Các bước nhỏ và những mục tiêu lớn: Kinh nghiệm từ 2 quốc gia tiến gần đến Mục tiêu Thiên niên kỷ 4 và 5 của LHQ.

28/12/2010
MANILA, 21 tháng 12, 2010—Các vấn đề phức tạp đôi khi có thể được giải quyết bằng các giải pháp đơn giản. Đối với sức khỏe bà mẹ và trẻ em, một số tiến bộ quan trọng đã đạt được ở Việt Nam nhờ bổ sung hằng tuần các vi chất sắt và A xít Folic, và ở Philippin thì bằng việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Trong tiến trình này, cả hai quốc gia đã tiến thêm một bước gần hơn đến Mục tiêu Phát triển TNK (MDG) 4, kêu gọi giảm 2/3 tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn từ 1990-2015, và MDG 5- giảm ¾ tỷ lệ tử vong bà mẹ.

 Việt Nam: Đề phòng thiếu máu cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

 

Ở một nước đang phát triển như Việt Nam, trẻ em và các phụ nữ trẻ thường hay bị thiếu vi chất sắt và A xít folic (Vitamin B), dẫn đến thiếu máu và nguy cơ tử vong ngày càng cao. Ngoài ra, các hệ lụy do bệnh thiếu máu đối với sự phát triển nhận thức và thể chất của trẻ em và đối với năng suất lao động của người lớn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ.

 

Một giải pháp đơn giản là cung cấp một hàm lượng theo định kỳ các vi chất sắt và A xít Folic cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Thực tế cho thấy rằng đó là một can thiệp vô cùng tuyệt vời, nhất là ở những nơi phụ nữ chưa được tiếp cận với các thực phẩm bổ dưỡng hay các món ăn có hàm lượng sắt sinh học cao.

Năm 1998, Văn phòng WHO tại Tây Thái bình dương đã triển khai dự án “bổ sung sắt và Axít folic hằng tuần”. Dự án đã làm điểm tại 4 nước thành viên: Căm-pu-chia, Lào, Philippin và Việt nam.

Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện chương trình phòng bệnh thiếu máu cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ này, bằng việc dùng đơn thuốc theo dự án cùng với xổ giun mỗi năm 2 lần. Dự án đã được làm điểm tại huyện Than Uyên- Lai Châu vào những năm cuối thập kỷ 90. Một dự án tương tự được triển khai tại huyện Yên Bình và Trấn Yên tỉnh Yên Bái năm 2006, đã thu hút 50.000 phụ nữ tuổi từ 15 -45 tham gia.

Năm 2008, dự án này đã được mở rộng ra toàn tỉnh và con số thành viên lên tới 250.000 người. Các phương án nhân rộng dự án từ cấp tỉnh lên toàn quốc đang trong giai đoạn đàm phán.

Nhờ có chương trình này, tình trạng thiếu máu đã giảm từ 37,5% xuống còn 18 % và số người bị giun sán giảm từ 78,2% xuống còn 12%, theo Báo cáo đánh giá tháng 11/2010, sau gần 5 năm thực hiện dự án. Trọng lượng trẻ sơ sinh đã tăng khoảng 130 g. WHO đang hỗ trợ tỉnh Yên Bái trong việc bảo đảm cung cấp đầy đủ lượng sắt và A xít folic và tìm mọi cách để mở rộng chương trình.

Philippin: Một cú huých đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ

 

Một cuộc điều tra nhân khẩu học về Y tế thực hiện năm 2003 đã làm nêu bật tỷ lệ thấp đến mức báo động về việc nuôi con bằng sữa mẹ ở Philippin. Những chuyển biến khả quan chỉ có đượcsau khi UNICEF và WHO triển khai Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh (IYCF). Để hưởng ứng chiến lược này. Để cải thiện tình hình theo khảo sát trên, Philippin đã đưa ra một chính sách quốc gia về IYCF và một kế hoạch hành động quốc gia 5 năm nhằm định hướng chiến lược cho việc cải thiện tình hình nuôi con bằng sữa mẹ ở nước này.

Trong số những sáng kiến tiếp theo phải kể đến Dự án “Những chăm sóc cần thiết đối với trẻ sơ sinh” (ENC) với khẩu hiệu “Sự ôm ấp đầu tiên”, dự án khuyến khích mối quan hệ “mẫu tử tình thâm” sớm giữa mẹ và con và không tách trẻ mới sinh khỏi người mẹ để tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ. Tỷ lệ cho con bú sưã mẹ tuyệt đối trong suốt 28 ngày đầu ở bệnh viện làm điểm là nhiều gấp đôi so với tỷ lệ trung bình ở các bệnh viện thường.

Việc giám sát hỗ trợ đối với IYCF đã được tăng cường ở các trung tâm y tế, thông qua các cuộc viếng thăm định kỳ của các điều phối viên cấp quốc gia và khu vực. Các chỉ số chính của IYCF đã được đưa vào Công cụ Giám sát toàn diện về tỷ lệ trẻ sinh ra khỏe mạnh.

 

Những tiến bộ là rất đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Các lĩnh vực quan tâm khác bao gồm:

  • Thực hiện chăm sóc trẻ sơ sinh ENC tại các bệnh viện để tăng tỷ lệ cho con bú ngay trong giờ đầu sau khi sinh.
  • Phấn đấu có 1 triệu phụ nữ mang thai được truyên truyền về ENC lồng ghép trong các chương trình quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
  • Thực hiện triệt để Đạo luật Nuôi con bằng sữa mẹ (the Expanded Rooming-In Act), bao gồm toàn bộ các điều khoản như nghỉ cho con bú và hỗ trợ đối với nữ lao động.
  • Đưa IYCF vào chương trình giảng dạy cho tất cả cán bộ nhân viên ngành y; và
  • Đẩy mạnh thực hiện, kiểm tra giám sát và báo cáo về những vi phạm Bộ luật về sữa, điều chỉnh việc tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Số liệu quốc gia mới nhất (2008) cho thấy rằng tỷ lệ cho con bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời vẫn giữ ở mức 34% và tỷ lệ bà mẹ cho con bú lần đầu trong giờ đầu sinh con ra cũng vẫn dừng ở mức 54%. Các con số này tuy không ấn tượng cho lắm nhưng cho thấy xu hướng giảm cho con bú trước đây có dấu hiệu đổi chiều.

 

Theo Văn phòng WHO tại Philippin 

Lương Thành dịch

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video