Về Nghị quyết 11 – NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

29/09/2007
Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã được ban hành ngày 27/4/2007. Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới.

Để Nghị quyết 11- NQ/TW  của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được tuyên truyền, phổ biến và quán triệt sâu rộng trong các tầng lớp phụ nữ cả nước, Thông tin phụ nữ số 20/10/2007 xin chuyển đến bạn đọc Tài liệu sinh hoạt hội viên dưới dạng Hỏi - Đáp về những nội dung của Nghị quyết do Ban Tuyên giáo TW Hội LHPN Việt Nam biên soạn.

Hỏi: Phụ nữ Việt Nam và công tác phụ nữ thời gian qua đã đạt được những thành tựu như thế nào?

Đáp: Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, phong trào phụ nữ và bình đẳng giới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn.

Phụ nữ Việt Nam đã có những bước trưởng thành và phát triển mạnh mẽ, có những đóng góp to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá- xã hội, khoa học – công nghệ, xây dựng Đảng, Chính quyền và hợp tác quốc tế.

Phụ nữ các dân tộc, các tôn giáo, công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, trên cương vị của người lãnh đạo, quản lý hay người lao động... đã đoàn kết, thi đua phát huy sức mạnh nội lực, tham gia thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước.

Địa vị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của phụ nữ Việt Nam được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện về nhiều mặt, sức khoẻ phụ nữ, trẻ em được nâng cao. Trong bối cảnh xã hội có nhiều cơ hội tốt đẹp cho lao động và học tập, không ít phụ nữ Việt Nam đã phấn đấu vươn lên không ngừng về mọi mặt, tạo cho mình những hành trang mới để sánh bước cùng cộng đồng khu vực và thế giới. Phụ nữ ngày càng chủ động, tự tin hơn trong lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, năng động, mạnh dạn trong kinh tế thị trường.

Nhận thức xã hội về bình đẳng giới được nâng lên. Phụ nữ được tôn trọng và bình đẳng hơn, địa vị của người phụ nữ trong xã hội và gia đình ngày càng được cải thiện. Bình đẳng giới của Việt Nam được Liên hiệp quốc đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Hội LHPN các cấp đã có nhiều sáng tạo trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trưpgn, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ. Việt Nam thuộc nhóm các nước có thành tựu về bình đẳng giới tốt nhất khu vực Đông Nam á.Tỷ lệ lao động nữ được giải quyết việc làm đạt 46,5% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm của cả nước. Giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở thành thị từ 6,98% năm 2001 xuống còn 6,14% năm 2005.

Hỏi: Những vấn đề còn hạn chế của phụ nữ và công tác phụ nữ trong thời gian qua là gì?

Đáp:Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nư­ớc và hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình phụ nữ và công tác phụ nữ còn nhiều mặt hạn chế, đồng thời lại có những vấn đề mới đặt ra với nhiều thách thức.

Phụ nữ bị hạn chế hơn nam giới về cơ hội có việc làm và thu nhập do trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp còn thấp. Lao động nữ qua đào tạo nghề mới đạt 15,5%.

Trong nhiều doanh nghiệp, việc làm của lao động nữ cũng thiếu ổn định, điều kiện lao động, điều kiện sống không đ­ược bảo đảm. ở nông thôn, phát triển ngành nghề còn chậm, năng suất lao động, hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập không ổn định; phụ nữ thiếu việc làm, di cư­ tự phát ra thành phố ngày càng tăng. ở miền núi, vùng sâu, xa, tỷ lệ phụ nữ mù chữ và phụ nữ nghèo còn cao.

Phụ nữ gặp nhiều khó khăn, thách thức khi thực hiện vai trò ng­ười mẹ, ng­ười thầy đầu tiên của con ngư­ời. Phẩm chất đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp trong gia đình có phần bị mai một, lối sống thực dụng có xu h­ướng gia tăng trong một bộ phận phụ nữ. Bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, lấy chồng nư­ớc ngoài vì mục đích vụ lợi diễn biến phức tạp.

Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tỷ lệ còn thấp, chư­a tư­ơng xứng với năng lực và sự phát triển của lực l­ượng lao động nữ. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nhà nư­ớc, kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ tỷ lệ cán bộ nữ còn quá thấp.

Công tác phụ nữ còn có những mặt yếu kém. Định hướng lãnh đạo, chính sách, phương pháp công tác vận động phụ nữ còn thiếu cụ thể, sát hopự với từng đối tượng, khu vực, vùng, miền, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu mới.

Hỏi: Nghị quyết đã đề ra mục tiêu như thế nào?

Đáp:Nghị quyết nêu mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 là:

- Phụ nữ đ­ược nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phụ nữ có việc làm và đ­ược cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần.

- Phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình dadửng trên mọi lĩnh vực và đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình.

Nghị quyết xác định mục tiêu chung, đến năm 2020 phấn đấu nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực và mục tiêu trước mắt, thực hiện Luật bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010 là:

- Đạt 70% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đ­ược giúp đỡ để giảm nghèo và 25% trở lên thoát nghèo. Hàng năm, đào tạo nghề cho khoảng 50.000 lao động nữ, 70% trở lên phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luatạ của Nhà nước, Điều lệ và Nghị quyết của Hội, đư­ợc giáo dục về giới và bình đẳng giới, đ­ược hư­ớng dẫn kiến thức, ph­ương pháp nuôi dạy con; 80% số hội viên tích cực hư­ởng ứng và thực hiện có kết quả phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc".

Hỏi:Nghị quyết đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nào để đẩy mạnh công tác phụ nữ trong thời kỳ mới ?

Đáp:Nghị quyết đã đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp lớn, sau đây là những nội dung chính liên quan nhiều đến quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên, phụ nữ:

- Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, tập trung:

Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng có liên quan đến phụ nữ, Luật bình đẳng giới, Chiến lư­ợc quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010 cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Từng bư­ớc phổ biến kiến thức giới trong toàn dân, trư­ớc hết cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà n­ước, cán bộ hội viên PN các cấp.

Phát huy các giá trị truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc đối với công lao to lớn của phụ nữ - ng­ười mẹ - ng­ười thầy đầu tiên trong gia đình.

Tôn vinh, học tập những phụ nữ điển hình trong các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo, quản lý, kinh doanh giỏi, nhân hậu hiếu thảo...

Phê phán mạnh mẽ những biểu hiện bạo hành, phân biệt đối xử, lạm dụng, bóc lột phụ nữ d­ưới mọi hình thức, phòng chống buôn bán PNTE.

Giáo dục ý thức bảo vệ quyền tự do và nhân phẩm phụ nữ đối với toàn xã hội.

- Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ, tập trung:

Triển khai thực hiện tốt Luật bình đẳng giới.

Ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ nh­ư trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới; tăng nhanh tỷ lệ nữ đư­ợc đào tạo trung cấp, cao đẳng nghề, đại học, sau đại học.

Hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như­ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ dôi dư­ khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nư­ớc, phụ nữ nông thôn không còn đất canh tác, phụ nữ nghèo, tàn tật.

Có chính sách về nhà ở, chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần cho lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp tập trung.

Tạo điều kiện để PN dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa XMC, phổ cập giáo dục phổ thông, đào tạo nghề, XĐGN, tiếp cận thông tin và hư­ởng thụ văn hoá.

- Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng người phụ nữViệt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, tập trung:

Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, làm cho mọi người có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Đấu tranh xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống có hiệu quả tệ nạn mại dâm, buôn bán PNTE, bạo lực gia đình; ngăn ngừa tình trạng lấy chồng n­ước ngoài bất hợp pháp, vì vụ lợi, đẩy lùi tâm lý trọng nam hơn nữ.

Thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" gắn với thực hiện Nghị quyết về “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hoá”.

Giáo dục đạo đức, lối sống theo tấm gư­ơng đạo đức Hồ Chí Minh tạo thành phong trào học tập,

tu dư­ỡng đạo đức thư­ờng xuyên. Phụ nữ phấn đấu rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khoẻ, trí thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, tập trung:

Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ do các các cấp uỷ Đảng có trách nhiệm thực hiện ở từng cấp, từng ngành, từng địa ph­ương, đảm bảo chất lượng cán bộ nữ.

Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm.

Thực hiện cử tuyển đào tạo cán bộ nữ trong các dân tộc thiểu số, tôn giáo và trong các lĩnh vực có tỷ lệ cán bộ nữ quá thấp.

Mục tiêu đến năm 2020: Cán bộ nữ tham gia cấp uỷ đảng đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40%; các cơ quan, đơn vị có tỉ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ; cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà n­ước, Chính phủ có tỉ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.

-Xây dựng, củng cố Hội LHPN Việt Nam thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ, tập trung:

Các cấp uỷ đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội.

Các cấp Hội LHPN đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh hoạt động về cơ sở, chăm lo thiết thực quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho hội viên.

Các cấp Hội chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ.

Các cấp Hội cần mở rộng tính liên hiệp, tập hợp rộng rãi các đối tượng là phụ nữ trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.

Hỏi: Hội viên, phụ nữ cần phải làm gì để Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước sớm được thực hiện đạt kết quả tốt?

Đáp: Để nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước sớm được thực hiện đạt kết quả tốt, hội viên, phụ nữ cần:

- Chủ động, tích cực tham gia học tập và quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và bình đẳng giới. Vận động chồng, con, người thân trong gia đình và những người xung quanh có ý thức học tập, nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

- Chấp hành đầy đủ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia các hoạt động kinh tế – văn hoá - xã hội tại địa phương và hoạt động công tác Hội, đặc biệt trong các hoạt động xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, giáo dục dinh dưỡng, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội... phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nguyện vọng của mỗi người.

- Phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Xây dựng lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, coi trọng tình làng nghĩa xóm, quan tâm giúp đỡ các gia đình khó khăn, hoạn nạn, tích cực đấu tranh xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu.

- Tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao rèn luyện sức khoẻ, thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công việc, có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, ứng xử có văn hoá, lành mạnh và tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, phấn đấu đạt các tiêu chí người phụ nữ Việt Nam “có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu”.Hưởng ứng phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Ban Tuyên giáo TW Hội LHPNVN

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video