Hãy tránh ăn thực phẩm thừa, thực phẩm chưa chế biến!

02/12/2010
Các loại thịt, cá

Không giống như thịt bò có thể ăn tái hay chín tới, thịt lợn chỉ an toàn khi nấu chín hoàn toàn, nhất là món B.B.Q. Thịt lợn nấu không chín có thể bị các siêu ký sinh trùng mang tên giun xoắn thâm nhập vào cơ thể. Chúng là những con sán rất nhỏ có thể chui vào các cơ, thâm chí cả cơ mí mắt, cơ tim v.v… và gây nguy hiểm không chỉ cho sức khỏe mà còn nguy hại đến tính mạng. Việc ăn gỏi (ăn sống) các loài hải sản, như hàu, trai, tôm, cá… cũng có thể bị nhiễm khuẩn, như khuẩn salmonella. Bệnh Salmonella là bệnh do nhiễm khuẩn có tên gọi là Salmonella. Hầu hết các trường hợp bệnh nhiễm khuẩn Salmonella xảy ra sau khi ăn thức ăn có vi khuẩn (do không nấu kỹ hoặc ăn sống) hoặc đôi khi sau khi tiếp xúc với người khác bị bệnh này. Ngoài ra bạn có thể bị viêm gan do ăn gỏi.

Việc cất giữ, sử dụng thức ăn không hợp vệ sinh (có thể nói là tất cả chúng ta) có thể làm hỏng thức ăn và gây nhiễm khuẩn tụ cầu,nhiễm khuẩn E. coli, Shigella (từ phân thải ra hay ô nhiễm nguồn nước), dẫn đến mắc một số bệnh như dịch tả, nôn mửa, các chứng đau bụng.Thậm chí ngay cả cơm thừa, nếu không cho vào tủ lạnh và nếu bị đậy nắp kín trong môi trường ấm nóng có thể tạo điều kiện cho khuẩn hình que sinh sôi, nảy nởvà sản sinh ra các toxin độc tố trong cơm bị phân rã. Cơm tốt nhất chỉ nên cất giữ trong vòng 24 – 48 tiếng. Khi cơm bị ướt lấp nhấp hay bị dính, và/hoặc có mùi thì phải bỏ đi.


Món bỏng ngô làm bằng lò vi sóng

Một nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Califonia, bang Los Angeles cho hay rằng, các hóa chất (một trong số đó là a xít perfluorooctanoic PFOA) có ở mặt trong lớp lót túi đựng có thể là một thủ phạm gây chậm phát triển cho con người. Những phát hiện cũng cho biết rằng, các hóa chất khi gặp nhiệt độ cao sẽ bay hơi và thấm vào bỏng ngô và có thể gây ung thư gan, lá lách và tinh hoàn vì chúng tích tụ trong cơ thể chúng ta cho đến lúc đủ độ gây hại vào vài năm sau đó. Các nhà sản xuất như Dupont, đã cam kết loại bỏ PFTA đến năm 2015 theo kế hoạch tự nguyện của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa kỳ (US EPA). Trong khi chờ đợi, bạn hãy tự làm lấy bỏng ngô bằng chảo rang nhà mình nhé!


Cà chua đóng hộp

Bisphenol-A (BPA), một loại estrogen tổng hợp, có trong lớp tráng nhựa của hộp thiếc có thể thấm vào cà chua do tính chất a xít của loại quả này. BPA đã phát hiện là có liên quan đến các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và hạn chế sản xuất tinh trùng và cũng gây hại cho nhiễm sắc thể.

Thịt bò nuôi bằng ngô

Vỗ béo gia súc vì lợi nhuận, các chủ trang trại cho gia súc ăn ngô và đậu nành. Một nghiên cứu toàn diện mới được Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ và Trường Đại học Clemens thực hiện đã phát hiện ra rằng “So với thịt bò nuôi bằng ngô, thì thịt bò nuôi bằng cỏ có có hàm lượng các chất sau đây cao hơn: Carotin Beta, Vitamin E, Omega 3, A xít linoleic tiếp hợp, can xi, ma-giê và ka li; nhưng có hàm lượng Omega 6 và các chất béo bão hòa thấp hơn. Sự lựa chọn tốt hơn là thịt bò nuôi bằng cỏ, dễ chọn thôi vì đã được ghi rõ trên túi sản phẩm.


Rau, củ quả phi hữu cơ

Việc nhiễm hóa chất trong rau củ và quả là như nhau. Những loại có vỏ hay da ngăn hóa chất tốt hơn. Sau khi rửa, nên bóc, gọt vỏ hoặc lột da như táo, chuối, đu đủ, cam, dứa, cà rốt, củ cải, các loại bầu bí v.v… Đối với những loại rau quả chúng ta ăn toàn bộ (về quả thì có các loại như các loại dâu, mận, nho và các loại rau như rau diếp, các loại rau xanh, các loại đậu quả…) rõ ràng là bị nhiễm nhiều hơn nên cần rửa thật kỹ. Một lần nữa, nếu có thể thì nên chọn các loại rau quả trồng bằng phân hữu cơ hay vẫn được gọi là rau, củ quả “sạch”.



Sữa chứa các hóc- môn nhân tạo

Để tăng sản lượng sữa, các nhà sản xuất đã kích thích tăng trưởng bò sữa của mình bằng hóc môn tăng trưởng tổng hợp (rBGH hay rBST), hóc môn này gây viêm tuyến vú thậm chí có thể dây mủ vào sữa. Đồng thời nó cũng tạo nên yếu tố tăng trưởng hóc- môn Insulin (IGF-1) trong sữa. Đối với một số người thì nó có thể “ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú, tuyến tiền liệt và ruột kết” đó là ý kiến của Rick North, nguyên CEO của cơ quan Hội Ung thư Hoa Kỳ tại Oregon nay là luật sư về an toàn thực phẩm. Trong khi tuyên bố này chưa được kiểm chứng trên thực tế 100%, thì IGF-1 trong sữa “đang bị cấm tại các nước công nghiệp phát triển”.

Theo Fun8888 Filippin.

 

Lương Thành dịch

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video