-
Ra mắt cuốn sách "Bình đẳng giới tại nơi làm việc"
Ngày 19/3, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam và ECUE đã tổ chức buổi Tọa đàm và Giới thiệu sách "Bình đẳng giới tại nơi làm việc: Những câu chuyện và giải pháp trong khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới" tại Phố Sách Hà Nội. -
Nữ vận động viên dân tộc Cao Lan và hành trình khẳng định bình đẳng giới
Cô gái dân tộc Cao Lan - Vương Thị Bình đã luôn nỗ lực tiến về phía trước để trở thành một vận động viên xuất sắc. Mang về cho thể thao nước nhà những giải thưởng danh giá, Bình đã chứng tỏ bản thân là điển hình của phụ nữ dân tộc thiếu số góp phần thực hiện bình đẳng giới. -
Sơn La: Cô đỡ thôn bản nhiều lần đi trong đêm, vượt đường xa để đón đứa trẻ ra đời
Nếu như ai đó cho rằng, cô đỡ thôn bản là những người "nối dài" cánh tay của ngành y tế, thì quả đúng như vậy. Những người như chị Mỉ không chỉ góp phần thực hiện bình đẳng giới mà còn góp phần tham gia giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số. -
Còn nhiều định kiến giới về phụ nữ và công nghệ
Đổi mới và công nghệ vẫn thường được coi là lĩnh vực mà nam giới có ưu thế. Tại Việt Nam, những năm gần đây, phụ nữ đang từng bước tạo dựng những lợi thế nhất định trong công nghệ, với cơ hội việc làm rộng mở. -
Thúc đẩy bình đẳng giới ở châu Phi
Gần 400 nữ lãnh đạo đến từ 15 quốc gia châu Phi vừa tham gia một hội nghị kéo dài 3 ngày để thúc đẩy nữ quyền tại "lục địa đen". -
Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski: “Tiềm năng phát triển của phụ nữ Việt Nam rất lớn”
Trong nửa thế kỷ qua, quan hệ Việt Nam - Australia đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị đến đầu tư, thương mại, giáo dục, hợp tác phát triển, an ninh quốc phòng. Nhân dịp này, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đã có những chia sẻ với Báo Phụ nữ Việt Nam về những mối quan tâm chung của hai quốc gia trong thời gian tới, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới. -
Đảm bảo bình đẳng giới - Ưu tiên hành động của Liên hợp quốc trong năm 2023
Mở đầu bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) mới đây, Tổng Thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, nhấn mạnh sự cần thiết phải có một “sự chuyển đổi” trong năm nay, dựa trên Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn Nhân quyền. -
Aus4Skills - những đóng góp trong mục tiêu thực hiện Bình đẳng giới tại Việt Nam
Thông qua Chương trình Aus4Skills, Australia đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực cho nguồn nhân lực phát triển lâu dài, trong đó phụ nữ là một trong những đối tượng được quan tâm đặc biệt. -
Triển lãm "Dám sống một cuộc đời rực rỡ": Thúc đẩy việc trao quyền và tôn vinh những người phụ nữ
"Triển lãm là sự phối hợp giữa Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Nhà báo, Đạo diễn Nguyễn Bông Mai, cùng hướng đến việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa về phụ nữ, từ đó, thúc đẩy việc trao quyền và tôn vinh những người phụ nữ", bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, chia sẻ tại khai mạc triển lãm "Dám sống một cuộc đời rực rỡ" sáng 18/2. -
Cùng xóa rào cản, định kiến giới trong khởi nghiệp
Tại buổi tổng kết chương trình "Future For Women" – Vì tương lai của phụ nữ mùa 2 mới đây, nhiều nữ Start-up đã chỉ ra những rào cản, định kiến mà họ đã và đang đối mặt trong quá trình khởi nghiệp. -
Yên Bái: Mù Cang Chải thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo và bình đẳng giới
Qua hoạt động của FEMMA triển khai tại Mù Cang Chải đã có hàng trăm phụ nữ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý thúc đẩy bình đẳng giới then chốt. -
Vai trò của các cấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ nữ trong thời kỳ mới
Công tác cán bộ nữ là một bộ phận quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng và cả hệ thống chính trị. Trước những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng có đủ năng lực, phẩm chất để cống hiến cho Tổ quốc là nhiệm vụ quan trọng, được các cấp ủy Đảng quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. -
Những phụ nữ đấu tranh vì nhân quyền
75 năm trước, ngày 10/12/1948, Liên hợp quốc công bố Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền (UDHR). Tuyên ngôn này gắn liền với tên tuổi của các nhà làm luật, các nhà ngoại giao đến từ nhiều nước. Đặc biệt là Đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt (1884 - 1962), người phụ nữ hết mình hoạt động vì nhân quyền. -
Xòe Thái - bài ca về bình đẳng và vai trò của phụ nữ
Mường Lò là vùng đất nổi tiếng với những điệu xòe Thái - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Con đường đưa xòe Thái thành Di sản có vai trò lớn của những người phụ nữ, chủ thể chính lưu truyền vũ điệu mang tính biểu tượng của tình đoàn kết các dân tộc vùng Tây Bắc. -
Lào Cai: Thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ dân tộc thiểu số
Kể từ khi thông qua Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm 2000, Việt Nam đã chứng tỏ là một thành viên tích cực, có trách nhiệm. Cụ thể, Việt Nam đã sớm hoàn thành tám mục tiêu được đề ra trong văn bản quan trọng này, nổi bật là thành tựu về thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ trong đời sống xã hội. Những kết quả ấn tượng của Việt Nam được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. -
Sơn La: Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số
Trong hai ngày 13 và 15/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã giám sát việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” tại huyện Quỳnh Nhai và Mường La. -
Tin hoạt động Hội
- Hội LHPN tỉnh Khánh Hoà đón Hội LHPN TP. Pohang (Hàn Quốc) thăm và giao lưu văn hóa - Hội LHPN tỉnh Tây Ninh tổ chức hội thảo chuyên đề về bình đẳng giới - Hội LHPN tỉnh Gia Lai thí điểm và ra mắt mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” -
Phụ nữ dân tộc thiểu số nỗ lực vượt qua định kiến giới, khẳng định giá trị bằng tri thức
Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phụ nữ phát huy khả năng, sự đóng góp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có phụ nữ dân tộc thiểu số. Hành trình khẳng định vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số là một hành trình lâu dài và bền bỉ, không ít chông gai nhưng cũng là hành trình của niềm tin, hạnh phúc, của khát -
Lâm Đồng nỗ lực thực hiện bình đẳng giới
Sau 15 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nhận thức của hệ thống chính trị, xã hội, gia đình và bản thân người phụ nữ về bình đẳng giới (BĐG) được nâng cao rõ rệt. Qua đó, không ngừng tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trong học tập, lao động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. -
Mất tới 136 năm thay vì 100 năm để thu hẹp khoảng cách giới vì Covid-19
Báo cáo về khoảng cách giới năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, các nước sẽ mất 136 năm thay vì 100 năm để thu hẹp khoảng cách giới do dịch Covid-19. -
Ghi nhận các sáng kiến, chương trình hành động thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ
Giải thưởng “Thực hiện nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ” nhằm công nhận nỗ lực của những công ty có các sáng kiến, chương trình hành động thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. -
Bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số: Nhiều thành tựu, nhưng lắm thách thức
Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) đang đến rất gần, là dịp để chúng ta nghĩ về nét đẹp, những đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của phụ nữ; cũng là dịp để nhìn nhận tiến trình thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là cho phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) - con đường đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn lắm thách thức, gian nan. -
Tập huấn kỹ năng lồng ghép giới trong phản biện xã hội các dự thảo văn bản pháp luật
Thông qua đào tạo kỹ năng lồng ghép giới, mục tiêu trước mắt của Hội LHPN Việt Nam là thu hẹp khoảng cách giới, làm thế nào để các chính sách, pháp luật có tính đến những khác biệt về mặt sinh học và xã hội giữa hai giới. -
Báo chí và truyền thông góp phần thay đổi nhận thức về bình đẳng giới
Ngày 27/10, tại Học viện Phụ nữ Việt Nam đã diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc gia "Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số". Hội thảo do Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới-Gia đình-Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức. Hội thảo nhằm tăng cường trao đổi các kết quả nghiên cứu khoa học, tạo diễn đàn học thuật thảo luận về các vấn đề liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông. -
UNDP tại Việt Nam: Tỷ lệ phụ nữ ở vị trí lãnh đạo thôn bản còn thấp
Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết, trong số 812 thôn được khảo sát năm 2019, chỉ có 101 thôn (chiếm 12%) có lãnh đạo là nữ, 88% còn lại là trưởng thôn nam. Điều đó cho thấy thách thức đối với phụ nữ tham gia cơ quan quản lý ở cấp thôn bản là rất lớn. -
Cần có cơ chế, chính sách để phụ nữ đóng góp nhiều hơn trong xây dựng Nông thôn mới
Thủ tướng Chính phủ đề xuất hoàn thiện thể chế để phát triển Nông thôn mới, trong đó phải có cơ chế, chính sách để phụ nữ đóng góp được nhiều hơn. -
Phụ nữ toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng giới
Năm 2022 là năm chứng kiến phụ nữ trên khắp thế giới đấu tranh cho quyền bình đẳng. Hàng loạt các ràng buộc giới từ trang phục, kiểu tóc cho đến quyền phá thai, kết hôn đã được gỡ bỏ và phụ nữ đang dần làm chủ cuộc sống của bản thân. -
Việt Nam kêu gọi loại bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái
Thảo luận ở Ủy ban Các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam đề cao tầm quan trọng của việc ngăn ngừa và loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực nhằm vào phụ nữ và trẻ em gái. -
Tọa đàm tham vấn xây dựng Chiến lược nghiên cứu phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2022-2027
Sáng ngày 30/9/2022, Hội đồng Khoa học cơ quan TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức Tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia về định hướng xây dựng Chiến lược nghiên cứu phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2022-2027. -
Bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số trước các hủ tục lạc hậu
Vẫn còn quan niệm, hủ tục lạc hậu còn tồn tại dai dẳng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Điều này phần nào đó tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và sức khoẻ, tâm lý người DTTS, trong đó đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là phụ nữ và trẻ em gái. -
Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất bộ công cụ và cơ chế giám sát việc thực hiện Bình đẳng giới trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Chiều 26/9, TW Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn dự thảo bộ công cụ và cơ chế giám sát việc thực hiện Bình đẳng giới trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Bà Trương Thị Thu Thủy, Ủy viên ĐCT, Trưởng ban Gia đình – xã hội, TW Hội LHPN Việt Nam chủ trì hội thảo. -
Hội LHPN tỉnh Bắc Giang giám sát thi hành Luật Bình đẳng giới
Hội LHPN tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức đoàn giám sát việc thi hành Luật Bình đẳng giới tại các huyện: Tân Yên, Yên Dũng, Sơn Động, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang. Tham gia Đoàn giám sát có đại diện Hội LHPN tỉnh, các sở Lao động Thương binh và xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo. -
Hà Giang: Nâng cao sự thụ hưởng của phụ nữ nghèo, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số trong Chương trình mục tiêu quốc gia.
Vừa qua, Hội LHPN tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức tọa đàm về khoảng cách giới trong thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020 nhằm đánh giá vai trò, sự tham gia của phụ nữ trên các lĩnh vực và đề xuất giải pháp thu hẹp khoảng cách giới, nâng cao sự thụ hưởng của phụ nữ nghèo, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số trong các Chương trình mục tiêu quốc gia. -
Dự án 8 sẽ tập trung vào các hoạt động nào về nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới?
Nội dung hoạt động liên quan đến “trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng” sẽ được ưu tiên triển khai thông qua các hoạt động cụ thể: -
Lâm Đồng: Nỗ lực triển khai công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ
Chiều 14/9, Đoàn công tác Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do bà Hà Thị Nga - Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam - làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Lâm Đồng. -
Nâng cao năng lực xác định, phân tích giới cho cán bộ Hội
Chiều 19/8, Hội đồng khoa học cơ quan TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức Tọa đàm khoa học “Nữ quyền – Giới và Phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức và cập nhật những thay đổi, phát triển của khái niệm giới, bình đẳng giới và nữ quyền cho cán bộ cơ quan TW Hội, phục vụ quá trình tham mưu thực hiện nhiệm vụ. -
Tin hoạt động Hội LHPN tỉnh Điện Biên
- Hội thảo Xây dựng tiêu chí phụ nữ Điện Biên “Thân thiện, sáng tạo, khát vọng, phát triển” - Bàn giao 4 nhà “Khăn quàng đỏ” cho học sinh nghèo vượt khó - Hội nghị truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong gia đình -
Chung tay vì mục tiêu không còn bạo lực giới, hành vi có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tiếp tục thực hiện mục tiêu không còn bạo lực giới, hành vi có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái. -
Malala Yousafzai - nhà đấu tranh vì quyền giáo dục của phụ nữ ở Pakistan
Malala Yousafzai sinh ngày 12/7/1997, thường được gọi là Malala, là một nhà hoạt động người Pakistan vì giáo dục nữ giới. Sinh ra trong một gia đình có tư tưởng tiến bộ, từ nhỏ Malala đã có những quan điểm rõ ràng về việc xúc tiến giáo dục cho nữ giới ở Pakistan. -
Yên Bái: Lan tỏa chiến dịch truyền thông vì hạnh phúc của phụ nữ, trẻ em
Qua 3 năm phối hợp với tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam triển khai Dự án “Nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức người dân để cải thiện việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng bởi bạo lực giới”, Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã tổ chức được 10 chiến dịch truyền thông giúp người dân có thêm các kiến thức về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, mua bán người cũng như nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc. -
"Womenomics" - tâm huyết suốt 8 năm làm Thủ tướng Nhật Bản của ông Abe Shinzo
Khi lên nắm quyền tháng 12/2012, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cam kết sẽ để phụ nữ tỏa sáng và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các lĩnh vực kinh doanh và chính trị, cũng như tạo điều kiện để họ trở thành các nhà lãnh đạo. -
Kenya: Góa phụ đòi quyền thừa kế
Luật pháp ở Kenya bảo vệ góa phụ nhưng văn hóa gia trưởng và ảnh hưởng luật pháp thuộc địa khiến phụ nữ rơi vào cảnh nghèo khổ. -
Khởi động Chiến dịch Trái tim xanh, bảo vệ trẻ em và phụ nữ
Ngày 5/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam, Chính phủ Australia khởi động chiến dịch nâng cao nhận thức Trái tim xanh 2022, với thông điệp mạnh mẽ là “Không khoan nhượng với tình trạng bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ”, nhằm hướng tới chấm dứt bạo lực trong bối cảnh các nguy cơ đang trở nên trầm trọng hơn và các hình thức bạo lực đang ngày càng đa dạng. -
Đà Nẵng: đến năm 2025, 60% cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương có lãnh đạo chủ chốt là nữ
Đó là một trong các các chỉ tiêu Đề án "Tạo nguồn và phát triển cán bộ nữ giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý đến năm 2025 và những năm tiếp theo" của Đà nẵng đã đề ra. -
Nhận diện vấn nạn bạo lực gia đình vùng DTTS: Cần hoàn thiện hệ pháp luật để giải quyết vấn đề tận gốc
Mối quan hệ gia đình trong xã hội hiện nay có nhiều sự thay đổi lớn, thế nên những hành vi bạo lực gia đình (BLGD) cũng ngày càng phức tạp, khó xử lý. Do đó, cần có những thay đổi, bổ sung các quy định cụ thể, đủ mạnh để nâng cao tính răn đe của pháp luật, xử lý đúng người, đúng việc, giải quyết tận gốc vấn nạn BLGĐ. -
Những cô gái thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực công nghệ số
“African Girls Can Code Initiative” (AGCCI) được triển khai ở châu Phi từ năm 2018 đến nay, nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong kỹ thuật số, nâng cao hiểu biết của phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực công nghệ thông tin. -
Muốn bình đẳng, phụ nữ dân tộc phải tăng cơ hội phát triển bản thân
Đa phần các bố mẹ vùng dân tộc thiểu số cho rằng con gái chỉ cần học hết lớp 5, biết đọc và viết tên mình. Sau đó, ở nhà giúp bố mẹ, học làm nông, học thêu thùa may vá, học làm dâu nhà người, như thế tương lai mới được nhà chồng coi trọng. Vì quan niệm này mà nhiều gia đình đã khiến con gái không có cơ hội phát triển bản thân, mất quyền bình đẳng trong gia đình và xã hội. -
Ra mắt Ngôi nhà Ánh dương hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới
Sáng 23-6, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam và UBND thành phố ra mắt Trung tâm Dịch vụ Một cửa, hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đà Nẵng (hay còn gọi là "Ngôi nhà Ánh Dương"). -
Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu 2022: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nêu 4 nội dung kiến nghị
Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu 2022 đã diễn ra ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, chiều 23/6. Xin giới thiệu toàn văn phát biểu của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Lễ khai mạc. -
Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới trong suốt quá trình phát triển
Chiều 23/6, tại Bangkok (Thái Lan), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu năm 2022 với chủ đề: “Phụ nữ: Tạo cơ hội trong thực trạng mới". -
Sơn La: Phụ nữ dân tộc Thái “dệt hạnh phúc” từ cây gai xanh
"Từ khi trồng gai xanh, tôi thấy rất vui. Cả nhà cùng nhau làm, mỗi người một việc. Quan trọng hơn là thu nhập từ cây gai xanh cao hơn rất nhiều so với thu nhập từ trồng lúa, trồng ngô", chị Quách Thị Tằng, xã Liên Hòa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, chia sẻ. -
Hành vi quấy rối tình dục qua nền tảng trực tuyến còn bị coi nhẹ
Theo Nhóm nghiên cứu về "Quấy rối tình dục tại nơi làm việc - nhận thức, thực trạng và ứng phó", đáng chú ý là có gần 70% số người được hỏi không coi hành động "email hoặc tin nhắn khiêu dâm lặp đi lặp lại, hoặc không phù hợp" là quấy rối tình dục. -
Khánh Hòa: Kiên trì khởi nghiệp để lan tỏa giá trị xanh
Việc nghiên cứu, chiết xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, thuần tự nhiên trong thời đại sản phẩm công nghiệp tràn lan là việc làm không đơn giản. Tuy vậy, Tiến sĩ hóa lý Hà Thị Hải Yến (ĐH Nha Trang) vẫn kiên trì nghiên cứu và mang đến những sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dùng. -
Đầu tư vào phụ nữ để thúc đẩy quá trình phục hồi sau đại dịch
Đó là một trong những giải pháp được thảo luận và đề xuất tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2022 vừa diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ) trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế thế giới sau 2 năm chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. -
Lao động nữ dệt may chịu tác động nặng trong đại dịch
Khảo sát cho thấy, lao động nữ ngành dệt may bị giảm số giờ làm trong dịch Covid-19 nhiều nhất. Bên cạnh đó, đại dịch cũng làm trầm trọng hơn bất bình đẳng kép với phụ nữ. Điều này đòi hỏi ngành dệt may phải có những giải pháp hỗ trợ lao động nữ trong giai đoạn phục hồi sản xuất. -
“Đam mê không phải là thứ bạn sinh ra đã có mà là đạt được trong quá trình nỗ lực”
Đó là đúc kết từ quá trình khởi nghiệp của Jing Gao, chủ nhân của “Fly By Jing”, chuỗi nhà hàng Trung Hoa với món sốt Tứ Xuyên nổi tiếng, có trụ sở tại Mỹ. Cô cũng chia sẻ về quá trình tìm về cội nguồn và bí quyết khẳng định cái tôi trong kinh doanh. -
Hợp tác vì bình đẳng giới và phát triển kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số
Hội nghị chuyên đề cấp quốc gia với chủ đề “Kết nối Phụ nữ với Thị trường - Nhân rộng mô hình thành công từ cấp tỉnh lên cấp Quốc gia” được tổ chức tại Hà Nội nhằm chia sẻ kinh nghiệm hợp tác vì bình đẳng giới và phát triển kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số. -
Nữ Tổng thống đầu tiên của Hy Lạp: Hình mẫu vượt qua rào cản giới tính
Được kỳ vọng trở thành “một cánh cửa tương lai” mới của Hy Lạp, Tổng thống Katerina Sakellaropoulou là tiếng nói đại diện cho cộng đồng LGBT và người tị nạn. -
Lạng Sơn: Thảo luận về quyền trẻ em, môi trường và biến đổi khí hậu
Hội LHPN tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Hội LHPN huyện Cao Lộc tổ chức chương trình Thảo luận góp ý Bình luận chung số 26 (GC26) và hướng dẫn chính sách quyền trẻ em được hưởng môi trường lành mạnh tại ASEAN (APPG). -
Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới trong giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em
Từ 24-26/7, TW Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức khóa tập huấn "Kinh nghiệm giải quyết, truy tố các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em theo hướng nhạy cảm giới". -
Singapore dẫn đầu thế giới về tỷ lệ CEO nữ
Phụ nữ nắm giữ 13,1% vị trí giám đốc điều hành (CEO) ở Singapore - cao nhất trên thế giới. Theo kết quả khảo sát khoảng 70 quốc gia và khu vực của công ty kiểm toán Anh Deloitte Global, tỷ lệ nữ CEO của Singapore vượt xa tỷ lệ của các nền kinh tế hàng đầu khác ở châu Á: 6,4% ở Trung Quốc, 4,7% ở Ấn Độ và chỉ 0,3% ở Nhật Bản… -
“Cần tăng cường cơ hội cho các nhóm nữ DTTS tiếp cận chính sách…”
Đó là phát biểu của ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại Hội thảo thúc đẩy hợp tác, kết nối hệ sinh thái hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ và thanh niên DTTS tỉnh Hà Giang. -
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đề xuất, tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách ASXH tại Việt Nam
Nhằm góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đề xuất, tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách ASXH tại Việt Nam, TW Hội LHPN Việt Nam và tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn “Bình đẳng giới trong chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam” . -
Kết nối Doanh nhân nữ và Đấu giá gây quỹ cho Ngôi nhà Bình yên hỗ trợ Phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình
Đó là một hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ chương trình tổ chức hội thảo “WeEmpower Asia- Dấu ấn hành trình” do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức nằm trong khuôn khổ dự án WeEmpowerAsia với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu. -
Phú Thọ: Truyền thông “Giáo dục giới tính trong gia đình”
Hội LHPN tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức Hội nghị truyền thông Đề án 938 về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” năm 2022 với chủ đề “Giáo dục giới tính trong gia đình” cho cán bộ, hội viên, phụ nữ trong toàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom. -
Quản lý chuỗi của hàng Yoshinoya bị sa thải vì bình luận phân biệt giới tính đối với phụ nữ
Sau so sánh chiến lược tiếp thị của hãng với việc "đánh thuốc mê phụ nữ", quản lý cấp cao của Yoshinoya đã bị sa thải vì bình luận xúc phạm đến phụ nữ. -
Chiến dịch mới chống tảo hôn ở Ấn Độ
Với sự trợ giúp của chiến dịch Naubat Baja, các cơ quan của Liên hợp quốc đang làm việc với chính quyền bang Rajasthan (Ấn Độ) để chống nạn tảo hôn ở nước này. -
Đánh giá việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội dưới góc độ bình đẳng giới
Nhằm góp phần thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với các chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Hội thảo “Đánh giá việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội dưới góc độ bình đẳng giới” tại TP Cần Thơ. -
Hỗ trợ Hội cơ sở đánh giá, đo lường thực hiện các chỉ tiêu bình đẳng giới trong Chương trình mục tiêu quốc gia
Sáng 31/3, TW Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Chương trình Đối tác Chiến lược Ôtxtrâylia – Nhóm Ngân hàng Thế giới, giai đoạn 2 (ABP2) tổ chức hội thảo tham vấn Tài liệu hướng dẫn giám sát lồng ghép giới trong CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi (CTMTQG 1719) trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại 42 tỉnh/thành triển khai Dự án 8. -
Mỹ thúc đẩy thu hẹp khoảng cách giới trong tiền lương
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã công bố một loạt hành động nhằm thúc đẩy việc làm cho phụ nữ và hỗ trợ các gia đình lao động trên khắp nước Mỹ. Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris từ lâu đã ủng hộ việc trả lương ngang nhau đối với cả nam và nữ. -
Cần lồng ghép giới trong các chính sách thuận lợi hóa thương mại
Hiện các chính sách thuận lợi hoá thương mại vẫn dựa trên nền số liệu chung, mà những số liệu đó có lợi cho nam giới nhiều hơn là nữ giới – đó là vấn đề được đặt ra tại hội thảo "Vai trò phụ nữ trong tạo thuận lợi thương mại” ngày 23/3 vừa qua. -
Đại sứ Úc Robyn Mudie: "Sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam về thúc đẩy bình đẳng giới"
"Chúng tôi tin tưởng vào sự thành công của Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và sẽ tiếp tục ủng hộ cam kết của Hội về thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam", Đại sứ Úc tại Việt Nam Robyn Mudie khẳng định. -
Lào Cai: Truyền cảm hứng và tạo động lực giúp chị em phụ nữ nâng cao vai trò trong gia đình, xã hội
Chiều 11/3, Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội thảo Bình đẳng giới “Thêm bình đẳng – thêm yêu thương” nhằm chào mừng thành công Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3). -
Bình đẳng giới không phải chỉ dành riêng cho phụ nữ
Trong cuộc sống hiện đại, bình đẳng giới được nhìn nhận và đánh giá ở góc độ đa chiều. Bình đẳng giới đa chiều được thể hiện trong cuộc sống và sức khỏe; giáo dục và học tập; sự tham gia, sự ảnh hưởng… Dưới đây là góc nhìn đa chiều về bình đẳng giới trong cuộc sống thời hiện đại. -
Trao quyền cho phụ nữ trong phát triển doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh
Xóa bỏ rào cản để khuyến khích phụ nữ phát triển là nội dung chương trình tọa đàm diễn ra vào đúng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Đây là dịp để các chuyên gia, khách mời chia sẻ về hoạt động bình đẳng giới, chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ lao động nữ và nhóm phụ nữ yếu thế vươn lên khẳng định giá trị bản thân.
Video
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.