Lào Cai: Làm tốt công tác cán bộ nữ ở một xã đặc biệt khó khăn

10/12/2004
Bản Cầm là một trong 6 xã đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Xã có 648 hộ gồm 4 dân tộc Dao, Mông, Giáy và Kinh sống xen kẽ, phân bố tại 6 thôn với 3184 nhân khẩu, trong đó tỉ lệ nữ chiếm trên 50%. Năm 1994, trong số 25 đảng viên chi bộ cơ sở mới chỉ có 5 đảng viên nữ (chiếm 20%). Đến năm 2004, tỉ lệ nữ đảng viên đã tăng lên 40% trong tổng số 50 đảng viên của xã.

Bản Cầm là một trong 6 xã đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Xã có 648 hộ gồm 4 dân tộc Dao, Mông, Giáy và Kinh sống xen kẽ, phân bố tại 6 thôn với 3184 nhân khẩu, trong đó tỉ lệ nữ chiếm trên 50%. Năm 1994, trong số 25 đảng viên chi bộ cơ sở mới chỉ có 5 đảng viên nữ (chiếm 20%). Đến năm 2004, tỉ lệ nữ đảng viên đã tăng lên 40% trong tổng số 50 đảng viên của xã.

 

Trước đây, cán bộ nữ từ thôn, bản đến xã chưa theo quy hoạch lâu dài, thiếu tính kế thừa, thiếu tiếng nói để bênh vực quyền lợi cho chị em. Đội ngũ cán bộ nữ người dân tộc cũng còn thiếu và yếu, bố trí gượng ép, dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao. Bên cạnh đó, Đảng uỷ chưa thường xuyên đôn đốc công tác phát triển đảng viên nữ nên có một vài chi bộ, thôn bản và đoàn thể chưa quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lực lượng này (số đảng viên nữ được kết nạp hàng năm chủ yếu là đội ngũ giáo viên ở các trường học).

 

Chỉ thị 37 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ Lào Cai đã làm chuyển biến về nhận thức của cấp uỷ, chính quyền và toàn thể cán bộ, đảng viên về vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và công tác cán bộ nữ ở Bản Cầm nói riêng. Nhờ đó, công tác quy hoạch cán bộ nữ từ năm 2000 trở lại đây đã được chú trọng, thể hiện thông qua việc chuẩn bị nhân sự, nhất là lực lượng cán bộ nữ tham gia vào bộ máy chính quyền cấp xã nhiệm kỳ 2004-2009.

 

Từ năm 2001 đến nay, Đảng bộ xã Bản Cầm đã đưa đi đào tạo, bồi dưỡng được 388 lượt cán bộ, trong đó nữ chiến 45%. Có tới 50% số cán bộ nữ đang tham gia trong bộ máy chính quyền cấp xã được học qua trình độ trung cấp lý luận chính trị. Ngoài ra hàng năm còn có 45% số chị em được dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn tại huyện và tỉnh. Nhìn chung, sau khi được đào tạo, bồi dường, nhiều cán bộ nữ đã chứng tỏ được năng lực của mình. Phần lớn các chị em trong diện quy hoạch đều được bố trí vào các chức vụ trong hệ thống chính trị từ thôn bản đến xã. Hiện nay Ban chấp hành Đảng bộ xã có 4/9 đồng chí nữ, Ban tường vụ Đảng uỷ có 1/3 nữ (là xã duy nhất của huyện Bảo Thắng có uỷ viên ban thường vụ Đảng uỷ là nữ), đại biểu HĐND xã có 7/20 đại biểu nữ, cán bộ xã (theo nghị định 09/CP) có 4/19 là nữ. Toàn Đảng bộ có 4/5 nữ Bí thư trực thuộc Đảng uỷ, 2/6 nữ trưởng thôn, 4/8 nữ Bí thư Chi đoàn và uỷ viên Ban chấp hành đoàn xã. Công tác phát triển đảng viên được các cấp uỷ Đảng đặc biệt quan tâm, do đó hàng năm số đảng viên nói chung và đảng viên nữ nói riêng được kết nạp mới tăng cả về số lượng và chất lượng. Nếu cả năm 1994, toàn Đảng bộ xã chỉ kết nạp được 6 đảng viên, trong đó có 1 nữ, thì 9 tháng đầu năm 2004 đã kết nạp được 10 đảng viên mới, trong đó có 5 nữ, đồng thời xoá thêm 2 thôn bản trắng đảng viên nữ.

 

Trong năm 2005, Đảng bộ xã Bản Cầm phấn đấu giữ vững và phát triển hơn nữ tỉ lệ đảng viên nữ, cán bộ nữ trong hệ thống chính trị của địa phương.

Theo báo Phụ nữ Việt Nam

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video