Hữu nghị, hợp tác trong tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh

15/05/2006
Thủ tướng Ấn Độ G. Nêru, một nhà hoạt động lỗi lạc trong phong trào đấu tranh tranh giải phóng dân tộc đã từng nói: xét theo bất cứ tiêu chuẩn nào, Hồ Chí Minh cũng là nhân vật nổi bật nhất trong thòi đại chúng ta.

Kể từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước đến khi từ giã thế giới này, Hồ Chí Minh đã tận tâm, tận lực đấu tranh cho ba cuộc giải phóng lớn của nhân loại: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Nghị quyết của tổ chúc UNESCO đã khẳng định: 'Ngưòi là hiện thân những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sụ hiểu biết lẫn nhau giũa các dân tộc trên trái đất".

 

Một trong những đóng góp của Hồ Chí Minh làm cho tên tuổi Ngưòi trở thành bất tử là sớm nhận diện chính xác thời đại mới, đề ra đường lối đối ngoại hữu nghị, họp tác với các dân tộc, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

 

Hữu nghị, hợp tác với tất cả các quốc gia, các dân tộc là vấn đề quan trọng nhất cốt lõi nhất trong tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh. Người không chỉ sớm khẳng định đúng con đường cứu nước giải phóng dân tộc trong thời đại mới mà còn sớm xác định đúng vị trí của cách mạng Việt Nam là một bộ phận cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trên thế giới ở đâu cũng chỉ có hai loại người, đó là bọn đế quốc thực dân đi xâm lược, nô dịch, áp bức các dân tộc và quần chúng nhân dân các dân tộc, là bạn bè của Việt Nam. Tư tưởng của Mác - Ăng ghen "Vô sản tất cả các nước đoàn kết tại" và Lênin "Vô sản tất cả các nước và tộc bị áp bức đoàn kết lại” đã được Hồ Chí minh kết hợp thành khẩu hiệu "Lao động tất cả các nước đoàn kết lại" và "Bốn phương vô sản đều là anh em".

 

Tư tưởng hữu nghị, hợp tác, đoàn kết xây dựng "đại gia đình các nước trên thế giới" trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung ở Hồ Chí Minh được hình thành từ rất sớm và trở thành một hệ thống lý luận chỉ đạo các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

 

Từ khi chưa có Đảng, chưa giành được chính quyền đến khi giành được chính quyền, hơn ai hết Hồ Chí Minh nhận rõ tầm quan trọng của công tác đối ngoại. Đó là kiến thiết ngoại giao, làm cho thế giới hiểu rõ đường lối của nhà nước Việt Nam. Theo người, chúng ta cần nhất bây giờ là kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế. Người đặc biệt chú ý đến các vấn đề làm cho các nước trên thế giới hiểu rõ đường lối đối ngoại của Việt Nam là hữu nghị, hợp tác thân thiện với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Trong thư gửi các lãnh tụ và nhân dân thế giới đề ngày 13–1–1947, người viết: “Việt Nam chỉ muốn hoà bình và độc lập để cộng tác thân thiện với các dân tộc trên thế giới". Đặc biệt, Hồ Chí Minh rất chú trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng. Khi trả lời các nhà báo nước ngoài ngày 16-7-1947, Người nói: "Chính sách đối ngoại là thân thiện với tất cả các nước láng giềng Trung Hoa, Ấn Độ, Xiêmla, Cao miên, Ai lao v.v. mà không hằn thù gì với ' nước nào". Hợp tác hữu nghị thân thiện với tất cả các nước, kể cả khi kẻ thù đang cố tình theo đuổi chiến tranh đến cùng, đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược, Hồ Chí Minh vẫn kiên trì theo đuổi đường lối đối ngoại hội nhập rộng mở với tất cả các nước. Trả lời câu hỏi của nhà báo Mỹ S.Eli Mâyxi, phóng viên hãng tin Mỹ Intemational News Service: "Ngài cho biết những đại cương chính sách đối ngoại của nước Việt Nam?". Người nói: "Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai".

 

Với những hoạt động quốc tế không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã làm cho thế giới hiểu và thừa nhận Việt Nam như là biểu tượng của chiến thắng, là ngọn cờ tập hợp lực lượng trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

 

Hữu nghị, hợp tác, làm bạn với tất cả các nước trong tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh ngày nay được Đảng ta coi là nền tảng tư tưởng cho hoạt động đối ngoại đổi mới: "Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển".

PGS.TS Trình Mưu - Tạp chí Hữu Nghị.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video