Phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"

01/02/2008
Do Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2007-2012) phát động.

Cơ sở để phát động phong trào thi đua
-
Phong trào đã được triển khai đạt nhiều kết quả, thực sự đi vào cuộc sống của các tầng lớp phụ nữ, được cấp uỷ, chính quyền đánh giá cao.

- Có tác động, hiệu quả rõ rệt đối với bản thân người phụ nữ, gia đình, cộng đồng

+ Góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao vai trò của người phụ nữ.

+ Góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy tính tự giác, trách nhiệm của người phụ nữ đối với sự tiến bộ, phát triển của bản thân, gia đình và cộng đồng

- Nội dung của phong trào thi đua tiếp tục phù hợp trong giai đoạn mới


I.
Một số hạn chế, tồn tại

- Việc phát hiện điển hình, nhân điển hình chưa được quan tâm đúng mức.

- Việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ. Việc đăng ký, bình xét còn mang tính hình thức và nặng về thành tích.

- Hệ thống sổ sách, theo dõi đăng ký và bình xét thi đua của một số cơ sở thiếu rõ ràng, chưa cập nhật đầy đủ.


*
Nguyên nhân:

- Nhận thức của cán bộ Hội về phong trào chưa sâu, trong chỉ đạo có điểm chưa thống nhất.

- Cán bộ trực tiếplàm công tác thi đua còn thiếu và yếu.

- Công tác tuyên truyền về phong trào chưa được quan tâm.

- Việc phối hợp với Mặt trận tổ quốc, chính quyền và Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp để triển khai thực hiện phong trào còn hạn chế.


II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục  đích


2. Thực hiện mục tiêu phong trào phụ nữ giai đoạn 2007-2012 do Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ X đề ra:

+ Đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc nhằm nâng cao trình độ, cải thiện đời sống của phụ nữ.

+ Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu.

- Góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đ thi đua thực sự là phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp phụ nữ trong cả nước.


2. Yêu cầu

- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến từng cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động.

- Tuyên truyền rộng rãi về phong trào trong cộng đồng, xã hội.

- Gắn nội dung thực hiện phong trào thi đua với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

- Nâng cao tính thiết thực, chất lượng, hiệu quả thực hiện phong trào.


III. Chỉ tiêu


*
Chỉ tiêu:

- 80% trở lên hội viên đăng ký thực hiện

- Trong đó 70% trở lên đạt 3 tiêu chuẩn phong trào.

* Lưu ý:

- Không chỉ vận động hội viên, mà phải quan tâm tuyên truyền, vận động các tầng lớp phụ nữ đăng ký thực hiện phong trào.

- Chỉ đưa chỉ tiêu bắt buộc đối với hội viên; đối với phụ nữ, động viên, khuyến khích chị em đăng ký thực hiện.

- Chi Hội hoặc Tổ phụ nữ có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, tổ chức cho phụ nữ đăng ký thực hiện và bình xét theo quy định chung.


IV. Nội dung thi đua

1. Tích cực học tập:
Là tinh thần nỗ lực học tập, học ở mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoàn cảnh, dưới mọi hình thức để nâng cao trình độ về mọi mặt; học phải đi đôi với hành.


*
Mục đích:

- Nâng cao trình độ

- Nâng cao nhận thức

- Thực hiện tốt trách nhiệm người công dân, thiên chức của người phụ nữ.

- Tạo sự chuyển biến rõ rệt trong hành động


*
Nội dung:

- Về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chú trọng các luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.

- Về phẩm chất đạo đức, lối sống của người phụ nữ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá:

+ Phấn đấu theo tiêu chí người phụ nữ Việt Nam.

+ Học tập làm theo tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh.

- Nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, công nghệ...

- Kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, phòng chống bạo lực gia đình...

- Kiến thức về giới, bình đẳng nam, nữ.


2. Lao động sáng tạo


-
Lao động sáng tạo là:
Luôn suy nghĩ tìm tòi cái mới, cái hợp lý, cái tốt để ứng dụng vào quá trình lao động sản xuất. Lao động sáng tạo là động lực cho sự phát triển.


*
Mục đích:

- Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Tiết kiệm thời gian, nguồn lực.

- Tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế xã hội.


*
Nội dung:
Chia theo từng đối tượng phụ nữ

- Đối với nữ nông dân:

+ Chủ động tiếp cận cách thức làm ăn mới để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh, phát triển các loại hình liên kết, hợp tác.

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

+ Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế sử dụng hóa chất trong sản xuất, bảo quản và chế biến thực phẩm.

+ Đa dạng hóa các hình thức sản xuất nhằm giảm thời gian nông nhàn, tăng thu nhập.

- Đối với nữ công nhân lao động:

+ Chủ động tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.

+ Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

+ Thực hành tiết kiệm trong lao động và tiêu dùng; tổ chức công việc hợp lý

- Đối với nữ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang:

+ Nắm vững chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, quy định về nghiệp vụ chuyên môn; vận dụng sáng tạo để giải quyết công việc đạt hiệu quả tốt.

+ Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, chủ động tiếp cận và áp dụng phương pháp làm việc khoa học.

+ Thực hành tiết kiệm trong lao động và tiêu dùng; tổ chức công việc hợp lý; sử dụng hiệu quả cácnguồn lực.

- Đối với nữ doanh nhân, chủ hộ kinh doanh nhỏ:

+ Nắm vững chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước để sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả.

+ Mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm; tạo dựng, giữ gìn thương hiệu hàng hoá Việt Nam; coi trọng chữ tín trong sản xuất kinh doanh.


3. Xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia đình hạnh phúc khi mọi thành viên trong gia đình đều cảm thấy toại nguyện đối với gia đình của mình. Gia đình là tổ ấm của mỗi thành viên

Gia đình hạnh phúc là gia đình đạt 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.


Mục đích:
Xây dựng gia đình hạnh phúc

- Là cơ sở cho sự tiến bộ của mỗi thành viên.

- Là cơ sở xây dựng xã hội văn minh.

- Là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


*
Nội dung:

- Có nhận thức đúng về vai trò phụ nữ trong gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình, trong đó có trách nhiệm của nam giới.

- Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm làm việc, đóng góp xây dựng, phát triển kinh tế gia đình; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao chất lượng cuộc sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.

- Mọi thành viên cùng chia sẻ, bàn bạc, quyết định và được bình đẳng về cơ hội, quyền lợi.

- Xây dựng gia đình không có bạo lực, không mắc tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật.

- Phát huy các giá trị truyền thống của gia đình: hiếu học, hòa thuận, thương yêu, quan tâm giúp đỡ nhau, là chỗ dựa tinh thần, là tổ ấm của mỗi người.


VI. TIÊU CHUẨN THI ĐUA


1. Tiêu chuẩn 1: Tích cực học tập

- Tham gia tích cực các đợt học tập Nghị quyết của Đảng, của Hội, phổ biến chính sách pháp luật, các hoạt động tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức...

- Tham gia ít nhất 1 hình thức học tập nâng cao trình độ.

- Áp dụng được kiến thức đã học một cách có hiệu quả.


2. Tiêu chuẩn 2: Lao động sáng tạo

- Có sáng kiến cải tiến, kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới trong lao động, sản xuất;

- Lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn;

- Đối với nữ doanh nghiệp: có thêm việc làm mới tăng thu nhập

- Đối với cán bộ, công chức, công nhân lao động hàng năm đạt danh hiệu từ lao động tiên tiến trở lên.


3. Tiêu chuẩn 3: Gia đình hạnh phúc

“Gia đình hạnh phúc” là gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”

Theo Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Làng văn hoá” , “Tổ dân phố văn hoá”


VII. Tổ chức đăng ký, đánh giá, bình xét,  khen thưởng

1. Danh hiệu thi đua: Chỉ bình xét danh hiệu thi đua đối với cá nhân:

Danh hiệu “Phụ nữ xuất sắc hàng năm”: là những cá nhân:

+ Hàng năm đạt 3 tiêu chuẩn của phong trào thi đua.

+ Được biểu dương và ghi nhận.

- Danh hiệu “Phụ nữ xuất sắc 5 năm”: là những cá nhân:

+ 5 năm liền đạt 3 tiêu chuẩn của phong trào thi đua

+ Được bình chọn từ cấp cơ sở trở lên.

+ Được xét khen thưởng


2.
Về tổ chức đăng ký:

- Nơi tổ chức đăng ký: Chi Hội hoặc Tổ phụ nữ

- Cách thức đăng ký:

+ Mỗi cá nhân học tập, đăng ký thực hiện phong trào 1 lần vào đầu nhiệm kỳ

+ Những năm tiếp theo, tổ chức học tập, đăng ký cho các cá nhân chưa đăng ký.


3.
Về tổ chức bình xét:

- Căn cứ bình xét: Tiêu chuẩn thi đua

- Cách thức bình xét:

+ Hàng năm:

Chi Hội, Tổ PN tổ chức họp để bình xét theo tiêu chuẩn. Bìnhxétcánhân đạt 1 hoặc 2 hoặc 3 tiêu chuẩn.

Báo cáo kết quả bình xét (có danh sách cụ thể) cho Ban chấp hành Hội LHPN cấp xã.

Ban chấp hành Hội LHPN cấp xã có sổ theo dõi cá nhân đạt các tiêu chuẩn hàng năm.

+ Nhiệm kỳ

BCH Hội LHPN cấp xã căn cứ danh sách những người đạt 3 tiêu chuẩn hàng năm để tổng hợp danh sách những người đạt tiêu chuẩn 5 năm.

- Thời gian bình xét: Tuỳ vào điều kiện thực tế của địa phương, các cấp Hội tiến hành bình xét, công nhận và cấp tỉnh có báo cáo bằng văn bản về TW Hội trước ngày 20/11 hàng năm.

- Yêu cầu bình xét:

+ Đảm bảo dân chủ, công khai.

+ Bám sát tiêu chuẩn, không chạy theo số lượng, thành tích.

 

4. Khen thưởng: Xét khen thưởng 1 lần vào cuối nhiệm kỳ

- BTV Hội LHPN huyện cấp Giấy chứng nhận cho cá nhân đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc 5 năm.

- BTV Hội LHPN tỉnh, thành cấp Giấy khen cho cá nhân đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc 5 năm tiêu biểu của tỉnh, thành

- Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam cấp bằng khen cho các cá nhân đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc 5 năm tiêu biểu toàn quốc.


VIII. Một số giải pháp cơ bản


1.
Tăng cường công tác tuyên truyền:

- Xây dựng tờ rơi, tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, hội viên, phụ nữ.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh thông tin của Hội.


2.
Có kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào thi đua thống nhất trong toàn quốc.


3.
Các cấp Hội cụ thể hoá nội dung, tiêu chuẩn thi đua phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị.

- Coi trọng việc phát hiện, biểu dương, tuyên truyền kịp thời các điển hình tiên tiến xuất sắc.

- Hoàn thiện hệ thống sổ sách theo dõi đăng ký, bình xét thi đua đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, chính xác.

- Tiếp tục kiện toàn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua khen thưởng

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua ở các cấp Hội.

T.W Hội LHPNVN

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video