Dự thảo bổ sung, sửa đổi Điều lệ Hội LHPN lần 3

20/03/2006
Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Bổ sung, sửa đổi)

Điều lệ hiện hành

 

Dự thảo điều lệ (bổ sung, sửa đổi)

Quan điểm của đ/c về vấn đề bổ sung, sửa đổi

 

 

Đồng ý

Không đồng ý

Phương án khác

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam.

Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (Hiệp Hội các nước Đông Nam á). Hội tham gia tích cực trong các hoạt động vì hoà bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Mục đích của Hội là hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápvà chính đáng của phụ nữ.

Từ những tổ chức tiền thân cho đến Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Hội đoàn kết các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, tài năng, trí tuệ góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Phần mở đầu:Giữ như Điều lệ hiện hành

 

 

 

 

Chương I

Chức năng và nhiệm vụ của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Điều 1: Chức năng:

-Đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng.

-Đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa.

 

Chương I

Chức năng và nhiệm vụ của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Điều 1:Hội LHPN Việt Nam có chức năng:

Đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng; Đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

 

 

 

 

 

Điều 2: Nhiệm vụ:

1.Động viên, tạo điều kiện để phụ nữ tích cực học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực về mọi mặt. Tham gia tích cực vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam. Hướng dẫn, giúp đỡ phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

3.Xây dựng, củng cố tổ chức Hội; Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội và cán bộ nữ; giới thiệu phụ nữ có đức, có tài, tham gia vào các cơ quan lãnh đạo Đảng, Chính quyền, cơ quan dân cử và đoàn thể các cấp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

4.Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ; Tham mưu, đề xuất chính sách với Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện bình đẳng và phát triển.

5.Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và trên thế giới vì mục tiêu bình đẳng, phát triển và hoà bình.

 

Điều 2: Nhiệm vụ:

1.Tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về công tác vận động phụ nữ, cán bộ nữ; tham giaxây dựng và giám sát thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ nhằm thực hiện quyền bình đẳng và phát triển.

2.Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ; vận động, tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt, tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh-quốc phòng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

3.Xây dựng Hội vững mạnh về tổ chức, phát triển và nâng cao chất lượng cán bộ, hội viên, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

4.Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hoà bình

 

 

 

Chương II

Hội Viên

Điều 3:

Phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, tán thành Điều lệ Hội, tham gia các hoạt động của Hội thì được xét, kết nạp vào Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Chương II

Hội Viên

Điều 3:

Phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, tán thành Điều lệ Hội thì được xét kết nạp vào Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

 

 

 

Điều 4:

Nữ công nhân viên chức và lao động sinh hoạt trong tổ chức Công đoàn là hội viên Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ cả nước.

Các cấp Hội phụ nữ phối hợp với Công đoàn cùng cấp tổ chức hoạt động trong nữ công nhân viên chức và lao động theo quy định của Đoàn chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

 

 

Điều 4:

Nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động sinh hoạt trong tổ chức Công đoàn là hội viên Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, vai trò nòng cốt trong phong trào phụ nữ.

Hội liên hiệp phụ nữ các cấp phối hợp với Liên đoàn lao động cùng cấp tổ chức hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và lao động theo quy định của Đoàn Chủ tịch Trung ươngHội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

 

 

 

Điều 5:

Phụ nữ trong các lực lượng vũ trang là hội viên Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của tổ chức phụ nữ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam do Đoàn chủ tịch TW Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cùng với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Tổng cục xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam quy định.

Điều 5: Giữ nguyên như Điều lệ hiện hành.

 

 

 

 

 

Điều 6:

Các tổ chức phụ nữ hợp pháp khác tán thành Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và tự nguyện gia nhập Hội thì được công nhận là thành viên của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thành viên do cấp ra quyết định công nhận quy định.

 

Điều 6:

Các tổ chức hợp pháp khác của phụ nữ tán thành Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và tự nguyện gia nhập Hội thì được công nhận là tổ chức thành viên của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thành viên do cấp ra quyết định công nhận quy định.

 

 

 

 

Điều 7: Nhiệm vụ của hội viên.

1.Chấp hành điều lệ Hội, tích cực tham gia sinh hoạt và đóng hội phí theo quy định của Hội.

2.Học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, góp phần xây dựng củng cố tổ chức Hội vững mạnh.

3.Đoàn kết, giúp nhau trong công tác, học tập, lao độngtổ chức cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

 

Điều 7: Nhiệm vụ của Hội viên.

1. Chấp hành và vận động các thành viên trong gia đình, cộng đồng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

2. Chấp hành Điều lệ Hội, tham gia các hoạt động của Hội và đóng hội phí theo quy định.

3. Tích cực học tập, đoàn kết, giúp nhau trong cuộc sống, xây dựng gia đìnhno ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

 

 

 

Điều 8: Quyền của Hội viên

1.Được tham gia các hoạt động của Hội.

2.Được hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

3.Được dân chủ bàn bạc công việc của Hội, được góp ý và đề đạt nguyện vọng với tổ chức Hội; được ứng cử, đề cử và bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.

Điều 8: Quyền của hội viên

1.Được tham gia các hoạt động của Hội và sinh hoạt Hội tại nơi cư trú

2.Được hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

3.Được dân chủ bàn bạc công việc của Hội, được góp ý và đề đạt nguyện vọng với tổ chức Hội; được ứng cử, đề cử và bầu cử vào cơ quan lãnh đạo của Hội.

 

 

 

 

Chương III

Nguyên tắc, tổ chức, cơ quan lãnh đạo

các cấp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Chương III

tổ chức, Nguyên tắc, cơ quan lãnh đạo

các cấp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

 

 

 

Điều 9:

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành động.

Cơ quan lãnh đạo các cấp Hội đều do bầu cử lập ra, thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Điều 9: Hệ thống tổ chức Hội gồm4 cấp (Là điều 10- Điều lệ hiện hành)

-Trung ương.

-Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương (gọi tắt là cấp tỉnh)

-Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (gọi tắt là cấp huyện)

-Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi tắt là cấp cơ sở).

 

 

 

Điều 10: Hệ thống tổ chức Hội gồm4 cấp:

-Trung ương.

-Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

-Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương

-Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi là cấp cơ sở).

Điều 10: (Là điều 9- Điều lệ hiện hành)

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành động.

Cơ quan lãnh đạo các cấp Hội đều do bầu cử lập ra, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

 

 

 

Điều 11:

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp Hội là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên phụ nữ của cấp đó.

Thành phần, số lượng đại biểu Đại hội cấp nào do Ban chấp hành cấp đó quyết định và triệu tập. Thành phần đại biểu chính thức của Đại hội mỗi cấp gồm:

-Uỷ viên Ban chấp hành đương nhiệm.

-Đại biểu bầu từ dưới lên.

-Đại biểu chỉ định (không quá 10%).

Đại hội phụ nữ các cấp tổ chức 5 năm một lần, trong trường hợpcần thiết có thể Đại hội sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá 1 năm.

 

Điều 11:

1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp Hội là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên phụ nữ của cấp đó.

2. Đại hội phụ nữ các cấp tổ chức 5 năm một lần. Trường hợpcần thiết có thể Đại hội sớm hoặc muộn hơn không quá 1 năm. Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất 3/4 số đại biểu được triệu tập tham dự.

3. Thành phần, số lượng đại biểu Đại hội cấp nào do Ban chấp hành cấp đó quyết định và triệu tập. Thành phần đại biểu chính thức của Đại hội mỗi cấp gồm:

- Uỷ viên Ban chấp hành đương nhiệm.

-Đại biểu bầu từ dưới lên.

- Đại biểu chỉ định (không quá 10%).

 

 

 

 

Điều 12: Đại hội phụ nữ các cấpcó nhiệm vụ:

1.Đánh giá phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội phụ nữ trong nhiệm kỳ qua, quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác của Hội phụ nữ trong nhiệm kỳ tới.

2.Góp ý kiến vào Dự thảo văn kiện của Đại hội cấp trên và Dự thảo Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

3.Quyết định số lượng uỷ viên Ban chấp hành, hình thức bầu cử; bầu Ban chấp hành và bầu đại biểu đi dự Đại hội phụ nữ cấp trên.

4.Biểu dương, khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Điều 12:Đại hội phụ nữ các cấp có nhiệm vụ:

1.Đánh giá phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ trong nhiệm kỳ qua, quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác của Hội liên hiệp phụ nữ trong nhiệm kỳ tới.

2.Góp ý Dự thảo văn kiện của Đại hội cấp trên và Dự thảo bổ sung, sửa đổi Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

3.Quyết định số lượng uỷ viên Ban chấp hành; bầu Ban chấp hành và bầu đại biểu đi dự Đại hội phụ nữ cấp trên.

4.Biểu dương, khen thưởng cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào phụ nữ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều 13: Ban Chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ các cấplà cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ Đại hội ở cấp đó.

Ban chấp hành các cấp đều do Đại hội bàn bạc dân chủ, thương lượng, giới thiệu bầu ra. Hình thức bầu cử bằng biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Đại hội cấp đó quyết định.

Người trúng cử vào Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp phải được tín nhiệm của trên 50% đại biểu so với tổng số đại biểu được triệu tập.

Khi có thay đổi về địa giới hành chính, Hội phụ nữ cấp trên trực tiếp được quyền chỉ định Ban chấp hành lâm thời của Hội phụ nữ cấp dưới. Thời gian hoạt động của Ban chấp hành lâm thời không quá 1 năm

Uỷ viên Ban chấp hành các cấp Hội đã nghỉ hưu hoặc thay đổi công tác, nếu không thuộc thành phần cơ cấu thì thôi tham gia Ban chấp hành. Ban chấp hành các cấp khi khuyết uỷ viên thì được quyền bầu bổ sung (không quá 1/3 số lượng uỷ viên Ban chấp hành do Đại hội quyết định).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi cần thiết, Ban chấp hành Hội phụ nữ cấp trên được quyền chỉ định uỷ viên Ban chấp hành phụ nữ cấp dưới, nhưng không quá 10% số lượng uỷ viên Ban chấp hành do Đại hội quyết định

 

Điều 13:Ban chấp hành Hội LHPN các cấp do Đại hội dân chủ bầu ra. Hình thức bầu cử bằng biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Đại hội cấp đó quyết định. Người trúng cử vào Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp phải được tín nhiệm của trên 50% đại biểu so với tổng số đại biểu được triệu tập.

Là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ Đại hội ở cấp đó. Ban chấp hành có quyền:

-Ban chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam bầu Đoàn chủ tịch; bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch trong số uỷ viên Đoàn chủ tịch.

-Ban chấp hành Hội LHPN cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở bầu Ban thường vụ; bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch trong số uỷ viên Ban thường vụ.

-Chỉ định Ban chấp hành, Ban thường vụ lâm thời và các chức danh chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ cấp dưới trực tiếp khi có sự thay đổi về địa giới hành chính.

-Quyết định việc cho thôi tham gia khi uỷ viên ban chấp hành nghỉ hưu hoặc thay đổi công tác, bầu bổ sung uỷ viên BCH.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi cần thiết, Ban chấp hành Hội phụ nữ cấp trên được quyền chỉ định uỷ viên Ban chấp hành phụ nữ cấp dưới, nhưng không quá 10% số lượng uỷ viên Ban chấp hành do Đại hội quyết định

 

Ban chấp hành TW và cấp tỉnh được thành lập các ban chuyên môn và Ban chấp hành cấp huyện có bộ phận cán bộ giúp việc theo hướng dẫn của Đoàn chủ tịch TW Hội.

Ban chấp hành TW, cấp tỉnh và cấp huyện được thành lập các Tiểu ban, Hội đồng, tổ công tác khi cần thiết và giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.

 

-Khi cần thiết, được quyền bầu bổ sung thêm uỷ viên Ban chấp hành, nhưng không vượt quá 10% tổng số uỷ viên Ban chấp hành do Đại hội quyết định.

 

 

-Được thành lập các ban chuyên môn, bộ phận giúp việc, các tiểu ban, hội đồng, tổ công tác khi cần thiết và giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.

 

 

 

Điều 14:

1. Nhiệm vụ Ban Chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam:

-Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc và Điều lệ Hội. Đánh giá, tổng kết phong trào phụ nữ theo định kỳ.

-Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi, đời sống phụ nữ.

-Đại diện tổ chức Hội phụ nữ trong các hoạt động với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong nước và quốc tế.

-Quyết định số lượng uỷ viên Đoàn Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; bầu Đoàn Chủ tịch, bầu Chủ tịch và các Phó Chủ tịch trong số uỷ viên Đoàn chủ tịch.

Hội nghị thường kì của Ban chấp hành: 1năm một lần, khi cần có thể họp bất thường do Đoàn Chủ tịch triệu tập.

 

Điều 14: Nhiệm vụ của Ban chấp hành, Đoàn chủ tịch, Thường trực Đoàn chủ tịch Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam:

1. Ban Chấp hành có nhiệm vụ:

-Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc và Điều lệ Hội. Đánh giá, tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ theo định kỳ.

-Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.

-Đại diện cho Hội LHPN trong các hoạt động với các ngành, đoàn thể, tổ chức trong nước và quốc tế.

 

 

 

-Ban chấp hành họp mỗi năm một lần, khi cần có thể họp bất thường do Đoàn Chủ tịch triệu tập.

 

 

 

 

2. Nhiệm vụ Đoàn chủ tịch TW Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam:

Đoàn Chủ tịch thay mặt Ban chấp hành lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc, Nghị quyết Ban chấp hành TW Hội giữa hai kỳ hội nghị Ban chấp hành và chuẩn bị nội dung các kỳ họp Ban chấp hành, quyết định các vấn đề về công tác tổ chức, cán bộ.

Hội nghị thường kì của Đoàn Chủ tịch:3 tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.

Thường trực Đoàn chủ tịch gồm Chủ tịch và các Phó chủ tịch.

Nhiệm vụ của Thường trực Đoàn chủ tịch: Thay mặt Đoàn chủ tịch điều hành công việc giữa 2 kỳ họp Đoàn chủ tịch; xử lý các công việc hàng ngày, chuẩn bị các vấn đề trình Đoàn chủ tịch quyết định; quản lý cơ quan chuyên trách Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

 

2. Đoàn chủ tịch có nhiệm vụ:

- Thay mặt Ban chấp hành lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành TW Hội giữa hai kỳ họp

- Chuẩn bị nội dung các kỳ họp Ban chấp hành, quyết định các vấn đề về công tác tổ chức, cán bộ theo thẩm quyền

 

 

Đoàn Chủ tịch họp ba tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.

3. Thường trực Đoàn chủ tịch gồm Chủ tịch và các Phó chủ tịch, có nhiệm vụ:

- Thay mặt Đoàn chủ tịch điều hành công việc giữa 2 kỳ họp Đoàn chủ tịch

- Xử lý công việc hàng ngày, chuẩn bị các vấn đề trình Đoàn chủ tịch quyết định

- Quản lý cơ quan chuyên trách Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

 

 

 

 

Điều 15:

1.Nhiệm vụ Ban Chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương:

-Tổ chức thực hiện Điều lệ Hội và Nghị quyết Đại hội phụ nữ cấp trên và cấp mình. Đánh giá tổng kết phong trào phụ nữ địa phương theo định kỳ.

-Tham gia xây dựng, giám sát và đề xuất việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ.

-Bầu Ban thường vụ; bầuChủ tịch, các Phó Chủ tịch trong số uỷ viên Ban Thường vụ. Số lượng uỷ viên Ban Thường vụ không quá 1/3 tổng số uỷ viên Ban chấp hành.

Hội nghị thường kì của Ban Chấp hành: 1 năm hai lần, khi cần có thể họp bất thường do Ban Thường vụ triệu tập.

 

Điều 15: Nhiệm vụ của Ban chấp hành, Ban thường vụ,Thường trực Hội liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện:

1. Ban Chấp hành có nhiệm vụ:

-Tổ chức thực hiện Điều lệ Hội và Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Hội nghị BCH phụ nữ cấp trên và cấp mình. Đánh giá tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ địa phương theo định kỳ.

-Đại diện cho Hội LHPN cấp mình trong các hoạt động với các ngành, đoàn thể, tổ chức trong nước và quốc tế.

-Tham gia xây dựng, giám sát và đề xuất việc thực hiện chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.

 

 

-Ban Chấp hành họp một năm hai lần, khi cần có thể họp bất thường do Ban Thường vụ triệu tập.

 

 

 

 

2.Nhiệm vụ Ban Thường vụ Hội liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương:

-Thay mặt Ban chấp hành lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết của Ban chấp hành giữa 2 kỳ họp Ban chấp hành; Chuẩn bị nội dung và triệu tập các kỳ họp Ban chấp hành.

Hội nghị thường kì của Ban Thường vụ: 3 tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.

Thường trực Hội phụ nữ cấp tỉnh và cấp huyện gồm Chủ tịch và các Phó chủ tịch.

Nhiệm vụ của Thường trực Hội phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện: Thay mặt Ban thường vụ điều hành công việc giữa 2 kỳ họp Ban thường vụ, xử lý các công việc hàng ngày, chuẩn bị các vấn đề trình Ban thường vụ quyết định; quản lý cơ quan chuyên trách Hội phụ nữ cùng cấp.

 

2. Ban Thường vụ có nhiệm vụ:

-Thay mặt Ban chấp hành lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết của Ban chấp hành giữa 2 kỳ họp Ban chấp hành; Chuẩn bị nội dung và triệu tập các kỳ họp Ban chấp hành.

-Ban Thường vụ họp: 3 tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.

 

 

3. Thường trực Hội LHPN cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch và các Phó chủ tịch, có nhiệm vụ:

-Thay mặt Ban thường vụ điều hành công việc giữa 2 kỳ họp Ban thường vụ

-Xử lý công việc hàng ngày, chuẩn bị các vấn đề trình Ban thường vụ quyết định

-Quản lý cơ quan chuyên trách Hội LHPN cấp mình

 

 

 

 

Điều 16: Công tác kiểm tra.

-Ban chấp hành Hội phụ nữ các cấp lãnh đạo công tác kiểm tra; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tổ chức Hội và cán bộ, hội viên.

-Nội dung công tác kiểm tra:

+Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Nghị quyết và các quy định của tổ chức Hội các cấp.

+Giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền giải quyết của tổ chức Hội phụ nữ.

+Kiểm tra việc thực hiện, quản lý tài chính của các cấp Hội phụ nữ.

 

Điều nàytách thành 1 chương riêng có 2 điều, chuyển sau chương IV với tên chương: "Công tác kiểm tra"

 

 

 

 

Chương IV

Tổ chức Hội phụ nữ cấp cơ sở

 

Chương IV

Tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở

 

 

 

 

Điều 17:

Hội phụ nữ cơ sở là nền tảng của tổ chức Hội, được thành lập các xã, phường, thị trấn, cơ sở có đông nữ.

-Hội phụ nữ cấp cơ sở có thể lập các chi hội theo thôn, ấp, khu phố, cụm dân cư; dưới chi hội là tổ phụ nữ.

-Tổ phụ nữ được thành lập theo địa bàn dân cư (xóm, đường phố, bản, làng), theo nghề nghiệp, lứa tuổi, theo chuyên đề...

Thời gian sinh hoạt chi hội hoặc tổ phụ nữ ít nhất 3 tháng một lần.

 

Điều 16:

Hội liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở là nền tảng của tổ chức Hội, được thành lập tại các xã, phường, thị trấn và tương đương.

-Hội liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở lập các chi hội hoặc tương đương theo thôn, ấp, khóm, bản, làng, buôn...; dưới chi hội lập các loại hình tổ phụ nữ.

 

 

-Thời gian sinh hoạt chi hội, tổ phụ nữ hoặc tương đương một tháng một lần, ở những nơi khó khăn sinh hoạt ít nhất ba tháng một lần.

 

 

 

 

Điều 18:

1. Nhiệm vụ của Ban chấp hành Hội phụ nữ cơ sở:

-Hàng năm, căn cứ Nghị quyết Đại hội phụ nữ cấp trên và cấp mình, đề ra chương trình hoạt động ở cơ sở và tổ chức thực hiện.

-Tổ chức, vận động, hướng dẫn phụ nữ tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

-Tập hợp và phản ánh nguyện vọng của phụ nữ, đề xuất với chính quyền địa phương chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp cho phụ nữ.

-Hướng dẫn hoạt động của chi hội, tổ phụ nữ, phát triển hội viên, xây dựng quỹ Hội, thu Hội phí và sử dụng đúng nguyên tắc; Xây dựng cơ sở Hội vững mạnh.

-Ban chấp hành phụ nữ cơ sở bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch trong số uỷ viên thường vụ. Số lượng uỷ viên thường vụ không quá 1/3 tổng số uỷ viên Ban chấp hành.

 

Điều 17:Nhiệm vụ của Ban chấp hành Hội liên hiệp phụ nữcấp cơ sở:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động trên cơ sở Nghị quyếtĐại hội cấp mình và Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Hộiliên hiệp phụ nữ cấp trên trực tiếp.

2. Nắm tình hình tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ, phản ánh, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương, Hội phụ nữ cấp trên trực tiếp; chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ.

3. Tổ chức, vận động, hướng dẫn phụ nữ tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội vàthực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của chi hội, tổ phụ nữ, câu lạc bộ; tuyên truyền, vận động, quản lý và phát triển hội viên; xây dựng quỹ Hội, thu Hội phí và sử dụng đúng quy định.

 

 

 

 

2. Hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành, Ban thường vụ Hội phụ nữ cơ sở:

Ban Chấp hành họp thường kỳ ít nhất 3 tháng một lần.

Ban Thường vụ họp 1 tháng một lần.

Khi cần thiết, Ban chấp hành, Ban thường vụ có thể họp bất thường.

Ban chấp hành, Ban thường vụ Hội LHPN cơ sở họp một tháng một lần. ở những nơi khó khăn họp ítnhất ba tháng một lần.

Khi cần thiết, Ban chấp hành, Ban thường vụ có thể họp bất thường.

 

 

 

 

 

 

 

Điều 16:Công tác kiểm tra.

-Ban chấp hành Hội phụ nữ các cấp lãnh đạo công tác kiểm tra; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tổ chức Hội và cán bộ, hội viên.

 

 

 

-Nội dung công tác kiểm tra:

+Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Nghị quyết và các quy định của tổ chức Hội các cấp.

+Giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền giải quyết của tổ chức Hội phụ nữ.

+Kiểm tra việc thực hiện, quản lý tài chính của các cấp Hội phụ nữ.

 

Chương V

Công tác kiểm tra

Điều 18: Bộ máy công tác kiểm tra:

1. Ban chấp hành Hội LHPN các cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra.

2. Bộ máy giúp việc thực hiện công tác kiểm tra được thành lập tại cơ quan chuyên trách Hội LHPN cùng cấp.

Điều 19: Nội dung công tác kiểm tra

1. Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các Nghị quyết vàcác quy định của tổ chức Hội LHPN các cấp.

2. Kiểm tra công tác quản lývà sử dụng hội phí, quỹ hội của các cấp Hội.

3. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của tổ chức Hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương V

Khen thưởng, kỷ luật

Chương VI

Khen thưởng, kỷ luật

 

 

 

Điều 19: Khen thưởng:

Cán bộ, hội viên, tổ chức Hội và những cá nhân có nhiều công lao đóng góp cho phong trào phụ nữ, xây dựng tổ chức Hội, được Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng.

Hình thức khen thưởng của các cấp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam gồm: Giấy khen, bằng khen, cờ, huy chương

Điều 20: Kỷ luật:

Cán bộ, hội viên vi phạm Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Hội,tuỳ theo mức độ Hội có hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Điều 20: Khen thưởng (Là điều 19 Điều lệ hiện hành)

Cán bộ, hội viên, tổ chức Hội và những cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho phong trào phụ nữ, xây dựng tổ chức Hội, được Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng theo quy định.

Hình thức khen thưởng của các cấp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam gồm: Kỷ niệm chương, cờ, bằng khen, giấy khen, các hình thức biểu dương khác theo quy định.

Điều 21: Kỷ luật (Là điều 20 Điều lệ hiện hành)

Cán bộ, hội viên vi phạm Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Hội, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm Hội có hình thức kỷ luật:

Đối với cán bộ: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Đối với hội viên: Khiển trách, cảnh cáo, xoá tên khỏi danh sách hội viên

 

 

 

Chương VI

Tài chính của Hội liên hiệp

phụ nữ Việt Nam

 

Điều 21: Tài chính của Hội gồm:

-Ngân sách Nhà nước cấp.

-Hội phí

-Các nguồn thu khác.

 

 

 

Việc lập quỹ, sử dụng các nguồn tài chính phải tuân theo các quy định của pháp luật và hướng dẫn của TW Hội.

Chương VII

Tài chính của Hội liên hiệp

phụ nữ Việt Nam

 

Điều 22: Tài chính của Hội gồm: (Là điều 21 Điều lệ hiện hành)

- Ngân sách Nhà nước cấp

- Nguồn thu từ Hội phí (500 đ/hội viên/tháng).

- Các nguồn thu khác. Vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp ủng hộ xây dựng quỹ hội.

Việc lập quỹ, sử dụng các nguồn tài chính phải tuân theo các quy định của pháp luật và hướng dẫn của Đoàn chủ tịch Trung ươngHội LHPN Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

Chương VII

Chấp hành Điều lệ

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Điều 22:

1.Cán bộ, hội viên và tổ chức Hội phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

2.Việc bổ sung, sửa đổi và thông qua Điều lệ Hội do Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc quyết định.

Đoàn chủ tịch TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Điều lệ Hội.

Chương VII

Chấp hành Điều lệ

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Điều 23: (Là điều 22 Điều lệ hiện hành)

1. Cán bộ, hội viên và tổ chức HộiLHPN các cấptrách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

2. Điều lệ Hội LHPN Việt Nam do Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc thông qua. Chỉ có Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc mới được quyền sửa đổi Điều lệ.

3. Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Điều lệ Hội.

 

 

 

 

 

 

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video