Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội, khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2012- 2017 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

03/04/2012
Thực hiện lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, những năm qua, công tác cán bộ Hội luôn được Hội LHPN Việt Nam quan tâm, đổi mới từng bước nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có trình độ, năng lực để tổ chức Hội thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ.

Nhiệm kỳ 2007- 2012, công tác cán bộ đã được các cấp Hội triển khai đồng bộ ở tất cả các khâu: tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.Trong đó, công tác quy hoạch được đổi mới về nội dung và cách làm theo phương châm “mở”“động” (quy hoạch không khép kín trong phạm vi một ban, đơn vị hoặc trong một cơ quan đối với cấp tỉnh, huyện; một chức danh quy hoạch cho nhiều người và một người có nhiều chức danh) theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan và công khai. Theo đó, nhiệm kỳ qua, cấp TW Hội đã bổ nhiệm 29 lãnh đạo cấp vụ và tương đương; 34 Trưởng, phó phòng hầu hết là cán bộ trong quy hoạch. Trong Đại hội nhiệm kỳ 2011- 2016, các chức danh chủ chốt Hội LHPN cấp tỉnh cũng chủ yếu nằm trong quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch, coi trọng việc đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chú ý bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ nghề nghiệp, xử lý tình huống, khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong quá trình đào tạo, qua đó, nên đã hạn chế được tình trạng hẫng hụt trong việc bố trí nhân sự nhiệm kỳ mới.

5 năm qua, TW Hội đã cử 46 cán bộ đào tạo sau Đại học, trong đó có 6 tiến sỹ;36 cán bộ được đào tạo cao cấp lý luận chính trị trở lên; 206 cán bộ được đào tạo về Quản lý Nhà nước; hàng trăm cán bộ hàng năm được bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới theo yêu cầu công tác. Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt Hội LHPN cấp huyện và cơ sở” được Chính phủ phê duyệt đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực, trình độ và chuẩn hóa cán bộ Hội cấp huyện và cơ sở, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi. Kết quả 4 năm thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ giai đoạn 2007-2012 (Đề án 664), trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương (đơn vị cấp II của Hội)đã tổ chức được trên 110 lớp CTPN (trung cấp và lớp bồi dưỡng). Trong đó, 2114 cán bộ Hội cấp cơ sở đã theo học trung cấp ngành công tác xã hội chuyên ngành CTPN, hơn 3500 người được bồi dưỡng chương trình 3 tháng (sơ cấp) và gần 700 lượt cán bộ cấp huyện/tỉnh được học chương trình 1 tháng hoặc chương trình chuyển giao vềCTPN. Tỷ lệ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN cơ sở tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án đạt khoảng 70%. Nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên đã đảm bảo gắn kết giữa lý luận và thực tiễn với phương pháp, kỹ năng giảng dạy phù hợp với đối tượng học viên trong các chương trình. Bộ tập bài giảng trung cấp CTXH (hơn 20 đầu tài liệu) và bồi dưỡng 3 tháng CTPN đã nhanh chóng được biên soạn và xuất bản, cung cấp kịp thời cho các lớp, góp phần vào việc cải thiện chất lượng giáo dục.

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, để đạt được mục tiêu “Xây dựng, củng cố Hội LHPN Việt Nam thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ » theo tinh thần Nghị quyết 11/ NQ-/TƯ, công tác cán bộ tiếp tục được các cấp Hội xác định là khâu quan trọng trong nhiệm kỳ 2012- 2017. Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, 1 trong 3 khâu đột phá của Hội trong nhiệm kỳ tới là Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đặc biệt là cấp Trung ương và cơ sở .

Để thực hiện khâu đột phá quan trọng này, đồng thời với việc tiếp tục thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ như tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, luân chuyển, chính sách đối với cán bộ, nhiệm kỳ tới, các cấp Hội cần làm tốtcác nội dung mới , trọng tâm như: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, yêu cầu, trách nhiệm của cán bộ làm công tác phụ nữ trong tình hình mới. Rèn luyện phẩm chất đạo đức cán bộ Hộitheo tiêu chí nghề nghiệp. Theo đó, cán bộ Hội ngoài những tiêu chuẩn chung về cán bộ theo quy định của Đảng và Nhà nước thì còn phải đáp ứng được các yêu cầu riêng của người cán bộ Hội như: có nhận thức đúng về vai trò của công tác dân vận, tự nguyện, tâm huyết với công việc được giao; được rèn luyện, trưởng thành từ phong trào quần chúng, được nhân dân, phụ nữtín nhiệm; tâm lý, gắn bó, gần gũi với dân; lặn lộn, tâm huyết, biết hy sinh, cảm thông, chia sẻ nhũng khó khăn, vất vả của người dân ở cộng đồng nói chung, phụ nữ nói riêng. Đó cũng là những phẩm chất cần trong "Dân vận khéo", yếu tố quan trọng để góp phần thực hiện tốt công tác vận động quần chúng của Đảng.

Đổi mới công tác đào tạo cán bộ theo mục tiêu Nghị định 18/2010/NĐ-CP xác định: Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại. Điều này đòi hỏi phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cũng phải là phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên. Giảng viên sẽ cung cấp kiến thức, định hướng trong hoạt động thực tiễn và gợi ý cho học viên áp dụng để giải quyết các vấn đề trong nhận thức và thực tiễn đặt ra. Định kỳ hàng năm tổ chức rút kinh nghiệm về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ Hội các cấp.

Chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu để hiểu và vận dụng đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào nhiệm vụ công tác Hội. Theo đó, cán bộ cấp trung ương, cấp tỉnh phải thực hiện tốt việc tổng kết thực tiễn đối với các chủ trương công tác lớn của Hội; cán bộ cấp huyện, cấp cơ sở phải làm tốt việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội tại địa bàn. Điều này đòi hỏi cán bộ Hội không chỉ nghiên cứu lý luận về đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, nhà nướcmà còn nghiên cứu việc thực hiện trong thực tiễn. Từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế trong quá trình thực hiện, phát hiện những vấn đề còn nhận thức chưa đầy đủ, chưa thống nhất, những cản trở, khó khăn để kịp thời phối hợp kiến nghị, đề xuất tháo gỡ.

Với tầm quan trọng của công tác cán bộ và sự quyết tâm đổi mới, đầu tư triển khai các nội dung trong công tác cán bộ nhiệm kỳ 2012- 2017, Hội LHPN Việt Nam sẽ tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, hoàn thành tốt vai trò của tổ chức nòng cốt trong công tác phụ nữ, góp phần thúc đẩy Bình đẳng giới vàsự phát triển của Phụ nữ Việt Nam.

Ban Tổ chức- TW Hội LHPN Việt Nam

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video