Thực trạng bệnh lao ở Việt Nam và các chiến lược điều trị

27/03/2006
Theo số liệu thống kê:

1. Tình hình nhiễm lao:

 

Hiện nay 1/3 dân số thế giới nhiễm lao (2,2 tỷ người ), trong đó:

 

* Trên 100 triệu người nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc

 

* Trên 30 triệu người đồng nhiễm lao/HIV

 

Cứ 1 giây có thêm 1 người nhiễm lao

 

Mỗi năm ít nhất 1% dân số thế giới bị nhiễm lao

 

2. Tình hình mắc lao

 

Mỗi năm có:

 

* 8 - 10 triệu người mắc lao mới.

 

* Gần 20 triệu bệnh nhân lao l­ưu hành.

 

*Cứ 4 giây có 1 người mắc bệnh lao

 

* Trên 95% số mắc lao thuộc các nước đang phát triển.

 

3. Tình hình tử vong do lao

 

* Mỗi năm có gần 2 triệu người chết do lao

 

*Trung bình 10 giây có một người chết do lao

 

* 98% số người chết do lao thuộc các nước nghèo

 

Tác hại của bệnh lao đến sự phát triểnbền vững của xã hội:

 

1. Tác động của bệnh lao đến sức khỏe :

 

*Những người mắc bệnh lao không điều trị:

- 50% chết trong vòng 5 năm

- 25% bị mạn tính-tàn phế

- 25% có khả năng tự khỏi.

 

* 1 bệnh nhân lao phổi AFB(+) không đ­ược điều trị mỗi năm làm lây bệnh cho 10-15 người .

 

2. Bệnh lao với phụ nữ và trẻ em

 

* Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong cho phụ nữ nhiều hơn bất kỳ nguyên nhân do thai sản cộng lại.

 

* 9% tử vong của phụ nữ ở lứa tuổi 15 - 44 là do lao, trong khi đó phụ nữ chết do chiến tranh chỉ chiếm 4%, do HIV là 3%, và do bệnh tim mạch cũng chỉ chiếm 3%.

 

* Bệnh lao là nguyên nhân hàng đầu làm cho nhiều trẻ em trở thành mồ côi nhất.

 

3. Bệnh lao và đói nghèo


.Đa số bệnh nhân lao là người nghèo, 75% đang ở lứa tuổi lao động làm ra của cải vật chất và trung bình mỗi BN mất 3-4 tháng không lao động làm giảm 30% thu nhập của gia đình làm cho họ ngày càng nghèo hơn.

 

Mục tiêu chống lao toàn cầu

 

* Phát hiện 70% số bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới xuất hiện hàng năm trong cộng đồng.

 

* Điều trị khỏi 85% số bệnh nhân phát hiện đ­uợc.

 

Chiến l­ược chống lao toàn cầu

-Chiến l­ược DOTS -
(Directly Observed Treatment Short course)

Gồm 5 thành tố

* Cam kết chính trị của chính phủ

* Phát hiện nguồn lây bằng soi đờm trực tiếp

* Điều trị bệnh lao có kiểm soát bằng hoá trị ngắn ngày

* Cung cấp thuốc đầy đủ, đảm bảo chất lư­ợng.

Hệ thống thống kê báo cáo tốt.

 

Tình hình triển khai DOTS trên toàn cầu

Khởi đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, và đến nay đã có:

*77% dân số thế giới được bảo vệ bởi DOTS.

* 43% bệnh nhân lao phổi là nguồn lây đ­ược điều trị bởi DOTS.

 

Tình hình bệnh lao ở Việt Nam

 

* Tỷ lệ dân số bị nhiễm lao:44%

 

* Số bệnh nhân lao ước tính mỗi năm:

-Số mới mắc các thể:154.000

- Trong đó bệnh nhân lao phổi AFB(+) 69.000

 

* Bệnh nhân lao các thể đang lưu hành :232.000

 

* Tử vong do lao ư­ớc tính: 20.000 ca /năm

 

* Việt Nam là 1 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên thế giới.

 

Mục tiêu của CTCLQG

 

* Phát hiện ít nhất 70% nguồn lây mới xuất hiện hàng năm.

 

* Điều trị khỏi bệnh ít nhất 85% bằng HTNN.

 

* Triển khai chiến l­ược DOTS trong phạm vi cả nước.

 

Nếu đạt đ­uợc các mục tiêu trên sẽ làm giảm mức độ lây nhiễmlao trong cộng đồng.

 

Chiến lư­ợc của CTCLQG

 

* Áp dụng phương pháp phát hiện thụ động, u­u tiên phát hiện nguồn lây bằng soi đờm trực tiếp.

 

* Áp dụng công thức HTNN thống nhất trong cả nước.

 

*Lồng ghép hoạt động chống lao trong hệ thống y tế chung.

 

*Tiêm chủng vác xin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh và trẻ du­ới 1 tuổi.

 

Định h­ướng hoạt động của CTCLQG

 

1. Tăng c­uờng cam kết chính trị của chính phủ và chính quyền các cấp

 

2. Xã hội hoá hoạt động phòng chống lao bằng việc kêu gọi sự tham gia của người dân, của các tổ chức xã

hội....

 

3. Đẩy mạnh hoạt động chống lao ở vùng sâu, xa.

 

4. Đẩy mạnh hoạt động TT- GDSK về bệnh lao cho người dân.

 

5. Cải thiện hệ thống xét nghiệm vi khuẩn lao để nâng cao chất l­ượng chẩn đoán và điều trị.

 

6. Đảm bảo dịch vụ khám chữa bệnh lao miễn phí.

Hội LHPN Việt Nam

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video