừng nâng tầm, nâng cao giá trị để sản phẩm từ con cá Thát lát - đặc sản Hậu Giang có cơ hội “bơi” xa.
  • Chủ tịch Hội LHPN xã - Nữ đại biểu dân cử được tín nhiệm, tin yêu

    Chị Nguyễn Thị Hồng Vân - Chủ tịch Hội LHPN xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình không chỉ là một cán bộ Hội trẻ tuổi, năng động mà còn là nữ đại biểu dân cử được nhân dân, phụ nữ ở địa phương tín nhiệm, tin yêu.
  • Tấm lòng của Chi hội trưởng phụ nữ

    Hơn 10 năm gắn bó với công tác Hội Phụ nữ ở Tổ dân phố 5C (thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh), bà Đoàn Thị Mạnh được cấp trên tin tưởng, hội viên yêu mến bởi sự nhiệt thành, chân chất, ra sức giúp đỡ những mảnh đời khó khăn từ tận đáy lòng mình.
  • Bạc Liêu: Nữ đại úy cảnh sát giao thông học Bác từ những điều giản dị

    Hơn 10 năm vào ngành và là cán bộ Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an huyện Hòa Bình, Đại úy Nguyễn Thị Kim Ngân luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao bằng sự nhiệt huyết, năng động, trách nhiệm. Đại úy Ngân tâm niệm, học và làm theo Bác từ những việc nhỏ nhất, phù hợp với chuyên môn, trong từng việc làm phải chú ý đến lợi ích của tập thể và Nhân dân.
  • Đắk Lắk: Thu nhập 500 triệu đồng mỗi năm từ phát triển kinh tế trang trại

    Thời gian qua, nhiều hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuât, qua đó đã mang lại hiệu quả kinh tế. Điển hình trong đó là trang trại của chị Trần Thị Thanh, sinh năm 1985, ngụ tại xã Cư Pui, huyện Krông Bông.
  • Sự nỗ lực vươn lên của đôi vợ chồng khuyết tật

    Tình yêu của vợ chồng chị Nguyễn Thị Mỹ Hương, 34 tuổi, và anh Nguyễn Minh Trung, 38 tuổi, nảy mầm sau cuộc gặp gỡ khi cả hai còn rất trẻ. Họ đã cùng nhau đi qua nhiều biến cố và đang từng ngày nỗ lực vun vén hạnh phúc gia đình.
  • Bà chủ nhãn hiệu “Tinh dầu tràm xứ Nẫu": Luôn đặt chữ tín, chất lượng lên hàng đầu để đứng vững trên thị trường

    Bắt đầu từ công việc làm thêm là bán hàng online sau những giờ làm việc tại Trung tâm y tế huyện Tây Sơn, chị Huỳnh Thị Thúy Hằng, sinh năm 1986 đã quyết định khởi nghiệp và thành công với mô hình chưng cất tinh dầu tràm mang nhãn hiệu “Tinh dầu tràm Xứ Nẫu”.
  • Đường về của người phụ nữ hoàn lương

    Chị Trần Thị Hồng, sinh năm 1978, tại thôn Tân Thuận, xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức là một minh chứng cho những cánh chim lầm lỡ làm lại cuộc đời, thay đổi cuộc đời bằng chính khả năng và nghị lực của bản thân. Từ trong lầm lỗi, chị đã kiên cường vượt qua số phận, cố gắng, nỗ lực thật nhiều với đôi bàn tay cần mẫn và sức sáng tạo trong phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
  • Đắk Lắk: Gương điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu chính đáng

    Chị Phạm Thị Hà, sinh năm 1982, ngụ tại tổ dân phố 3A, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar được biết đến là một hội viên phụ nữ đảm đang, tháo vát, nhiệt tình trong các hoạt động của Hội; đồng thời là một tấm gương sáng trong việc phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên chính mảnh đất quê hương.
  • Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Bạch Thông gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế

    Chị Ngôn Thị Chanh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bạch Thông là một đảng viên, cán bộ Hội gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế tổng hợp vườn, ao, chuồng, rừng, tạo động lực và niềm tin cho phụ nữ dân tộc thiểu số noi theo.
  • Hà Giang: Những tấm gương phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

    - Chi hội trưởng phụ nữ nhiệt tình trong công tác Hội và làm kinh tế giỏi - Chị Cháng Thị Sen, Phó Bí thư Đoàn xã nhiệt tình, nỗ lực phát triển kinh tế gia đình
  • Bình Định: Chị Phụng khởi nghiệp trồng nấm bào ngư trên miền đất cát biển

    Sau một lần về thăm người chú ở huyện An Nhơn, chị Nguyễn Thị Phụng, sinh năm 1982 ở thôn Nhơn Phước, xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn biết về mô hình trồng nấm bào ngư tại nhà, nhận thấy việc trồng nấm có thể phát triển kinh tế và đem lại thu nhập, chị quyết tâm đầu tư làm trang trại nấm bào ngư để phát triển kinh tế gia đình.
  • Quảng Ngãi: Người phụ nữ hơn 20 năm lưu giữ hương vị bánh quê

    Quán bánh bèo của bà Võ Thị Lợi (65 tuổi) ở thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi nằm trong con hẻm nhỏ gần khu vực trung tâm xã đã đỏ lửa hơn 20 năm. Người dân nơi đây quen gọi bà bằng cái tên thân mật “bánh bèo bà Lợi”. Bà được nhiều người biết đến không chỉ bởi sự gần gũi, dễ mến, chân chất của người phụ nữ miền Trung mà còn nhờ vào hương vị đặc trưng của món bánh bèo xứ Quảng.
  • Khởi nghiệp với dầu gội, sữa tắm thảo dược

    Hiện nay, nhiều người bị tình trạng rụng tóc vì những tác động của tâm lý, sức khỏe, dịch bệnh Covid-19, dẫn tới xu hướng khách hàng quan tâm nhiều về các loại dầu gội, sữa tắm thảo dược. Đây là cơ hội cho những người yêu thiên nhiên như chị Dương Thị Thu Dung ở phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
  • Những nữ điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân Bảo vệ An ninh Tổ quốc

    Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống lực lượng xây dựng phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc (16/6/1967-16/6/2022), Cục Xây dựng phong trào Bảo vệ An ninh Tổ quốc - Bộ Công An đã ban hành Đặc San về “Mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân Bảo vệ An ninh Tổ quốc”, trong đó nhiều nữ điển hình tiên tiến đã được nêu gương.
  • Người phụ nữ góp phần “giữ hồn” nghề thêu thổ cẩm của đồng bào Dao

    Bà Phàn Pà Mẩy (76 tuổi) xã Tà Phìn, thị xã Sa Pa đã gắn bó hơn 20 năm với nghề may sản phẩm thổ cẩm của người Dao ở chợ thị xã Sa Pa. Bằng đường kim mũi chỉ, bà Mẩy cùng những người phụ nữ nơi đây đang dệt nên ấm no, hạnh phúc.

PHỤ NỮ TIÊU BIỂU

CÁN BỘ HỘI

PHỤ NỮ THẾ GIỚI

PHỤ NỮ TRONG LỊCH SỬ

Video