• Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều mô hình hiệu quả được Chủ tịch Hội LHPN phường thúc đẩy, nhân rộng

    Câu chuyện về những nữ cán bộ Hội phụ nữ nhiệt huyết, tận tâm với công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn luôn được các cấp Hội LHPN tỉnh khen thưởng, động viên nhằm tạo động lực cho các cán bộ Hội cơ sở phát huy hết khả năng, dẫn dắt phong trào Hội ngày một vững mạnh.
  • Câu lạc bộ Phụ nữ kiên cường Hà Nội: 5 năm làm điểm tựa yêu thương của chị em ung thư

    Sáng ngày 17/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Câu lạc bộ Phụ nữ kiên cường Hà Nội (2019-2024) và tổng kết hoạt động năm 2023.
  • Lâm Đồng: Hiệu quả từ mô hình “Ngôi nhà xanh thu gom phế liệu gây quỹ giúp hội viên nghèo và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”

    Để việc học tập và làm theo Bác trở thành việc làm thường xuyên, gần gũi với hội viên, phụ nữ và kêu gọi Nhân dân tham gia, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã xây dựng mô hình “Ngôi nhà xanh thu gom phế liệu gây quỹ giúp hội viên nghèo và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” tại chi hội phụ nữ Nghĩa Lập 3, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương.
  • Mô hình thu gom rác thải tái chế của phụ nữ Tiên Yên, Quảng Ninh

    Mô hình thu gom rác thải tái chế của Hội LHPN huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh không chỉ giúp nâng cao nhận thức của phụ nữ, người dân về bảo vệ môi trường mà còn gây dựng được nguồn quỹ hỗ trợ phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
  • Hưng Yên: Trên 17 nghìn hộ gia đình thực hiện xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình bằng vi sinh IMO

    Đề án “Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu” giai đoạn 2023-2026 do Hội LHPN tỉnh chủ trì thực hiện đã triển khai được 1 năm, đạt được những kết quả đáng ghi nhận, được các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương đánh giá cao.
  • CLB phụ nữ khởi nghiệp quận Tân Phú (TPHCM) giúp chị em giữ vững tinh thần khởi nghiệp

    Câu lạc bộ (CLB) phụ nữ khởi nghiệp quận Tân Phú (TPHCM) vừa tổ chức chương trình tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
  • Mẹt cơm làng của phụ nữ Kon Plông gây ấn tượng với du khách

    Qua 3 tháng hợp tác xã T'Măng Deeng đi vào hoạt động, những thành quả ban đầu đã khẳng định hướng đi đúng của Hội LHPN Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
  • Thái Bình: Sức bật mới từ mô hình “Phụ nữ phát triển kinh tế với trồng cây vụ đông”

    Từ việc các hộ dân chỉ quen trồng rau màu với diện tích canh tác nhỏ lẻ, chưa có thị trường tiêu thu ổn định nay mô hình “Phụ nữ phát triển kinh tế với trồng cây vụ đông” ở xã Đông Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đã tạo sức bật mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần phát triển kinh tế bền vững cho địa phương.
  • Chuyện về người phụ nữ nâng tầm cây sả ở vùng đất nghèo

    Chứng kiến người dân vật lộn với cây trồng sả nhưng không mang lại kết quả, bà Nguyễn Thị Bình đã tìm tòi, học hỏi và nâng tầm thứ cây trồng chủ lực ở vùng quê nghèo của tỉnh Hòa Bình từ đó góp phần gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân tộc Mường, Dao.
  • Sản xuất tinh dầu sả, tinh dầu tràm đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm

    Khởi nghiệp với vốn là con số 0, chị Trần Thị Như Oanh (xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đã mạnh dạn vay 80 triệu đồng để đầu tư 6ha đất, cùng với diện tích 4ha gia đình có, trồng sả trên tổng diện tích 10ha.
  • "Tổ phụ nữ mua bán trái thốt nốt" hỗ trợ phụ nữ Khmer phát triển kinh tế

    Ngay sau khi thành lập, “Tổ phụ nữ mua bán trái thốt nốt” ở xã An Tức (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã ngày càng phát huy được hiệu quả, góp phần giúp cuộc sống của hội viên, phụ nữ là người Khmer ngày càng tốt hơn.
  • Biến rác thành nước rửa chén, tạo thu nhập cho hội viên, phụ nữ

    Mô hình khởi nghiệp sản xuất và kinh doanh nước rửa chén sinh học Bình Ngọc (xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) được phát triển từ mô hình "Phụ nữ tái chế chất thải hữu cơ thành nước tẩy rửa sinh học".
  • Tạo đột phá cho đặc sản địa phương

    “Khoa học công nghệ đã mang lại những lợi thế về giá trị gia tăng một cách đột phá cho sản phẩm của khu vực, tiếp cận được với thị trường ở trong nước, phấn đấu vào hệ thống phân phối hiện đại", ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương), cho biết.
  • Phụ nữ người Nùng vươn lên làm giàu nhờ trồng na

    Nhờ cây na, những gia đình tại xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đổi đời, biến một vùng đất nghèo khó, hoang sơ thành nơi phát triển, tiến bộ.
  • Lào Cai: Hành trình gìn giữ nghề thổ cẩm của người La Chí

    Trước nguy cơ mai một nghề dệt truyền thống của người La Chí, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai đã nỗ lực cùng người dân khôi phục và gìn giữ nghề thổ cẩm của đồng bào La Chí, đến nay đã gặt hái những thành quả đáng ngưỡng mộ.
  • Quảng Ngãi: Trao yêu thương đến với trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

    - 62 trẻ mồ côi được nhận đỡ đầu - Sẻ chia Áo dài “0 đồng” - Cho đi là còn mãi
  • Niềm vui lớn từ thùng thiện nguyện nhỏ của phụ nữ xã Nhơn Hải, tỉnh Bình Định

    Mô hình “Thùng thiện nguyện” do BCH Hội LHPN xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định xây dựng vào đầu năm 2019 là sự sáng tạo trong việc xây dựng mô hình thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần tạo thêm nguồn thu để làm tốt lĩnh vực an sinh xã hội ở địa bàn.
  • Làng văn hóa du lịch giúp phụ nữ dân tộc Jrai thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao vị thế

    Mô hình du lịch cộng đồng “Làng Văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông, Chư Păh, Gia Lai” được chị H’Uyên Niê thành lập mong muốn góp phần bảo vệ tài nguyên bản địa, bảo tồn bản sắc văn hóa. Đồng thời mô hình cũng giúp chị em trong làng thay đổi nếp nghĩ cách làm, tự giác vươn lên làm ăn, nâng cao vị thế khẳng định vai trò của bản thân trong gia đình và ngoài xã hội.
  • Quảng Trị: Hiệu quả từ mô hình “Phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình”

    Với mục đích tuyên truyền vận động phụ nữ chủ động tham gia bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội cơ sở triển khai, tuyên truyền toàn thể cán bộ hội viên thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường với những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Trong đó, tập trung vận động cán bộ hội viên tham gia thực hiện tốt mô hình “Phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình”.
  • Nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng an toàn cho phụ nữ và trẻ em

    - Trà Vinh: Chú trọng giáo dục, chăm sóc, thực hiện an toàn cho trẻ em - An Giang: An Cư ra mắt Tổ Phụ nữ “Tư vấn pháp luật cộng đồng”
  • “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” góp phần xây dựng làng quê đáng sống ở Quảng Trị

    Xác định điểm nhấn trong phong trào phụ nữ xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã lựa chọn mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” là mô hình cốt lõi trong triển khai thực hiện.
  • Phú Thọ: Xây dựng mô hình phụ nữ khởi nghiệp từ giống lúa nếp khoái đen

    Lúa nếp Khoái Đen bông to dài, chất lượng gạo thơm ngon, mềm, dẻo, vị đậm, có hương thơm đặc trưng. Giống nếp này khi chín, vỏ hạt ngả màu cau khô, hơi đen, khi xát ra hạt gạo tròn, trắng đục, có thể nấu xôi, gói bánh chưng, nấu rượu… đem lại thu nhập cao cho người dân. Đây là giống lúa dài ngày, ưa những chân ruộng trũng, nhiều nước, có thể chịu ngập từ 1 đến 2 ngày.
  • Giúp bà con có thêm kiến thức về pháp luật và bình đẳng giới

    Tuy mới đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng các tổ truyền thông cộng đồng (TTCĐ) ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng được các hình thức tuyên truyền đa dạng, phù hợp với từng nội dung, đối tượng người dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về bình đẳng giới (BĐG), giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ (PN) và trẻ em (TE).
  • Đồng hành với phụ nữ và trẻ em bị bạo hành

    Sau 2 năm hoạt động, CLB tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực sự là chỗ dựa của phụ nữ, trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên địa bàn. CLB luôn có mặt kịp thời để bảo vệ quyền lợi cũng như động viên, khích lệ tinh thần dám đứng lên đòi quyền lợi của các nạn nhân.
  • Kiên Giang: Một số kết quả từ hai mô hình điểm "Gia đình 5 có, 3 sạch" và "Dịch vụ nấu ăn"

    Qua 1 năm triển khai thực hiện, hai mô hình điểm xây dựng “Gia đình 5 có, 3 sạch” và “Dịch vụ nấu ăn” tại xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
  • Phát huy giá trị của cây sâm nam núi Dành - niềm tự hào của người dân Bắc Giang

    Theo chồng về quê hương Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), chị Nguyễn Thị Kim Dung đã dành trọn tình yêu dành cho nơi này.
  • Hợp tác xã thổ cẩm Tả Phìn đem việc làm đến cho chị em phụ nữ

    Hợp tác xã thổ cẩm Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) được thành lập từ hàng chục năm về trước, cho đến nay vẫn duy trì phát triển bền vững. Nhờ đó, đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng trăm chị em phụ nữ ở địa phương. Phóng viên Báo PNVN đã có cuộc trao đổi với bà Lý Mẩy Pham xoay quanh vấn đề này.
  • Người phụ nữ ở ấp đảo khởi nghiệp từ hạt muối biển

    Với mong muốn tạo ra sản phẩm là quà tặng cho du khách du lịch khi đến với ấp đảo Thiềng Liềng (huyện Cần Giờ, TPHCM), chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã tìm tòi và cho ra mắt sản phẩm muối biển thảo dược.
  • Hội LHPN tỉnh Ninh Bình: Xây dựng được trên 700 mô hình dân vận khéo

    Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Kết luận số 43-KL/TW ngày 7/1/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25 về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới", các cấp Hội LHPN tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết.
  • Quảng Trị: Tổ hợp tác Ba Tầng tạo việc làm cho phụ nữ Bru - Vân Kiều

    Được hỗ trợ đầu tư và thành lập tổ hợp tác đã giúp hàng chục phụ nữ DTTS ở vùng biên Quảng Trị có sinh kế mới từ sản phẩm măng rừng - một sản phẩm sạch đang được thị trường ưa chuộng.
  • Mô hình “Phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng men vi bản địa IMO” tại Hải Dương

    Mô hình “Phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng men vi bản địa IMO” tại phường Tân Dân, thành phố Chí Linh và xã Thượng Quận, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là hai mô hình xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn bước đầu có hiệu quả.
  • Kinh tế tập thể tạo sinh kế cho phụ nữ miền núi A Lưới

    Những mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã đã giúp hàng ngàn phụ nữ người Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu ở vùng đại ngàn Trường Sơn thuộc huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) có thu nhập ổn định và giữ được văn hóa
  • Phụ nữ Hương Thuỷ làm chủ kinh tế

    Những tổ liên kết hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp được thành lập và duy trì có hiệu quả, nguồn vốn vay ưu đãi kịp thời đến tay người có nhu cầu… góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho hội viên Hội HLHPN thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế khởi nghiệp và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.
  • Bắc Giang: Nhiều mô hình hay thu hút phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội

    Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, Hội LHPN các cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có sáng kiến, mô hình hay thu hút, tập hợp phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội.
  • TP. HCM: Thêm một hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý được thành lập

    Định hướng đến năm 2030, Hợp tác xã Tâm Vĩnh Phát sẽ phát triển khoảng 500 cơ sở spa mini, tạo việc làm cho 1.000 lao động.
  • Bắc Ninh: Hiệu quả từ mô hình “3 có, 3 biết” ở phường Khúc Xuyên

    Thực hiện khâu đột phá “Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh” nhiệm kỳ 2022-2027 và Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội LHPN các cấp thành phố, trọng tâm là địa bàn dân cư, giai đoạn 2021-2025”, mô hình “3 có, 3 biết” đã được triển khai tại phường Khúc Xuyên (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) bước đầu đạt hiệu quả tích cực.
  • Khi phụ nữ làm nghề ve chai được mặc đồng phục

    Ở phường An Đông (TP. Huế) có một tổ tự quản nghề ve chai do dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) hỗ trợ.
  • Quảng Trị: Bình yên ở những “Làng quê an toàn cho phụ nữ, trẻ em”

    Từ một mô hình thí điểm đầu tiên tại thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, đến nay, mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ, trẻ em” đã phát huy hiệu quả và bắt đầu nhân rộng ra nhiều địa phương trong toàn tỉnh. Kết quả, đến nay tỉnh Quảng Trị đã thành lập được 70 mô hình trên 9 huyện, thị xã, thành phố với 8.788 thành viên tham gia, trong đó có trên 40% nam giới tham gia thường xuyên các hoạt động.
  • Thúc đẩy bình đẳng giới từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”: Tạo dựng những "hạt nhân" tiên phong xóa bỏ định kiến giới (Bài 2)

    Mô hình câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” trong trường học và cộng đồng, với mục tiêu lấy trẻ em làm trung tâm, sẽ trang bị cho trẻ em những kiến thức, kỹ năng liên quan đến bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em. Với việc tổ chức các hoạt động, các thành viên trong câu lạc bộ sẽ trở thành những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới trong đời sống của đồng bào các dân tộc tại địa phương.
  • Cửa tiệm đặc biệt "sản xuất" nụ cười cho những mảnh đời kém may mắn

    Cửa tiệm Hạnh phúc tại Hội An là nơi mà "nhân viên" luôn nở nụ cười trên môi, vừa làm việc vừa chuyện trò không ngớt. Họ là những mảnh đời kém may mắn, người khuyết tật, yếu thế... cùng đến cửa - tiệm - ngập - tràn - vải - vụn để sẻ chia yêu thương, trao nhau nghị lực.
  • Cán bộ, hội viên phụ nữ phố cổ thành tuyên truyền viên nòng cốt phòng cháy chữa cháy

    Ngày 15/7/2023, Hội LHPN phường Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã cho ra mắt mô hình “Chi hội xung kích trong tuyên truyền PCCC và phương án thoát nạn khi có cháy tại Hộ gia đình”. Đây là hoạt động rất thiết thực và ý nghĩa, được đông đảo người dân đồng tỉnh hưởng ứng.
  • Tổ ứng dụng công nghệ số hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

    “Tổ phụ nữ ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh” được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tích cực cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh hiệu quả.
  • Phú Yên: Nhóm hùn vốn tiết kiệm giúp hội viên ổn định cuộc sống

    Mô hình nhóm hùn vốn tiết kiệm không tính lãi của chi hội phụ nữ khu phố Phước Thịnh, thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa (Phú Yên) được thành lập từ Tháng 1/2020, ban đầu có 12 thành viên tham gia. Hơn 3 năm hoạt động hiệu quả, số thành viên của mô hình hiện đã tăng lên 40 chị, trong đó có nhiều chị được nhóm tạo điều kiện cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
  • Phụ nữ “cầm trịch” phát triển kinh tế để thoát nghèo

    Ông cha ta có câu "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm". Nhưng phải khẳng định rằng, chị em phụ nữ cũng là người "cầm trịch", là chủ thể để xây dựng cuộc sống gia đình cả về vật chất, lẫn tinh thần. Nhiều phụ nữ đã nỗ lực tham gia làm kinh tế, sản xuất, khởi nghiệp; nhờ đó không chỉ vươn lên thoát nghèo mà còn xây dựng cuộc sống gia đình no ấm.
  • Quảng Bình: Mô hình “Đổi phế liệu lấy cây xanh” - Lan tỏa thông điệp sống xanh

    Để góp phần hạn chế rác thải sinh hoạt, phụ nữ huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện phong trào thu gom phế liệu, đổi lấy cây xanh hoặc bán phế liệu gây quỹ đỡ đầu học sinh khó khăn. Hoạt động ý nghĩa này không chỉ giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, lan tỏa thông điệp sống "xanh" mà còn giúp nhiều hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được đến trường.
  • Nghe kể chuyện cổ Ba Na trên tấm dệt

    Lần đầu tiên, Hoa Nhung và các bạn được chạm vào khung dệt, cùng săm soi, xuýt xoa cho hành trình từ sợi bông “hóa phép” thành những tấm vải nhiều màu sắc, hoa văn độc đáo.
  • Tích cực vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” cho phụ nữ dân tộc miền núi

    Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã và đang tích cực vào cuộc triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhằm thúc đẩy chăm sóc phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số. Các mô hình, hoạt động triển khai đã được người dân đồng tình ủng hộ và được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao.
  • Đôi bàn tay nhuộm chàm giữ nghề truyền thống

    Chỉ thoáng nhìn cũng dễ dàng nhận thấy đôi bàn tay của chị Lý Thị Ninh có màu chàm bám ở từng nếp da và trên cả móng tay. Chị Ninh bảo bắt đầu tỉ mẩn vẽ từng nét sáp ong trên vải lanh và biết nhuộm chàm từ khi mới 10 tuổi…
  • Cách phát triển du lịch cộng đồng của người phụ nữ Xê-đăng

    Việc triển kinh tế từ làm du lịch cộng đồng đối với bà con đồng bào dân tộc thiểu số không còn xa lạ, với tư duy đổi mới vươn lên phát triển kinh tế. Bà Y Lim, người dân tộc Xê-đăng ở làng Kon Pring, Thị trấn Măng Đen, tỉnh Kon Tum đã mạnh dạn đi theo hướng này.
  • Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh: Hiệu quả các mô hình thu hút nữ công nhân lao động

    Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, thời gian qua, các cấp Hội LHPN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình, giải pháp nhằm tập hợp lao động nữ, nhất là lao động nữ ở các khu nhà trọ tham gia vào tổ chức Hội.
  • Sáng tạo ra đĩa lá ép, cô gái chẳng ngờ "cháy hàng" không đủ để xuất khẩu

    Yêu thiên nhiên, cô gái kết hợp cùng bạn sản xuất ra loại đĩa lá ép thân thiện với môi trường. Hàng không kịp sản xuất để bán ra thị trường trong và ngoài nước.
  • Xây dựng mái ấm tình thương cho hội viên, phụ nữ nghèo

    - Nam Định: Bàn giao “Nhà nhân ái” cho hội viên phụ nữ nghèo nhân Tháng Nhân đạo năm 2023 và Ngày gia đình Việt Nam 28/6/2023 - Bình Phước: Bàn giao “Mái ấm tình thương” cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Phú Trung
  • Tin hoạt động Hội

    - Khánh Hòa: Ra mắt mô hình “Hỗ trợ phụ nữ yếu thế” - Yên Bái: Hội LHPN tỉnh giám sát công tác cán bộ nữ - Tuyên Quang: Hưởng ứng phong trào chung tay xử lý rác thải và phòng chống rác thải nhựa
  • Lào Cai: Nghề làm đệm bông lau truyền thống tạo việc làm cho phụ nữ Tày

    Người Tày ở Văn Bàn (Lào Cai) có bề dày về văn hóa truyền thống và đậm đà bản sắc. Trong đó, nghề truyền thống làm sản phẩm may mặc và các vật dụng hàng ngày đang được bảo tồn và phát huy giá trị.
  • Bắc Giang: Trao mái ấm tình thương cho phụ nữ khó khăn

    Chiều ngày 10/5, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh và Công ty TNHH Kim Tường tổ chức trao Nhà mái ấm tình thương cho gia đình chị Nguyễn Thị Tươi ở thôn Bắc, xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng - gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thôn.
  • Phụ nữ Đất Mũi làm giàu từ đặc sản quê hương

    Với ý chí vượt khó, cộng với sự hỗ trợ tích cực của các ngành chức năng, nhiều phụ nữ ở Cà Mau đã vươn lên phát triển kinh tế, tạo việc làm cho nhiều người để cùng nhau thoát nghèo…
  • Trà Vinh: “Đổi rác thải nhựa lấy quà” góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao

    Ở ấp Chợ, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú, các sản phẩm làm từ nhựa đã qua sử dụng hay bao bì, túi nylon… mang đến trụ sở văn hóa Ấp sẽ được đổi lấy quà là nhu yếu phẩm như gạo, dầu ăn, đường, nước tương…
  • Thiềng Liềng vượt ngại để làm du lịch

    Sống trên ấp đảo xa nhất Thành phố Hồ Chí Minh, bao năm nay, hơn 200 hộ dân ở Thiềng Liềng (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ) kiếm thu nhập chủ yếu bằng nghề làm muối, đánh bắt hải sản, buôn bán nhỏ lẻ. Vậy nên, những ngày đầu triển khai mô hình “Du lịch cộng đồng” nơi đây, chị Nguyễn Thị Kim Loan cùng nhiều bà con thấy cái gì cũng mới, bỡ ngỡ vô cùng. Chị Loan kể, mấy lần đầu khách du lịch ghé thăm, gia đình chị cứ đứng trong cửa nhìn ra, không dám chào vì… ngại.
  • Tin hoạt động Hội

    - Gia Lai: Tuyên truyền cho 400 chi hội trưởng, hội viên phụ nữ sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn - Khánh Hòa: Trao phương tiện sinh kế cho phụ nữ khuyết tật, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn
  • Sáng tạo giữ nghề, giữ người làm nón

    “Hương nón”, là cái tên trìu mến và trân trọng mà người dân làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) gọi nghệ nhân Tạ Thị Thu Hương - người đã khơi dậy niềm đam mê với nghề nón truyền thống của làng.
  • Nghệ An: Trên 1 nghìn trẻ mồ côi được đỡ đầu từ Chương trình “Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương”

    Hưởng ứng Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, từ tháng 10/2021 đến cuối tháng 10/2022, tỉnh Nghệ An có 1.115 trẻ mồ côi đã được các tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, với tổng số tiền cam kết hỗ trợ trên 13,830 tỷ đồng (trong đó: 12,57 tỷ đồng tiền mặt và giá trị vật chất quy đổi bằng tiền 1,26 tỷ đồng).
  • Tin hoạt động Hội

    - Gia Lai: Truyền thông chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ khuyết tật - Sơn La: Hội LHPN xã Chiềng Khoi tổ chức phục dựng, trình diễn “Hạn Khuống” - “sàn sân”, nét đẹp văn hóa dân tộc Thái đen - Bình Định: Hội LHPN xã Cát Trinh phối hợp thực hiện chương trình Mẹ đỡ đầu - Bình Dương: Hội LHPN thị xã Bến Cát hưởng ứng chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”
  • Mô hình hoạt động Hội

    - Đắk Lắk: Ra mắt mô hình rượu cần truyền thống Êđê - “Rượu cần Ea Sin” - Bình Dương: Ra mắt đội bóng chuyền nữ tại xã Lai Hưng
  • Hải Dương: Những mô hình rèn luyện đạo đức của hội viên phụ nữ Yết Kiêu

    Năm 2013, Hội LHPN xã Yết Kiêu - xã đầu tiên trong huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương xây dựng mô hình hỗ trợ hội viên phụ nữ rèn luyện 4 phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” tại thôn Bá Đại với 32 thành viên tham gia. Đến năm 2019, Hội LHPN xã tiếp tục xây dựng mô hình “Tổ phụ nữ đảm đang” có 12 thành viên tại chi hội phụ nữ thôn Trịnh Thanh Vân.
  • Phú Thọ: Phụ nữ Việt Trì bảo vệ môi trường từ nhà ra ngõ

    Từ năm 2013, Hội LHPN thành phố Việt Trì đã cho ra mắt 2 mô hình “Tiết kiệm phế liệu” và "Phân loại rác thải tại hộ gia đình", từ đó triển khai tại các chi hội phụ nữ trực thuộc. Đến nay, 2 mô hình đã phát huy hiệu quả và ngày càng được nhân rộng.
  • Lâm Đồng: Phát huy hiệu quả Tổ truyền thông cộng đồng huyện Lâm Hà

    Để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân cũng như xóa bỏ định kiến về giới, tập tục, thói quen có hại cho phụ nữ, trẻ em, Hội LHPN huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã thành lập và duy trì hoạt động các Tổ truyền thông cộng đồng.
  • Phú Yên: Phong trào “Áo dài yêu thương” tiếp nhận trên 2.500 bộ áo dài trao cho phụ nữ khó khăn

    Phong trào “Áo dài yêu thương” được Hội LHPN tỉnh Phú Yên phát động vào dịp kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 (8/3/1910 – 8/3/2023) nhằm hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” do TW Hội LHPN Việt Nam phát động từ ngày 01 – 08/3/2023 để vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ quyên góp, ủng hộ áo dài mới hoặc đã qua sử dụng (còn sử dụng được), trao tặng phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần lan tỏa yêu thương để chị em nào cũng có bộ áo dài mặc trong tuần lễ áo dài.
  • Cơ hội mới cho nghề dệt truyền thống của đồng bào Ba Na

    Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na (tỉnh Kon Tum) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để tỉnh Kon Tum tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na nói riêng trên địa bàn.
  • Tương trợ "5+1" là cách gắn kết chị em lâu bền

    Đó là kinh nghiệm mà chị Bùi Thị Hồng Lý, Chủ tịch Hội LHPN phường Linh Tây (TP Thủ Đức, TPHCM), rút ra từ quá trình triển khai mô hình tương trợ “5+1”.
  • Hậu Giang: Cà phê dừa hút khách ở miền Tây

    Trong một lần làm bánh, hương thơm của cơm dừa rang dậy lên hấp dẫn, một người phụ nữ ở tỉnh Hậu Giang đã thử kết hợp món cà phê truyền thống với cơm dừa rang để từ đó cho ra đời sản phẩm cà phê dừa có hương vị thơm ngon hút khách ở miền Tây. Đó là chị Trần Hồng Nhiên, ngụ xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A.
  • Một số mô hình hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế

    Hội nhập quốc tế đem lại cho phụ nữ cả cơ hội và thách thức trên nhiều lĩnh vực. Phụ nữ cần nâng cao kiến thức, kỹ năng để tránh nguy cơ bị tụt hậu. Nhằm hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế một cách chủ động và hiệu quả, năm 2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chỉ đạo xây dựng thí điểm một số mô hình hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế.
  • TPHCM: Lần đầu ra mắt mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em

    Ngày 24/3, “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TPHCM” đã chính thức ra mắt tại Bệnh viện Hùng Vương (quận 5). Đây là mô hình thí điểm lần đầu triển khai tại TPHCM và được đánh giá là điểm đến an toàn, tin cậy, hiệu quả cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.
  • Điện Biên: Nậm Pồ lan tỏa nhiều mô hình phụ nữ giúp nhau

    Bằng nhiều hình thức và cách làm tiết kiệm, sáng tạo, hiệu quả khác nhau, các xã ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã tích cực giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
  • Hội LHPN Hà Nội: Nhân rộng sân chơi tái chế cho trẻ em

    Từ sự tâm huyết, sáng tạo, cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô đã tận dụng nguồn rác thải tái chế để tạo ra những sân chơi, điểm sinh hoạt cộng đồng an toàn xanh, sạch, đẹp, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh...
  • Câu lạc bộ Nữ chủ nhà trọ ở tỉnh Bắc Giang

    Thực hiện Chủ đề năm 2023 “Tập trung xây dựng cơ sở Hội, trọng tâm là nâng cao năng lực cán bộ Hội cơ sở”, nhằm đa dạng các mô hình tập hợp hội viên phụ nữ và thu hút nữ công nhân lao động tham gia sinh hoạt/hoạt động Hội tại địa bàn dân cư, Hội LHPN tỉnh Bắc Giang đã lựa chọn chỉ đạo điểm thành lập Câu lạc bộ “Nữ chủ nhà trọ” tại Hội LHPN xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng.

TIN TỨC SỰ KIỆN

HOẠT ĐỘNG HỘI

XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI

KIẾN THỨC, KỸ NĂNG