Vai trò phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới trong gia đình

27/10/2008
Vấn đề bình đẳng giới đã và đang thu hút sự quan tâm sâu sắc của các quốc gia và cộng đồng quốc tế, lịch sử phát triển xã hội cho thấy không thể có tiến bộ xã hội nếu như một bộ phận của xã hội còn bị hạn chế hay bị loại trừ ra khỏi những hoạt động chính của xã hội, do đó sự tiến bộ xã hội chỉ có thể đạt được khi bình đẳng nam nữ được thực hiện, phụ nữ được tham gia mọi hoạt động xã hội ngang bằng với nam giới.

Vấn đề bình đẳng giới đã và đang thu hút sự quan tâm sâu sắc của các quốc gia và cộng đồng quốc tế, lịch sử phát triển xã hội cho thấy không thể có tiến bộ xã hội nếu như một bộ phận của xã hội còn bị hạn chế hay bị loại trừ ra khỏi những hoạt động chính của xã hội, do đó sự tiến bộ xã hội chỉ có thể đạt được khi bình đẳng nam nữ được thực hiện, phụ nữ được tham gia mọi hoạt động xã hội ngang bằng với nam giới.

Tại hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển ở CAIRO năm 1994 đã nhấn mạnh nguyên tắc: “ Tăng cường bình đẳng và công bằng giữa các giới và trao quyền lực cho phụ nữ, xoá bỏ mọi loại bạo lực xâm hại đến phụ nữ và đảm bảo cho phụ nữ khả năng kiểm soát, khả năng sinh sản của chính họ là những nền tảng của các chương trình dân số và các chương trình có liên quan đến phát triển.

Để nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên có lối sống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội nhằm xây dựng gia đình theo chuẩn mực: No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Hội phụ nữ các cấp luôn coi nội dung giáo dục gia đình là một trong những nội dung quan trọng trong 6 nhiệm vụ công tác trọng tâm và đặc biệt là 2 phong trào lớn do TW Hội phát động: “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Hằng năm các cấp Hội phát động phong trào thi đua thực hiện hai phong trào lớn có trên 90% phụ nữ đăng ký tham gia thực hiện có hiệu quả, Hội LHPN tỉnh luôn chủ động xây dựng kế hoạch từ đầu năm chỉ đạo các cấp hội phụ nữ cơ sở hướng dẫn các hoạt động phù hợp với từng địa phương, cơ sở, luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động.Trong thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ đã mở được 298 lớp tập huấn kiến thức về gia đình, xây dựng nếp sống văn hoá và phòng chống bạo lực trong gia đình cho hơn 21.000 lượt hội viên phụ nữ, tổ chức 121 lớp tập huấn về nội dung chương trình giới, giới với sức khoẻ sinh sản cho 5.667 hội viên tham gia, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh đã tổ chức tập huấn trang bị kiến thức về giới và công ước CEDOW cho hơn 840 lượt cán bộ lãnh đạo tỉnh, huyện, các ban, ngành liên quan trong đó có hơn 100 đối tượng là nam giới tham gia. Chương trình giới và giáo dục kiến thức gia đình được các cấp Hội nhiệt tình hưởng ứng tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm phụ nữ, câu lạc bộ, tổ phụ nữ không có người sinh con thứ 3....tới hơn 60 nghìn lượt chị em tham dự, bước đầu công tác giáo dục gia đình trong các cấp Hội đã thu được kết quả đáng kể góp phần nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ trong đình và ngoài xã hội.

Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em luôn được các cấp Hội quan tâm, các hoạt động của Hội luôn nhằm mục đích: “Hãy dành cho trẻ em một tương lai tốt đẹp nhất”. Vì vậy, trong thời gian qua, các cấp Hội luôn tham gia thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến quyền lợi phụ nữ - trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vận động được 55 trẻ em gái đã bỏ học trở lại trường, tạo điều kiện giúp đỡ 79 trẻ em gái học phổ cập THCS. Đa số hội viên phụ nữ đã có nhận thức đúng đắn, nâng cao được trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cháu đảm bảo được nhu cầu tối thiểu về vật chất, tinh thần cho các cháu.

Công tác Dân số – KHHGĐ nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ bà mẹ – trẻ em, là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu cần được sự quan tâm ủng hộ và hợp tác của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Trong những năm qua, Hội và các ngành đã cùng nhau tuyên truyền, vận động việc thực hiện công tác KHHGĐ, nhưng trong thực tế khi các biện pháp tránh thai được tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng thì đối tượng tham gia thực hiện chủ yếu là phụ nữ, hiện nay vấn đề bình đẳng giới trong KHHGĐ ở nhiều nơi còn nhiều vấn đề bất cập vẫn còn quan niệm rằng đây là vấn đề chỉ của riêng phụ nữ do vậy, gánh nặng về KHHGĐ đặt hết lên vai người phụ nữ: Đẻ nhiều, đẻ dày, thậm chí sinh con một bề, thực hiện các biện pháp tránh thai, con bị suy dinh dưỡng.....tất cả đều là trách nhiệm của người phụ nữ, thường không thu hút được sự tham gia và chia sẻ trách nhiệm của nam giới do vậy các biện pháp KHHGĐ ở nhiều nơi đã không có hiệu quả như mong đợi, tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn nhiều ở vùng sâu, vùng xa.

Qua các hoạt động tuyên truyền về giới và kiến thức giáo dục gia đình đối với các cấp Hội cơ sở đã góp phần làm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá con người của xã hội, đặc biệt đối với người phụ nữ đã được nâng cao kiến thức về mọi mặt cũng như vai trò, địa vị trong gia đình và xã hội. Qua khảo sát cho thấy phụ nữ đóng vai trò chủ hộ gia đình có chiều hướng tăng, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp uỷ – HĐND các cấp được tăng lên rõ rệt theo từng năm, từng khoá, nhiệm kỳ. Đặc biệt, người phụ nữ trong gia đình luôn biết chia sẻ, bình đẳng tạo điều kiện cùng nhau xây dựng tổ ấm gia đình, tự biết vươn lên, tạo điều kiện động viên an ủi các thành viên trong gia đình phấn đấu về mọi mặt, làm những việc có ích cho gia đình và xã hội, luôn là người vợ người mẹ tốt, là tấm gương sáng để con cháu noi theo, là người công dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với xã hội, đối với việc xây dựng quê hương đất nước trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước.

Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và đặc biệt là Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam với mục tiêu :"Bình đẳng phát triển và hoà bình cho thế kỷ 21”, trong thời gian tới các cấp Hội mong muốn được sự lãnh đạo sát sao, tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tuyên truyền thực hiện có hiệu quả Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện tốt các cuộc vận động lớn trong nhân dân, củng cố, xây dựng gia đình bền vững, tiến bộ như cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”, “Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan” và cuộc vận động" Xây dựng gia đình văn hoá”....

Xây dựng gia đình với chuẩn mực: “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” là mục tiêu quan trọng đòi hỏi mỗi người, mỗi gia đình, các cấp, các ngành phải cùng nhau vào cuộc phấn đấu để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình về mọi mặt, đó là cơ sở sở, tiền đề góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” cũng như đạt được mục tiêu bình đẳng giới trong chiến lược phát triển xã hội mới – XHCN.

Nguyễn Thị Hoán
Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video