Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Bình Đẳng giới

06/06/2006
Trong phiên họp ngày 2/6/2006, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Phúc Thanh, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về Dự án Luật Bình đẳng giới

Nội dung thảo luận tập trung vào các vấn đề: Sự cần thiết phải ban hành Luật Bình đẳng giới; tên gọi của Luật; phạm vi điều chỉnh; bố cục; các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới; bình đẳng giới trong lĩnh vực đời sống xã hội và trong gia đình; các biện pháp (đặc biệt) tạm thời nhằm thúc đẩy bình đẳng giới; về tuổi nghỉ hưu của nam và nữ; bảo đảm bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và việc quy định tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và tham gia lãnh đạo; cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới.

 

Thảo luận về sự cần thiết phải ban hành Luật Bình đẳng giới, hầu hết các ý kiến của đại biểu đều nhất trí như tờ trình đã nêu và về tên gọi của Luật, các đại biểu cho rằng tên gọi Luật Bình đẳng giới đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa, đảm bảo tính khoa hoc, ngắn gọn, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

 

Về tuổi nghỉ hưu: Đa số ý kiến đại biểu đồng ý phương án 1: quy định tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức và người lao động nam, nữ như nhau. Đối với nữ cán bộ, công chức và người lao động, nếu có nguyện vọng, được nghỉ sớm từ 1 đến 5 năm không bị trừ phần trăm lương hưu do nghỉ trước tuổi. Tuổi nghỉ hưu trong một số ngành nghề đặc thù do Chính phủ quy định. Điều này đã khẳng định công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt, có quyền được lao động, quyền được làm việc theo quy định tại Điều 63, Điều 55 Hiến pháp 1992 và Điều 5, Bộ Luật Lao động, đồng thời cũng nhằm mục đích huy động những lao động nữ có sức khoẻ, trí tuệ tiếp tục được cống hiến, đóng góp nhiều hơn cho Quỹ BHXH; thể hiện chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện cho lao động nữ chủ động, lựa chọn thời gian nghỉ hưu phù hợp.


Vấn đề quản lý Nhà nước về bình đẳng giới được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận. Các ý kiến đều cho rằng cần có một cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới, giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, còn các cơ quan khác trong Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực theo sự phân công của Chính phủ./.

Các đại biểu nói gì về Dự án Luật Bình đẳng giới?

Đại biểu Trương Mỹ Hoa - tỉnh Tiền Giang: Xây dựng Luật Bình đẳng giới là xu thế tất yếu, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Đại biểu Tôn Nữ Thị Ninh - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Bình đẳng giới cần phải tiến nhanh, tiến mạnh nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Minh - tỉnh An Giang: Ban hành Luật Bình đẳng giới tạo điều kiện cho xã hội phát triển ổn định và bền vững


Đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai - tỉnh Tây Ninh: Bình đẳng giới là một nhiệm vụ quan trọng trong phát triển con người

Đại biểu Nguyễn Hội - tỉnh Thừa Thiên - Huế: Thực tế đòi hỏi phải có một đạo luật rạch ròi về bình đẳng giới

Đại biểu Dương Thị Lợi - tỉnh Bắc Giang: Cần có văn bản luật có tính pháp lý cao điều chỉnh mối quan hệ hai giới

Đại biểu Lư Thị Ngọc Ánh - tỉnh Cần Thơ: Xây dựng, thực hiện Luật Bình đẳng giới là thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết - tỉnh Lạng Sơn: Bất bình đẳng giới là một trong 3 bất bình đẳng lớn nhất trong xã hội cần loại bỏ

Về vấn đề tuổi nghỉ hưu:

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa - tỉnh Nghệ An: Đã đến lúc cần khắc phục những bất bình đẳng do quy định tuổi nghỉ hưu hiện hành gây ra


Đại biểu Đặng Ngọc Tùng – TP. Hồ Chí Minh: Mong Quốc hội quyết định tuổi nghỉ hưu phù hợp


Đại biểu Dương Kim Anh - tỉnh Trà Vinh: Quy định tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, người lao động như nhau là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay


Về vấn đề nữ tham gia các cơ quan dân cử

Đại biểu Lê Văn Diêu - tỉnh Thanh Hoá:
Nhất thiết phải quy định tỷ lệ nữ tham gia các cơ quan dân cử


Đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn - tỉnh Bắc Giang: Cần lượng hoá và đưa ra tỷ lệ nữ tham chính

Đại biểu Đặng Thị Phượng - tỉnh Tây Ninh: Việc quy định tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội, HĐND là góp phần đảm bảo tính đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân


 

Trung tâm Thông tin

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video