Còn ít phụ nữ tham gia vào Ban Điều hành

07/01/2011
Những tranh cãi xung quanh việc có nên đặt ra các chỉ tiêu bắt buộc về số lượng các nữ giám đốc công ty lại nóng lên cùng với những ý kiến của bà Heather Ridous và Elizabeth Proust. Cả hai đã nói rằng trước đây các bà đã không nhất trí với việc cấp “ hạn ngạch”, nhưng bây giờ thì họ lại đồng ý với quan điểm này.

Bà Ridout là giám đốc điều hành - CEO - của Tập đoàn Công nghiệp Úc, đồng thời cũng là lãnh đạo một số cơ quan chính phủ; bà Proust là Chủ tịch Nestle Úc và là một giám đốc của Perpetual,bà cũng từng là chuyên viên cao cấp của ngân hàng ANZ. Cả hai bà đều tỏ ra rất thất vọng trước tiến độ chậm chạp của quá trình tăng tỷ lệ nữ vào các ban lãnh đạo và cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh việc này.

Mới đây Viện Các Giám đốc Công ty Úc (AICD) đã ra một thông cáo báo chí nói ngược lại vấn đề này.

AICD vui mừng thấy rằng qua một năm kể từ khi viện này kêu gọi cần có sự đa dạng và kiến nghị một loạt các “biện pháp cụ thể”, những điều đó đã góp phần cho “một năm tiến bộ thực sự”.

AICD đã nói “ Dù sao trong năm 2010, 51 phụ nữđã được đề bạt ban lãnh đạo của 200 đơn vị hàng đầu trên bảng xếp hạng thị trường chứng khoán Úc (ASX 200) trong khi đó năm 2009 chỉ có 10 chị. Có 27 % số mới được đề bạt trong năm nay là phụ nữ, trong khi đó năm 2009 chỉ có 5%. Tỷ lệ nữ là thành viên ban lãnh đạo hiện là 10,3% so với 8,3% vào thời kỳ đầu năm.”

Dường như Ridout và Proust cùng với nhiều phụ nữ khác chủ trương phải có “hạn ngạch” cho nữ chưa hề thoả mãn với yêu cầu này. Thực tế trong năm qua đã thức đầy đề nghị này vì tiến trình này còn quá chậm.

Có 3 công ty trong 200 công ty chứng khoán hàng đầu của Úc có từ 3 phụ nữ trở lên trong ban lãnh đạo, đó là công ty Pacific Brands (5 nữ), QBE (3 nữ) và Westpac (3 nữ). Pacific Brands và Westpac là 2 trong số 7 công ty có CEO là nữ, còn QBE là một trong 6 công ty có nữ Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ngoài ra còn có 34 công ty có 2 nữ ban lãnh đạo. Các ông ty còn lại có một hoặc hoàn toàn không có nữ trong ban lãnh đạo.

Việc tranh cãi này cũng lại bắt đầu ở Liên hiệp Anh, nơi tỷ lệ giám đốc là nữ hiện nay là 13,6%, theo một nghiên cứu gần đây của Mạng lưới Phụ nữ Nghề nghiệp Châu Âu. Ở các nước Châu âu, tỷ lệ này hiện nay là 11,7%, cao hơn mức 8,5% năm 2008.

Vài tháng trước đây, cựu Bộ trưởng Thương mại Liên hiệp Anh và Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered, Lord Davies đã hoàn thành một báo cáo đánh giá của chính phủ về việc thiếu lực lượng nữ trong các ban lãnh đạo và phát động một cuộc tiến công mạnh mẽ khắc phục những thiếu sót của tiến trình. Báo cáo nói rằng tình trạng này “gần giống như cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng mà Chính phủ đã phải nhảy vào vì ngành gặp khó khăn nhưng chưa có giải pháp khắc phục.”

Trở lại Úc, tôi đã quan sát và đã tham gia vào cuộc tranh luận của một mạng lưới có tên gọi “Next Director” (Giám đốc tiếp theo), Dù sao thì trong nhóm cũng có 2 phái: Phụ nữ ủng hộ quan điểm cần có “hạn ngạch”, còn đàn ông số đông (không phải tất cả) chống lại vì cho rằng chất lượng quan trọng hơn.

Theo quan điểm của tôi, tăng cường chất lượng của các ban lãnh đạo và nhận nhiều chị em vào làm việc đó là 2 mục tiêu tách biệt nhưng không loại trừ nhau.

Rất nhiều người chống lại việc đưa ra “hạn ngạch” đã lý sự rằng việc áp đặt đề bạt phụ nữ vào các ban lãnh đạo sẽ làm giảm chất lượng lãnh đạo, cứ như thể là nam giới vào thì tốt hơn hẳn. Thật ra giới hoàn toàn chẳng ảnh hưởng gì nếu không nói là phụ nữ vào ban lãnh đạo thì chỉ có tăng chất lượng của Ban lãnh đạo mà thôi. Tôi cho là như vậy

Ngoài việc cơ bản cần có sự công bằng, còn có 2 lý do thiết thực để nhanh chóng tạo nên thay đổi và hối thúc các công ty tiến cử nhiều phụ nữ hơn vào các ban lãnh đạo:

1. Số lượng và chất lượng phụ nữ tốt nghiệp đại học vào làm việc ở các công ty và tham gia vào việc quản lý ngày nay chiếm khoảng 50%. Cần phải nắm bắt lấy số người giỏi nhất trong số đó.

2. Phụ nữ khác nam giới. Họ mang đến một cách nhìn xa trông rộng có giá trị cho ban lãnh đạo mà chỉ có phụ nữ mới có khả năng thiên bẩm đó (họ tốt hơn trong các mối quan hệ, hợp tác và nhận đinh về khả năng rủi ro có thể xảy ra khi bắt đầu một công việc nào đó). Nếu chỉ có một hay hai phụ nữ tham gia ban Lãnh đạo thì cũng không thể mang lại kết quả tốt nhất.

Đẩy nhanh tốc độ và hướng tới việc có 40% phụ nữ trong các ban lãnh đạo về lâu dài sẽ chỉ cải thiện mà không hề làm giảm chất lượng của các ban lãnh đạo. Đó là lý do để Chính phủ cần đưa ra một chỉ tiêu “hạn ngạch” cụ thể.

 

 

Lương Thành dịch Theo ABC News

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video