Chi Hội Khu La-ủ (Phú Bình - Tân Phú): nơi chị em dân tộc thiểu số giúp nhau sống tốt

06/11/2007
Đồng Nai được Trung ương Hội chọn làm điểm triển khai thực hiện xây dựng mô hình tập hợp phụ nữ dân tộc thiểu số và tôn giáo vào tổ chức Hội LHPN. Trong những năm qua, các cấp Hội xây dựng nhiều mô hình thiết thực nhằm mục đích hỗ trợ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.


Khu La-ủ l
à một ấp thuộc vùng sâu, vùng xa của xã Phú Bình - huyện Tân Phú. Hiện ấp có tổng số 104 hội với 542 khẩu, có 290 nữ, số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là 177. Bà con dân tộc sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Khó khăn của chị em phụ nữ dân tộc ở đây là đời sống còn nhiều vất vả, đa số sống bằng nghề nông, một số chị đi rẫy xa thường xuyên vắng nhà không có điều kiện chăm sóc gia đình. Chị em chưa quen với nghề phụ để tăng thu nhập trong những ngày nông nhàn rỗi giúp phát triển kinh tế gia đình. Từ hạn chế về kinh tế ở nơi vùng sâu, vùng xa đến hạn chế về trình độ nhận thức đối với các vấn đề xã hội khiến cho đời sống của chị em trong ấp vẫn còn nhiều cực nhọc và khó khăn.

Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các cơ quan, đoàn thể, Hội LHPN xã từng bước củng cố nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác người dân tộc. Luôn tạo mọi điều kiện để đồng bào dân tộc nói chung và phụ nữ dân tộc nói riêng được bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ, Hội thường quan tâm tới các chính sách ưu tiên về học tập, khám chữa bệnh, xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ dân trí.

Cho đến nay, Chi hội Phụ nữ ấp Khu La-ủ đã xây dựng được các mô hình tập hợp phụ nữ như: thành lập 1 tổ phụ nữ đăng ký không có con em phạm tội và tệ nạn xã hội, trong đó có 12 thành viên tham gia; 1 tổ phụ nữ tiết kiệm vay vốn Ngân hàng Chính sách – Xã hội có 31 hộ với số vốn vay là 186 triệu đồng phục vụ nhu cầu sản xuất và chăn nuôi bò, dê; 1 tổ gia công bóc tách vỏ lụa hạt điều có 10 thành viên; đặc biệt là xây dựng được 1 Câu lạc bộ gia đình dân tộc hạnh phúc có 28 hộ tham gia. Chị Ka Cải cho biết, việc xây dựng các mô hình và tổ chức hoạt động đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Cụ thể, Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc đã cùng giúp nhau sống tốt, hỗ trợ nhau sản xuất như xoay vòng, đổi công, hỗ trợ giống lúa. Vận động cho con em đến tuổi ra lớp. Đặc biệt là Câu lạc bộ còn giúp các phụ nữ làm quen với các nghề phụ để tăng thêm thu nhập. Tổ phụ nữ nghèo vay vốn Ngân hàng Chính sách – Xã hội đã giúp các hộ gia đình có vốn chăn nuôi, sản xuất. Hội vận động các chị tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây lúa, cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cách chăn nuôi bò, dê…  Từ những hoạt động của Hội, cùng với sự quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã góp phần giúp chị em từng bước thay đổi nhận thức, tích cực tham gia các cuộc sinh hoạt chi, tổ Hội. Số chị em tham gia vào Hội ngày càng tăng, năm 2006 có 91 hội viên, đến nay đã phát triển thêm 86 hội viên.

Nhờ công tác vận động tập hợp phụ nữ dân tộc ở Khu La-ủ đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực: góp phần phát triển kinh tế gia đình, ổn định an ninh trật tự tại khu, ấp; qua đó, từng bước tạo sự bình đẳng, tiến bộ, phát huy vai trò, vị trí xã hội của chị em phụ nữ dân tộc.

Thanh Lê
Báo Đồng Nai

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video