Thi đua – phát huy tiềm năng sáng tạo của phụ nữ

06/09/2006
Tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”

do Hội LHPN Việt Nam phát động của Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên, hơn 100 cán bộ, hội viên tiêu biểu đã về dự. Đây là những hạt nhân đại diện trên 80.000 hội viên trong tỉnh đạt 3 tiêu chuẩn 5 năm liên tục và gần 140.000 hội viên đăng ký thực hiện phong trào thi đua.

 

Nét nổi bật của phong trào thi đua đã tạo ra khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp phụ nữ, phát huy tiềm năng sáng tạo của chị em. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thông qua các phong trào: “Phụ nữ làm kinh tế giỏi, chương trình “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”…đã có gần 350.000 lượt cán bộ, hội viên được vay gần 750 tỷ đồng phát triển sản xuất, chăn nuôi. Trên 400.000 lượt phụ nữ được tham gia các lớp chuyển giao KHKT, tham quan, học tập những mô hình điển hình…Có kiến thức, chị em đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, khai thác các nguồn lực về vốn, đất đai, lao động, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Từ sản phẩm nông nghiệp thô sơ, chị em đã biết áp dụng tiến bộ KHKT để chế biến, bảo quản, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bằng nhiều hình thức giúp đỡ như: giống, vốn, kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, 5 năm qua đã có 22.518/27.449 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được Hội giúp (đạt 82,03%, vượt 2,03% so với chỉ tiêu của T.W Hội đề ra), trong đó có 10.112 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo (đạt 44,9%). Tổng số tiền giúp đỡ trị giá trên 29 tỷ đồng. Kết quả phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại, điển hình là mô hình “ngân hàng bò” của xã Vạn Phái, huyện Phủ Yên; mô hình trồng lúa cao sản, trồng cây dưa chuột xuất khẩu (huyện Phú Bình); mô hình sản xuất mặt hàng mây tre đan xuất khẩu (huyện Phú Lương)…

 

Cùng với các mô hình trên còn có nhiều gương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi như: chị Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Hội LHPN xã Yên Đổ, huyện Phú Lương từ mô hình kinh tế trang trại đã cho thu nhập 40-50 triệu đồng; chị Thảo, chị Dần ở xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai từ mô hình sản xuất, kinh doanh thu nhập từ 12-25 triệu đồng…và gần 1000 chị em từ các mô hình sản xuất, trừ chi phí còn lãi từ 15-20 triệu đồng/năm.

 

Chị em là cán bộ CNVC, lãnh đạo luôn tích cực nghiên cứu, vận dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong lao động sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Chị em trong ngành y tế, giáo dục thực hiện tốt các phong trào thi đua “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, điển hình là các chị: Nguyễn Thị Hà, Phạm Thị Lý, Nguyễn Thị Minh Thọ ở trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, chị Nông Thị Gia, Bệnh viện điều dưỡng và phúc hồi chức năng tỉnh. Chị em phụ nữ quân đội luôn nêu cao tinh thần sáng tạo, năng động tham gia phát triển kinh tế, cải thiện đời sống như mô hình chăn nuôi lợn thịt mỗi năm thu nhập từ 12-25 triệu đồng của các chị Bùi Thị Liên (trường Quân sự tỉnh), Phạm Thị Dung (Bộ CHQS tỉnh).

 

Không những năng động trong phát triển kinh tế, chị em còn tích cực hưởng ứng phong trào tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, xây dựng 38 ngôi nhà tình nghĩa tặng hội viên nghèo trị giá trên 500 triệu đồng, triển khai xây dựng 7 ngôi nhà trị giá 167 triệu đồngthực hiện chương trình xoá nhà tạm cho hội viên.


Phong trào thi đua đã góp phần giúp chị em đã dần khẳng định vị trí, vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Số chị em tham gia sinh hoạt Hội ngày càng tăng. Tỷ lệ thu hút, tập hợp hội viên bình quân hàng năm đạt 57,11% (tăng 15,61% so với nhiệm kỳ trước).

Đỗ Hoa - Trung tâm thông tin

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video