Sẽ có nhiều biện pháp thực hiện Luật Bình đẳng giới

15/11/2008
Luật Bình đẳng giới được Quốc hội nước ta thông qua ngày 29.11.2006. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với chính sách bình đẳng giới. Tuy nhiên, để Luật đi vào cuộc sống, yêu cầu đặt ra phải có những biện pháp bảo đảm thực hiện Luật này. Đáp ứng yêu cầu đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Theo Dự thảo, sẽ có 4 nhóm biện pháp bảo đảm cho chính sách này.

Mục đích của nhóm biện pháp này là nhằm bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định chung cho nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này.

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm: Quy định nữ được quyền lựa chọn và quyền ưu tiên trong trường hợp có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm bình đẳng giới; quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội trên cơ sở bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa phụ nữ và nam giới trong việc thực hiện chức năng sinh sản, công việc gia đình và xã hội phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới... (Điều 13 Dự thảo Nghị định).

Để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chính sách bình đẳng giới và Luật Bình đẳng giới, Dự thảo Nghị định quy định cụ thể về các vấn đề liên quan đến nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới, dự kiến có Quỹ thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới.

Theo Dự thảo, nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm: nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.

Theo Nguyễn Đình Thơ (Báo Đời sống & Pháp luật)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video