Nỗi đau “vô hình” - Nhận diện và ứng phó với Bạo lực tinh thần

08/12/2021
Sự kiện truyền thông với chủ đề: “Nỗi đau “vô hình” – Nhận diện và ứng phó với Bạo lực tinh thần, Hành động ngay để bảo vệ bạn và gia đình” do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc Hội LHPN Việt Nam) tổ chức sẽ diễn ra vào 9h30 sáng 12/12/2021.
Sự kiện truyền thông với chủ đề: “Nỗi đau “vô hình” – Nhận diện và ứng phó với Bạo lực tinh thần, Hành động ngay để bảo vệ bạn và gia đình” sẽ diễn ra vào 9h30 sáng 12/12/2021 theo hình thức trực tuyến

Sự kiện được tổ chức bằng hình thức phát trực tiếp (livestream) trên Fanpage của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển: www.facebook.com/CWD.VN/. Đây là hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2021 và Chiến dịch toàn cầu 16 ngày hành động chấm dứt bạo lực giới.

Bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển chia sẻ:Mc đích của Chương trình nhằm mang tới cho cộng đồng và xã hội có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề bạo lực gia đình, trong đó có việc nhận diện và ứng phó với với bạo lực tinh thần - một hình thức bạo lực âm thầm hành hạ nạn nhân một cách vô hình, không để lại dấu vết nhận biết như bạo hành thể chất; thậm chí chính người bạo hành còn không nhận ra; song, nó để lại hậu quả rất nặng nề cho các nạn nhân”.

Tại chương trình, các câu chuyện bạo hành tinh thần sẽ được tái hiện, khắc họa một cách chân thực thông qua nghệ thuật múa đương đại và sự chia sẻ trực tiếp của nạn nhân đã từng trải qua bạo lực tinh thần tại Ngôi nhà Bình yên – Trung tâm Phụ nữ và Phát triển.

Bên cạnh đó, với sự tham gia của các khách mời Bà Vũ Phương Ly – Cán bộ Chương trình cao cấp, UNWOMEN tại Việt Nam; Bác sĩ Nguyễn Thu Giang – Chủ tịch sáng lập, Viện phó Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng – LIGHT và Bà Lê Thị Ngọc Bích – Chuyên gia tham vấn Ngôi nhà Bình yên, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, tọa đàm “Bạo lực tinh thần – Nỗi đau vô hình không của riêng ai” sẽ mang tới cho khán giả thông tin về thực trạng bạo lực tinh thần tại Việt Nam, nhận diện hành vi bạo lực tinh thần, tác động của bạo lực tinh thần đối với sức khỏe và sự phát triển của phụ nữ và trẻ em đặc biệt trong bối cảnh Covid 19; đồng thời đề cập một số phương pháp, cách thức để phòng ngừa và ứng phó với bạo lực tinh thần.

Tại chương trình, các đại biểu, khách mời tham dự chương trình cùng khán giả theo dõi chương trình qua livestream cũng sẽ cùng thể hiện sự cam kết xóa bỏ bạo lực đối với Phụ nữ và trẻ em gái thông qua những hành động cụ thể, góp phần Tô cam Việt Nam: Chấm dứt bạo lực đối với Phụ nữ ngay bây giờ”.

Sự kiện truyền thông: “Nỗi đau “vô hình” – Nhận diện và ứng phó với Bạo lực tinh thần, Hành động ngay để bảo vệ bạn và gia đìnhđược thực hiện với sự hỗ trợ của UNWOMEN Việt Nam, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng – LIGHT; Trung tâm Tâm lý, Trị liệu Share và Nhãn hàng ENAT - đồng hành cùng phụ nữ trong suốt 20 năm qua trên con đường định nghĩa và bảo vệ giá trị của phái đẹp.

 

- Báo cáo quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA), Tổng cục Thống kê (GSOs) và UNFPA thực hiện chỉ ra rằng, ngay cả trước đại dịch, gần 63% phụ nữ đã từng kết hôn/phụ nữ có chồng đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực bởi chồng/bạn tình vào một thời điểm nào đó trong đời; Trong đó, bạo lực tinh thần do chồng/bạn tìnhgây ra là hình thức bạo lực phổ biến nhất mà phụ nữ Việt Nam đề cập - gần một nửa số phụ nữ từng có chồng/bạn tình (47,0%) đã bị bạo lực tinh thần trong đời.

- Tỷ lệ bạo lực gia tăng đáng kể trong thời kỳ đại dịch, thể hiện ở việc gia tăng các cuộc gọi đến các nơi tạm lánh và đường dây trợ giúp cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực. Trong thời gian Covid-19, từ tháng 3 đến tháng 12/2020, Tổng đài 1900969680 của Ngôi nhà Bình Yên tăng 114%; số lượt tham vấn tăng từ 883 lên 1212 so với năm 2019 (tăng 137%).

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Tổng đài tiếp nhận 1193 cuộc gọi, tăng 140% so với cùng kỳ năm 2020; số ca tham vấn tăng 114%, số lượt tham vấn tăng 168% so với cùng kì năm 2019 - thời điểm chưa có dịch.

TTPN&PT

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video