Hành động vì cuộc sống: Tiến tới một thế giới không có bệnh lao

30/03/2006
Ngày 2413 năm 1882 tại Beclin khi Bs.Robert Koch công bố khám phá của ông về trực khuẩn lao, bệnh lao đã hoành hành dữ độ ở cả châu Âu và châu Mỹ, giết hại đồng bào với tỷ lệ cứ 7 người có 1 người chết vì bệnh lao. R.Koch đã mở đường cho căn bệnh đáng sợ này.

Nhưng quá trình thực hiện, dù chỉ là một phần nhỏ của việc thanh toán bệnh lao đã diễn ra hết sức chậm chạp. Các thuốc chống lao có hiệu quả chỉ mới ra đời sau năm 1950 và việc điều trị có hiệu quả chưa phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Từ năm 1882 đến nay đã có ít nhất200 triệu người bị chết vì lao. Bệnh lao không chỉ cướp đi sinh mệnh của những người bình thường mà còn cướp đi sinh mệnh của cả những người nổi tiếng trên thế giới như Browing, Chopin. Năm 1982 nhân kỷ niệm 100 năm tìm ra vi trùng lao của R.Koch, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng với Hiệp hội Bài lao và Bệnh phổi quốc tế đã tài trợ, tổ chức Ngày Chống lao Thế giới lần đầu tiên để kêu gọi sự quan tâm của nhân dân đối với căn bệnh này. Gần đây nhất, sự tái quan tâm của toàn thế giới về bệnh lao, Ngày Chống lao Thế giới đã trở thành một sự kiện sức khoẻ quốc tế quan trọng.

 

Năm 1998, lần đầu tiên ngày 24/3 được xem là ngày chính thức của LHQ. Nhưng Ngày Chống lao Thế giới không phải là ngày lễ để ăn mừng.

 

Kẻ giết người mạnh nhất trong lịch sử nhân loại vẫn đang hoành hành mặc dù các biện pháp chuẩn đoán và điều trị hữu hiệu đã có. Ở Việt nam, bệnh lao vẫn là một vấn đề trầm trọng về mặt y tế và xã hội. Ước tính hàng năm ở nước ta có thêm 154 nghìn bệnh nhân lao mới các thể (tương đương với 192 bệnh nhân/100.000 dân). Trong số đó có khoảng 69.000 bệnh nhân lao phổi có vi trùng lao trong đờm là nguồn lây trong cộng đồng. Gần 60% số bệnh nhân lao ở lứa tuổi từ 15 - 55, là độ tuổi đang làm ra nhiều của cải vật chất cho gia đình và xã hội, và hàng năm số bệnh nhân mắc lao bị tử vong ước tính tới hai chục nghìn người. Việt Nam là 1 trong 4 nước ở khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ mắc lao mới cao nhất sau Trung Quốc, Philippin và Cămpuchia, và là nước thứ 12 trong số 23 nước trên thế giới có tỷ lệ mắc lao cao.

 

Bệnh lao là bệnh giết chết phụ nữ nhiều hơn bất cứ các nguyên nhân khác cộng lại. Có 9% tử vong của phụ nữ ở lứa tuổi từ 15-44 là do lao, trong khi đó số phụ nữ chết do chiến tranh chỉ chiếm có 4%, chết do HIV là 3% và do tim là 3%.

 

Ở một số khu vực trên thế giới và ở Việt Nam, phụ nữ đã và đang dẫn dầu các phong trào phòng chống bệnh lao. Trong nhiều năm qua, vì quyền lợi của phụ nữ và sức khoẻ cộng đồng, các cấp Hội phụ nữ trong cả nước đã có nhiều hình thức hoạt động, nổi bật nhất là trong tổ chức các hoạt động truyền thông, cung cấp kiến thức phòng chống bệnh lao cho người dân tại các địa phương. Các buổi truyền thông tại cơ sở, những cuộc thi tuyên truyền viên , bài dự thi tìm hiểu về bệnh lao trong các tầng lớp phụ nữ. . . đã được tiến hành với sự tham gia nhiệt tình của cán bộ và hội viên phụ nữ. Bên cạnh đó đã có không ít những tấm gương cán bộ hội phụ nữ tận tụy tích cực trong cuộc chiến phòng chốnglao đã góp phần cùng với ngành Y tế ngăn chặn và đẩy lùi bệnh lao ra khỏi đời sống cộng đồng.

 

Vào cuối tháng 1/2006, Stp TB Parnership (Hiệp hội các đối tác ngăn chặn bệnh lao) sẽ công bố Kế hoạch ngăn chặn bệnh lao toàn cầu trong giai đoạn 2006 -2015. Kế hoạch sẽ đưa ra những hành động cần thiết để tác động vào gánh nặng bệnh lao trên toàn cầu phù hợp với các mục tiêu Thiên niên kỷ, để đạt được mục đích là giảm một nửa số người chết và mắc bệnh lao vào năm 2015, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn bệnh lao vào năm 2050.

 

Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch ngăn chặn bệnh lao toàn cầu giai đoạn 2006 – 2015, vì vậy cần có các biện pháp mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh Chương trình phòng chống bệnh lao ở các quốc gia ngay từ đầu năm, nhất là trong dịp ngày Thế giới Chống lao 24/3.

 

Chủ đề trọng tâm của ngày Chống Lao thế giới 24/3/2006 được xây dựng từ chiến lược huy động sự ủng hộ của Kế hoạch Toàn cầu, các thông điệp chủ chốt, các điểm hành động và sử dụng tít: "Hành động vì cuộc sống: Tiến tới một thế giới không có bệnh lao"- Chủ đề này là sự kêu gọi hành động. Đối với các đối tác trong nước và trên toàn thế giới, hành động là sự đầu tư đối với tất cả các nước, hành động để thực thi đầy đủ các hoạt đống được đề ra trong Kế hoạch và huy động đủ các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm thực hiện các hoạt động đề ra trong kế hoạch. Về phía xã hội đòi hỏi được tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh lao có chất lượng, về phía cộng đồng thông qua các tổ chức và các đoàn thể xã hội cần giúp đỡ bệnh nhân lao, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn./.

Hạnh Sâm
Bài có sử dụng tài liệu của Chương trình Chông lao Quốc gia

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video