Mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ

13/10/2017
- Bắc Kạn: Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật
- Quảng Nam: Mô hình tổ liên kết làng nghề phở sắn.

Bắc Kạn: Hiệu quả từ mô hình nuôi o­ng lấy mật

Mô hình nuôi o­ng lấy mật của gia đình chị Dương Thị Thúy, hội viên phụ nữ chi hội Bản Mạch là một trong những mô hình phát triển kinh tế điển hình của thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

Nhận thấy diện tích đất rừng, đồi quanh nhà có rất nhiều vườn cây ăn trái như nhãn, vải, bưởi, keo, bạch đàn và nhiều loại cây hoa rừngkhác…là nguồn thức ăn dồi dào, thuận lợi cho việc nuôi o­ng lấy mật. Năm 2013, vợ chồng chị bắt tay vào nuôi o­ng,chưa có kiến thức, kinh nghiệm nên anh chị đã gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc đàn o­ng từ việc lấy mật cho đến phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo thức ăn cho o­ng... Nhưng với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm, vợ chồng chị đã tự tìm hiểu qua sách, báo về kỹ thuật nuôi o­ng. Sau khi có kiến thức, anh chị nuôi thử nghiệm 5 thùng o­ng giống từ Ý tại vườn nhà. Sau 1 năm, thấy có hiệu quả anh chị đã mạnh dạn vay 30 triệu của Ngân hàng chính sách xã hội huyện để tiếp tục đầu tư và phát triển thêm đàn o­ng.

Chị Thúy chia sẻ:“Nghề nuôi o­ng lấy mật không khó,khôngmất nhiều sức nhưng đòi hỏi người nuôi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ. Hàng ngày phải thường xuyên kiểm tra thùng o­ng để biết đàn o­ng có lấy được đủ phấn, mật hoa hay không, o­ng khỏe mạnh hay có dấu hiệu nhiễm bệnh... Cần có sự hiểu biết sâu về các loài hoa, mùa o­ng đi lấy mật,cách xử lý trong từng mùa mới có thể đạt được thành công trong nghề. Mật o­ng làm ra đến đâu bán hết đến đó, giá cả thị trường ổn định,nên trong thời gian tới gia đình tôi sẽ tiếp tục nhân giống và mở rộng mô hình nuôi o­ng lấy mật”. Hiện tại, gia đình chị có tổng số 98 đàn o­ng tương đương 98 thùng, trung bình mỗi năm quay được trên 1.000 lít mật, cho thu nhậptrên 100 triệu đồng. Việc nuôi o­ng lấy mật đã giúp gia đình chị từ hộ nghèo vươn lên thành hộ khá và trở thành một trong những hộ điển hình trong phát triển kinh tế gia đình của thị trấn.

Quảng Nam: Mô hình tổ liên kết làng nghề phở sắn

Mô hình tổ liên kết làng nghề phở sắn tại tổ Thuận An, thị trấn Đông Phúthành lập vào tháng 7 năm 2015 với 6 thành viên tham gia.Chị Nguyễn Thị Dung, tổ trưởng nói về quy trình làm phở sắn, từ khâu ngâm bột, nấu bột, khuấy hồ, đổ hồ vào hộc ép cho đến khi kéo ra thành sợi phở, tất cả đều là những công việc quen thuộc với những ai làm nghề.

Trước đây, khi chưa thành lập tổ liên kết, các hộ gia đình tự cạnh tranh với nhau về đầu ra, giá sản phẩm, dẫn đến khó khăn khi các tiểu thương đến thu mua. Sự ra đời của tổ liên kết đã giúp cho chị em trong tổ thay đổi suy nghĩ cũng như cách thức kinh doanh của mình. Từ khi thành lập, các hộ sản xuất trong tổ bàn bạc,thống nhất một mức giá chung và hỗ trợ nhau trong việc cung cấp sản phẩm.Khi hộ này thiếu thì hộ khác cung cấp để đủ số lượng đáp ứng cho tiểu thương.Tổ trưởng có nhiệm vụ làm đầu mối, tổ chức các hoạt động sinh hoạt, khi có hội chợ hay có thông tin liên quan đến sản phẩm, giá cả, chị kịp thời thông tin lại với các thành viên.

Tuy nhiên, điều các thành viên trong tổ lo lắng vẫn là đầu ra cho sản phẩm hiện nay còn nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết chặt chẽ, quy củ trong cung ứng sản phẩm ra thị trường. Bên cạnh đó, vào mùa mưa, các hộ không sản xuất được phở sắn, không đủ để cung cấp ra thị trường và đảm bảo nguồn thu nhập của gia đình. Hiện tại, trong số các hộ thành viên của tổ, có 3 hộ được hỗ trợ máy kéo phở sắn, 1 máy đánh bột thay vì làm thủ công như trước đây, việc sử dụng máy kéo phở sắn giúp cho các hộ sản xuất giảm bớt thời gian và sức lực lao động. Chị Thủy, thành viên trong tổ là hộ đầu tiên được đầu tư máy sấy tự động, hỗ trợ cho việc làm khô sản phẩm, đảm bảo cung cấp ra thị trường vào mùa mưa và những tháng cuối năm. Tổng kinh phí để xây dựng nhà xưởng, dây chuyền máy sấy là 300 triệu đồng, trong đó máy sấy là 100 triệu đồng được hỗ trợ, còn lại gia đình đối ứng.

Từ nghề làm bánh phở sắn, bình quân mỗi hộ thành viên cung cấp sản phẩm ra thị trường từ 50 - 70 kg/ngày,thu nhập mỗi hộ đạt từ 7-8 triệu đồng/tháng. Hiện nay, sản phẩm phở sắn của tổ liên kết đã được tiêu thụ tại các huyện, thành phố  trong tỉnh và một số tỉnh lân cận… Mô hình cũng đã giải quyết việc làm cho 14 lao động tại địa phương, chủ yếu là phụ nữ với mức thu nhập bình quân từ 4-4,5 triệu đồng/tháng.

Hứa Đẹp, Ánh Nguyệt

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video