Hội LHPN tỉnh Vĩnh Phúc: Nhiều hoạt động phòng chống bạo lực gia đình

12/08/2009
Đối với không ít người dân Vĩnh Phúc, quan niệm bạo lực gia đình là “Chuyện riêng của mỗi gia đình”, của chính những gia đình xảy ra bạo lực, của các cá nhân và của chính quyền, vì vậy vấn đề bạo lực gia đình không những không được giải quyết tận gốc mà còn có chiều hướng diễn biến phức tạp.

Nhiều vụ việc được cho là bạo lực gia đình thường được đưa đến tổ hoà giải tại thôn hoặc tổ dân phố, tổ hoà giải, chưa có vụ việc nào đưa lên toà án các cấp giải quyết vì lý do bạo lực gia đình. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình chính là sự kém hiểu biết về pháp luật, sự cam chịu của các nạn nhân.

Theo báo cáo của Toà án tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2001-2008 qua 2 cấp xét xử, số vụ ly hôn là 2.476 vụ, trong đó phụ nữ là nguyên đơn chiếm trên 50%. Nguyên nhân ly hôn chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình: chồng ngoại tình, cờ bạc, rượu chè, đánh đập, ngược đãi vợ... Số vụ ly hôn do bị đánh đập, ngược đãi chiếm gần 20%. Qua báo cáo cáo của các huyện, thành, thị năm 2007, có 1.023 người bị bạo lực gia đình, trong đó có gần 60% phụ nữ bị bạo lực nhưng không thừa nhận (cho rằng bị chồng tát là chuyện bình thường, không biết tự bảo vệ mình khi bị bạo lực gia đình...). Tâm lý “Xấu chàng hổ ai”, “Vạch áo cho người xem lưng”, lo sợ mang tiếng, sợ bị trả thù, sự nhẫn nhịn chịu đựng đã dung túng cho các hành vi bạo lực gia đình, hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, làm nhục chiếm đa số.

Căn cứ Kế hoạch hoạt động của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Kế hoạch của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phòng, chống Bạo lực gia đình giai đoạn 2009-2015 và góp phần đưa Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đi vào cuộc sống, Hội LHPN tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Kế hoạch tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2009 -2015, chỉ đạo và hướng dẫn 9/9 huyện, thành, thị Hội, 2 đơn vị trực thuộc triển khai tới các cơ sở Hội d­ưới các hình thức nh­ư: toạ đàm, gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt tổ phụ nữ, sinh hoạt chuyên đề…

Năm 2008, BTV Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ giáo dục không chính quy và phát triển cộng đồng Hà Nội tổ chức hội nghị định hướng tại tỉnh Vĩnh Phúc và tổ chức truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Tam Đảo với trên 300 cán bộ, hội viên phụ nữ 3 xã Hợp Châu, Hồ Sơn, Minh Quang tham gia đồng thời chỉ đạo thành lập CLB phòng, chống bạo lực gia đình tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo thu hút 38 hội viên phụ nữ tham gia.


Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh còn chỉ đạo các cấp Hội chú trọng tới việc duy trì, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá và thành lập mới các câu lạc bộ phòng, chống tệ nạn xã hội. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 118 CLB phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm, phòng chống bạo lực gia đình…


Các cấp Hội thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền như: Truyền thông, tập huấn về các chính sách pháp luật liên quan đến việc thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình. Phối hợp với các ngành chức năng như: Tư pháp, Toà án, Sở LĐTBXH, Công an …tổ chức 173 lớp tập huấn về kiến thức pháp luật, HNGĐ, phòng, chống bạo lực gia đình, kỹ năng hoà giải… cho 15 ngàn cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh.


Mặt khác, các cấp Hội đã thông qua các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm, tín chấp với ngân hàng trên 150 tỷ đồng cho trên 60 nghìn lượt hộ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế, nhờ đó góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình; p
hát động trong cán bộ, hội viên thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phối hợp với Sở Văn hoá thể thao và du lịch xây dựng Mô hình câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2009 – 2010 tại 9/9 huyện, thành, thị. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 16 câu lạc bộ Gia đình bền vững và nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình để trực tiếp tư vấn, tuyên truyền kiến thức về gia đình, các mục tiêu xây dựng gia đình phát triển bền vững.

 

Đặc biệt, các cấp Hội còn phối hợp với ngành Tư pháp tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở 100% huyện, thành, thị xã.


Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động, đến nay các cấp chính quyền và nhiều hội viên, phụ nữ đã nhận thức được hành vi Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật chứ không chỉ là chuyện nội bộ gia đình.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và đưa Luật đi vào cuộc sống, trong thời gian tới các cấp Hội LHPN tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ, tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về nhận thức trong các cấp Hội và hội viên về phòng, chống bạo lực gia đình bằng nhiều hình thức: Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong việc tổ chức, triển khai tập huấn cho cán bộ, cộng tác viên, tuyên truyền viên về nội dung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, tuyên truyền rộng rãi tới cán bộ, hội viên phụ nữ giúp cho mọi ngư­­­ời, mọi gia đình chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống bạo lực gia đình, góp phần xây dựng môi tr­ường lành mạnh ở cộng đồng dân cư­­­; tiếp tục duy trì các mô hình điểm, nhân diện rộng các mô hình câu lạc bộ gia đình bền vững và nhóm phòng chống bạo lực gia đình. Đặc biệt, phối hợp với các ngành chức năng kịp thời phát hiện, lên án các hành vi bạo lực gia đình và giải quyết kịp thời; phát huy vai trò của tổ hoà giải tại cơ sở trong đó phụ nữ là một trong những thành viên tổ hoà giải để tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình tới hộ gia đình; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể có các biện pháp đấu tranh, kịp thời ngăn chặn vàlàm giảm hành vi bạo lực gia đình. 

Lê Thị Nguyệt
Hội LHPN tỉnh Vĩnh Phúc

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video