Khắc phục khó khăn mùa đại dịch tìm hướng đi mới cho phụ nữ khởi nghiệp

09/04/2020
Trong thời điểm dịch covid 19 đang bùng phát như hiện nay, các mô hình khởi nghiệp của phụ nữ gặp phải không ít khó khăn. Từ thực tế đó, với nhiều cách làm đồng hành, hỗ trợ hội viên, phụ nữ, Hội LHPN huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực tìm hướng đi mới giúp chị em khởi nghiệp hiệu quả sau mùa dịch.
Mô hình sản xuất tinh bột nghệ của chị Nguyễn Thị Anh Đào, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh

Trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, đi đôi với việc chung tay phòng chống đại dịch, Hội LHPN huyện Vĩnh Linh đã chủ động, tích cực vận động phụ nữ thực hiện mô hình khởi nghiệp khắc phục khó khăn, tìm hướng đi mới, hiệu quả sau mùa dịch.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã xây dựng 20 mô hình khởi sự, khởi nghiệp, 45 tổ hợp tác (THT), mô hình về sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn. Các mô hình đang hoạt động hiệu quả, bước đầu mang về lợi nhuận kinh tế khả quan cho các thành viên tham gia. Hội LHPN huyện Vĩnh Linh đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ hội viên phụ nữ tham gia hội thi ý tưởng, sáng tạo, trong 2 ý tưởng đạt giải của tỉnh thì ý tưởng của chị Nguyễn Thị Anh Đào về ứng dụng công nghệ tận dụng chất thải chăn nuôi sản xuất phân nén đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh. Để tạo đầu ra cho sản phẩm, Hội LHPN huyện đã tổ chức các hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm với các nhà hàng, trường học, kết nối với siêu thị, khách sạn giúp các sản phm của chị em đưa ra thị trường rộng hơn. Bên cạnh đó, Hội còn hỗ trợ chị em tổ chức 27 lớp học nghề; phối hợp với Ngân hàng chính sách giải ngân 1,3 tỷ vốn giải quyết việc làm đến nay tổng vốn tín chấp gần 120 tỷ đồng hỗ trợ chị em vay phát triển kinh tế.

Nhiều mô hình phụ nữ khởi nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình sản xuất hương của chị Chị Nguyễn Thị Hiền, khu phố Hòa Lý Hải, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh hiện đang rất thành công. Theo ước tính của chị Hiền, mỗi ngày gia đình chị sản xuất được khoảng 70kg bột, mỗi năm ước tính thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. Sản xuất hương còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong gia đình chị lúc rảnh rỗi. Có được mô hình này phải kể đến sự hỗ trợ nguồn vốn khởi sự khởi nghiệp 50 triệu đồng từ kênh của Hội Phụ nữ.

Chị Nguyễn Thị Hiền, khu phố Hòa Lý Hải, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh khởi nghiệp từ mô hình sản xuất hương.

Nhiều mô hình tổ hợp tác thực hiện có hiệu quả như mô hình “Chăn nuôi gà, trứng sạch” ở xã Vĩnh Sơn có 15 thành viên tham gia. Bình quân mỗi hộ chăn nuôi 3 lứa/năm với quy mô khoảng từ 300 đến 500 con mỗi lứa. Mỗi năm, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi gia đình thu được từ 70 đến 80 triệu đồng; mô hình khởi nghiệp sản xuất chế biến tinh bột nghệ, các loại mang hương vị từ nghệ của chị Nguyễn Thị Anh Đào, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hùng Dung – Quảng Trị. Mô hình chị Đào đã được Hội LHPN tỉnh, huyện và thị trấn đồng hành, hỗ trợ kết nối cung cầu với tỉnh bạn, giới thiệu hàng qua Lào, siêu thị, được khách hàng sử dụng, tin tưởng khẳng định chất lượng thương hiệu của mô hình.

Để sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ được quảng bá rộng rãi trên thị trường, công tác kết nối tiêu thụ, giới thiệu sản phẩm được Hội LHPN Vĩnh Linh đặc biệt chú trọng. Thông qua các buổi trưng bày kết nối cung cầu sản phẩm an toàn, các hội chợ được tổ chức trên địa bàn, hội đã chủ động khâu nối, tìm kiếm thị trường tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn cho hội viên. Tiêu biểu như HTX rau sạch Tân An của phụ nữ xã Vĩnh Hiền sản xuất trên 40 loại rau, củ, quả, đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với siêu thị Co-op Mart và khách sạn Công đoàn tỉnh, cung cấp rau sạch cho các chợ đầu mối như chợ trung tâm huyện, chợ Do và một số chợ lân cận.

Trong thời điểm dịch bệnh, các chị đã phát huy tốt vai trò tham gia tuyến đầu trong tuyên truyền phòng chống dịch, tích cực hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các lực lượng làm nhiệm vụ; Đồng thời phải đối mắt, giải quyết những khó khăn, thách thức: Hoạt động sản xuất, kinh doanh chậm trễ, việc giới thiệu sản phẩm không kết nối được ngoại tỉnh, tiếp cận khách hàng hạn chế, không chăm sóc được khách hàng, việc mua bán sản phẩm chậm lại. Phòng chống dịch bệnh, hạn chế tụ tập đông người, lễ hội, các chợ điểm cung cấp tiêu thụ sản phẩm, giao thương buôn bán thưa hơn, ít người…Vì vậy tất cả sản phẩm của chị em sản xuất đu ra rất khó. Hơn lúc nào, các chị vừa phải khắc phục, tìm cách duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, vừa chung tay cùng Hội LHPN trong cả nước phòng, chống dịch, vừa phải nghiên cứu tìm hướng đi hiệu quả, phục hồi sau khi kết thúc dịch...

 Để chia sẻ khó khăn với phụ nữ khởi nghiệp trong lúc này, Hội LHPN đã phát huy vai trò kết nối, hướng dẫn chị em điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tổ chức cung cấp sản phẩm tận nơi cho các hộ gia đình, sử dụng kinh doanh kết nối qua mạng internet...

 

Hội LHPN cũng tìm cách hướng dẫn, hỗ trợ, vận động phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp tìm cho mình hướng đi mới, có cơ hội để bật lên sau khi đại dịch kết thúc. Chị Nguyễn Thị Tuyết, Chủ tịch Hội LHPN huyện Vĩnh Linh cho biết: “Sau đại dịch, Hội LHPN tiếp tục tích cực hỗ trợ phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp thoogn qua việc tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và nhân rộng các gian hàng như gian hàng tại thị trấn Cửa Tùng và một số xã miền biển, miền núi, kết nối hàng hóa, buôn bán giao thương giữa nhà cung cấp với khách hàng; tổ chức chợ phiên tại Vĩnh Ô vào ngày 19 hàng tháng, nhằm kết nối, giới thiệu quảng bá sản phẩm cho chị em. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ, thành lập các tổ hợp tác, hỗ trợ chị em tiếp cận nguồn vốn để chị em thực hiện hiệu quả hơn khởi sự, khởi nghiệp…”.

Phương Thiện

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video