Biến hạt mắc ca khô cứng thành dòng sữa ngọt bùi

02/01/2021
Đó là là chị Tôn Nữ Ngọc Như, chủ cơ sở sản xuất mắc ca Như Ý nổi tiếng tại xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức (Đắk Nông).
Chị Như rất vui mừng vì sữa mắc ca đã được chế biến thành công

Mặc dù hạt mắc ca có nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe nhưng lâu nay chỉ được sấy khô rồi đóng gói xuất bán. Sản phẩm này dù rất có giá trị nhưng chỉ phù hợp với độ tuổi trưởng thành vì nó khá cứng.

Muốn có sự đột phá và đưa sản phẩm mắc ca của người dân Tuy Đức trở nên phóng phú và đa dạng, chị Như quyết tâm chế biến hạt mắc ca thành thức uống để phục vụ cho những người già và trẻ em.

Nói là bắt tay vào làm, chị Như đã mua cả hệ thống máy móc, dây chuyền để chế biến hạt mắc ca thành sản phẩm sữa.

Sau một thời gian thử nghiệm, sản phẩm sữa mắc ca của chị Như cũng ra đời. Ưu việt của sản phẩm này là không sử dụng các chất phụ gia và hoàn toàn nguyên chất, được người sử dụng đánh giá cao.

Được biết, dù đã chế tạo ra sản phẩm sữa thành công nhưng sữa mắc ca vẫn chưa được phân phối rộng rãi vì đây là thức uống nguyên chất, không sử dụng các loại phụ gia, chất bảo quản nên thời hạn sử dụng khá ngắn. Hiện nay, chị Như sẽ tiếp tục nghiên cứu cách bảo quản sản phẩm một cách lâu dài để phân phối sản phẩm ra thị trường trong thời gian sớm nhất.

Bà Phạm Thị Phượng (áo trắng), Trưởng  Phòng NN&PTNT huyện Tuy Đức trao đổi với PV.

Trao đổi với PV, bà Pham Thị Phượng, Trưởng  Phòng NN&PTNT huyện Tuy Đức cho biết, huyện Tuy Đức hiện có trên 1000 ha mắc ca. Khi biết tin trên địa bàn có người dân nghiên cứu, chế biến thành sữa mắc ca chúng tôi rất vui mừng và hết sức ủng hộ.

“Biến hạt mắc ca thành sữa đã mở ra một hướng đi mới cho sản phẩm nông nghiệp của huyện Tuy Đức. Chúng tôi hi vọng sản phẩm sữa mắc ca sẽ trở thành một đặc sản mới cho vùng đất Tuy Đức”, bà Phượng cho hay.

Chị Trần Thị Tú Tiên (huyện Tuy Đức) cho biết, vùng đất mà chúng tôi đang định cư mỗi ngày một phát triển, hạt mắc ca cũng là nguồn sống của nhiều hộ gia đình ở địa phương.

“Khi nghe có người chế biến được sữa mắc ca chúng tôi rất phấn khởi và hi vọng rằng đây là một hướng đi mới cho đầu ra của hạt mắc ca, từ đó người nông dân được hưởng lợi rất nhiều”, chị Tiên bày tỏ.

Còn bác Nguyễn Văn Thanh (65 tuổi), trú tại trung tâm huyện Tuy Đức chia sẻ, hạt mắc ca cứng chỉ phù hợp với lứa tuổi trẻ còn người già như bác thì răng yếu, không thể sử dụng.

“Tôi nghe thông tin đã có người chế biến hạt mắc thành dạng sữa nên đã tìm mua đưa về sử dụng. Khi sử dụng sản phẩm mới do người trong vùng sản xuất tôi thấy chất lượng rất tốt và sẽ sử dụng sản phẩm này lâu dài”.

Về phần chị Như, ước muốn của chị không chỉ chế biến hạt mắc ca thành sữa mà còn mong muốn tạo thêm sản phẩm mới từ hạt mắc ca, đó là sản phẩm kẹo từ hạt mắc ca.

Nếu sản phẩm kẹo được làm ra từ hạt mắc ca thì đây là một niềm vui vô bờ bến của người dân trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức cũng như nhiều vùng khác trong tỉnh Đắk Nông. Một hướng mở mới cho người nông dân tại địa phương này.

infonet.vietnamnet.vn

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video