Mô hình hoạt động Hội

16/11/2017
- Tổ liên kết sản xuất bánh gai của hội viên phụ nữ xã Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
- Nhóm “5 không 3 sạch” kiểu mẫu xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, Hậu Giang
- Các mô hình phụ nữ làm kinh tế tiêu biểu xã Vũ Đông, TP. Thái Bình

Tổ liên kết sản xuất bánh gai giúp phụ nữ phát triển kinh tế

Với mong muốn quảng bá, giới thiệu sản phẩm truyền thống quê hương, ổn định kinh tế gia đình, góp phần nông thôn mới, tổ Liên kết làm bánh gai của hội viên phụ nữ xã Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức ra mắt.

Bánh gai là món ăn truyền thống của người dân tại xã Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ xa xưa, món bánh này đã được người địa phương  làm để dẫn lễ ăn hỏi cho con cháu, làm quà biếu mỗi dịp lễ tết dành tặng cho người phương xa. Bánh gai được làm từ gạo nếp thơm, đỗ xanh, mật mía lá gai và vừng kết hợp với nhau gói bằng lá chuối khô, mang đến cho món bánh hương vị thơm ngon, mang hương vị đặc trưng của lá gai của vùng đất Vĩnh Phúc.

Trước đây, các sản phẩm bánh gai được người dân Tứ Yên làm theo quy mô hộ gia đình, chưa được cung cấp rộng rãi ra thị trường. Chính vì vậy, món bánh gai vốn dẻo, thơm, ngon ngọt chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế, chưa đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân trong xã. Với mong muốn quảng bá rộng rãi món đặc sản quê hương đến khắp mọi miền tổ quốc, mô hình tổ liên kết sản xuất bánh gai đã được hình thành.

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban thường vụ Hội LHPN tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 10/11/2017, Hội LHPN huyện Sông Lô đã chỉ đạo Hội LHPN xã Tứ Yên  tổ chức ra mắt tổ “Liên kết làm bánh gai” Tứ Yên với 7 thành viên là hội viên phụ nữ tham gia liên kết làm bánh.

Tổ liên kết hoạt động với với mục đích liên kết các hộ làm bánh gai, giúp cho các hộ hội viên phụ nữ kết đưa sản phẩm truyền thống của địa phương được giới thiệu, quảng bá ra thị trường, phát triển kinh tế gia đình tăng thu nhập, góp phần xây dựng kinh tế nông thôn mới bền vững tại xã Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. 

Nhóm “5 không 3 sạch” kiểu mẫu mang lại hiệu quả tích cực

Vừa qua, Hội LHPN xã Long Trị công nhận nhóm “5 không 3 sạch” kiểu mẫu, với mong muốn các chị em nâng cao ý thức trong việc thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao ý thức trách nhiệm của người phụ nữ đối với gia đình và đồng cộng, góp phần xây dựng nông thôn mới.

 Ảnh minh họa

Lễ công nhận nhóm “5 không 3 sạch” kiểu mẫu ấp I, xã Long Trị


Nhóm  “5 không, 3 sạch” kiểu mẫu đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp hội viên phụ nữ nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm, quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình, xã hội, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới. Góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới. 

Qua phát động thực hiện phong trào nhóm “5 không 3 sạch” kiểu mẫu, chị em hội viên rất phấn khởi bởi lợi ích thiết thực giúp chị em có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe, pháp luật và vệ sinh môi trường, nhà cửa gọn gàng, bếp và ngõ sạch sẽ, ngăn nắp. Đến nay, đã đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng hiện có 15/15 hộ gia đình hội viên đạt 8 tiêu chí về 5 không, 3 sạch.

 Ảnh minh họa
Sau  gần 1 năm tổ chức thực hiện, cuộc vận động nhóm “5 không, 3 sạch” kiểu mẫu đã thực sự đem lại hiệu quả và đi vào cuộc sống của người dân, đồng thời tạo sự chuyển biến tích cực mạnh mẽ trong nhận thức cũng như hành động trong từng hội viên phụ nữ. Trong thời gian tới, Hội LHPN thị xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chị em thực hiện và công nhân 9/9 xã phường nhóm đạt nhóm “5 không, 3 sạch” kiểu  mẫu  góp phần cùng với địa phương phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giáo dục con em không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội. Qua đó, góp phần chung tay thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, phường văn minh đô thi trên địa bàn thị xã Long Mỹ.

Các mô hình phụ nữ làm kinh tế tiêu biểu xã Vũ Đông

Xã Vũ Đông, TP Thái Bình là một trong những điểm thực hiện tốt việc xây dựng mô hình phụ nữ phát triển kinh tế, tiếp thêm động lực cho hội viên phụ nữ vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế nông thôn mới tại địa phương.
Thực hiện nhiệm vụ vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, những năm gần đây, Hội LHPN xã Vũ Đông đã tập trung vận động chị em thay đổi tư duy, cách làm trong lao động, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh; tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi", "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế". Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã thành công, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, tạo công ăn việc làm cho bà con tại địa phương.

Trang trại của gia đình chị Đặng Thị Biển - hội viên phụ nữ thôn Nguyễn Huệ là một mô hình tiêu biểu. Trên mảnh đất 4.800m2, vợ chồng chị đã mạnh dạn đầu tư đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn rừng, lợn sinh sản, gà sao, thỏ. Trung bình hàng năm, trang trại của anh chị nuôi trên 60 con lợn rừng, lợn sinh sản; 500 con gà sao và 200 con thỏ sinh sản, 500 thỏ nuôi thịt cung cấp cho các nhà hàng trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Nam Định, Hà Nam, Hà Nội… Mô hình đã mang lại doanh thu cho gia đình anh chị trên 300 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 04 lao động trong xã với thu nhập 3 triệu đồng/tháng.

 Ảnh minh họa

 Trang trại của gia đình chị Đặng Thị Biển


Phát huy truyền thống nghề đánh bắt thủy sản của gia đình, từ năm 2015, gia đình chị Trần Thị Hằng - hội viên phụ nữ thôn Nguyễn Du đã xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên sông Trà Lý. Với số vốn đầu tư ban đầu là 1,5 tỷ đồng, anh chị đã thí điểm 12 lồng cá trên diện tích 600m2 nuôi các giống cá truyền thống có giá trị kinh tế, năng suất cao như cá chép, cá rô phi, cá trôi, cá trắm và các loại cá đặc sản như cá lăng, cá diêu hồng, cá ngạnh... Cá giống được gia đình anh chị lựa chọn, đặt từ trại cá Hòa Bình, riêng giống cá đặc sản nhập từ miền Nam. Với mô hình nuôi cá lồng trên sông, anh chị xuất 3-4 tấn cá/năm cho các tiểu thương đến thu mua trực tiếp, cho thu nhập trung bình trên 400 triệu đồng/năm.
 Ảnh minh họa

Mô hình nuôi cá lồng trên sông Trà Lý của gia đình chị Trần Thị Hằng


Bên cạnh phát triển các mô hình về chăn nuôi, hiện nay, trên địa bàn xã Vũ Đông còn có các xưởng may công nghiệp của gia đình hội viên phụ nữ. Trong đó nổi bật là xưởng may của gia đình chị Nguyễn Thị Hương - hội viên phụ nữ thôn Đình Phùng. Được Hội LHPN xã hỗ trợ vay vốn, gia đình chị Hương đã xây dựng xưởng may gia công quần áo xuất khẩu tại gia đình, cho doanh thu hàng năm từ 2,5 - 3 tỷ đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 40 lao động, chủ yếu là các nữ thanh niên trên địa bàn xã với thu nhập ổn định từ 4 triệu đến 4,5 triệu/tháng, những công nhân tay nghề cao được hưởng mức lương tới 8 triệu đồng/tháng.
 Ảnh minh họa

Xưởng may của gia đình chị Nguyễn Thị Hương 

Từ những hoạt động cụ thể, thiết thực và chủ động của Hội LHPN xã Vũ Đông, thành phố Thái Bình trong vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững đã thay đổi cách nghĩ, cách làm và phát huy khả năng sáng tạo của hội viên phụ nữ trong sản xuất kinh doanh; góp phần giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xây dựng nông thôn mới.

PNVN

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video