Bí Mật ve sầu

Một hôm nó nói với ông:
- Ông ơi, ve sầu kêu hay nhỉ, cứ như một dàn đồng ca ấy.
Ông ôm Tít vào lòng và nói:
- Cháu có thích nghe về ve sầu không?
Nó hớn hở:
- Ông kể cho cho cháu nghe đi, cháu thích quá!
Và nó ngả đầu vào lòng ông, nhìn lên những vòm cây có những chú ve sầu đang kêu râm ran và lắng nghe.
Ông chậm rãi kể
- Ve sầu là loài một loài côn trùng sống nhờ vào những dịch và nhựa tiết ra từ thân, lá cây. Những tiếng ve sầu cháu nghe thấy là tiếng của những con ve sầu đực, còn ve sầu cái thì không kêu được.
- Sao thế hở ông? - Cu Tít ngạc nhiên hỏi.
Ông cười, nói:
- Im nào, để nghe ông kể tiếp. Tiếng kêu chít chít của ve sầu không phải phát ra từ miệng, mà từ da bụng. Ở bụng của ve sầu đực có hai vật tròn gọi là âm cái, ve sầu đực chỉ cần co bóp bụng lại là có thể phát ra âm thanh. Ve sầu cái không có cơ quan phát âm, mà ở bụng của ve sầu cái có cơ quan thính giác. Ban ngày, ve sầu đực kêu không ngừng để gọi con ve cái đến làm bạn với mình, còn ban đêm nó không kêu nữa.
- Ban đêm nó cần ngủ và không cần có bạn à ông? - Cu Tít lại hỏi
Ông gật đầu:
- Ừ, ve sầu cũng như phần lớn các côn trùng khác, đều có thời gian hoạt động nhất định trong ngày. Toàn bộ giai đoạn chuyển ấu trùng của ve sầu đều thực hiện vào ban ngày nên ban đêm nó ngủ và không có nhu cầu bạn.
Nó còn dùng tiếng kêu để dọa kẻ thù, khi nó thấy nguy hiểm sẽ kêu lên và những con ve sầu khác thấy vậy cũng đồng loạt kêu lên, tạo thành một dàn âm thanh làm cho kẻ thù sợ hãi và nó sẽ nhân cơ hội đó mà chốn thoát.
- Ông ơi, thế ve sầu ngủ ở đâu? Nó cứ ôm cây mà ngủ như thế này à?
- Ve sầu ngủ ngay trên cành cây thôi. Nó làm gì có sự lựa chọn nào khác. Loài ve sầu không làm tổ như một số loài côn trùng khác. Nó sống nhờ vào thân cây, đêm đến, chúng vẫn đậu ở các nhánh cây khô mà ngủ.
- Nhưng sao ve sầu lại chỉ kêu vào mùa hè hở ông? - Cu tít hỏi ông, khuôn mặt nó trông thật suy tư.
Ông nhìn cu Tít, giọng trầm ngâm
- Ngày nay, người ta vẫn tự hỏi về khả năng kỳ lạ của ve sầu khi chúng luôn xuất hiện trong thiên nhiên vào một thời điểm chính xác trong năm. Một nhà sinh thái học ở Đại học Davis (California, Mỹ) - Richard Karban đã nghiên cứu và tìm ra bí mật này của loài ve sầu. Ông tìm ra những con nhộng thuộc loài ve sầu Magicicada đã… nằm dưới mặt đất 15 năm. Karban mang những con nhộng ve sầu vào một phòng thí nghiệm được điều khiển khí hậu nhân tạo và gắn chúng vào bộ rễ của những cây đào có chu kỳ ra hoa khác nhau. Kết quả, cứ sau 2 chu kỳ ra hoa của cây đào, những con nhộng lại thoát kiếp thành những chú ve sầu.
- Vậy sau 17 năm ở dưới lòng đất, nó mới thành ve sầu hở ông?
- Đúng đấy cháu ạ. Loài côn trùng nàyđã “đếm” thời gian bằng cách theo dõi những tín hiệu sinh lý của cây.
Vào mùa xuân, cây bắt đầu ra hoa, những giọt mật và protein từ hoa chảy ra, rơi xuống và thấm vào đất và rễ của cây. Ve sầu ở trong lòng đất hút thức ăn từ rễ cây và đó chính là lúc chiếc đồng hồ sinh học của loài côn trùng này được “kích hoạt”. Ve sầu hồi sinh, bò lên khỏi lòng đất và bắt đầu một chu kỳ sống mới…