Ngăn chặn, đẩy lùi bệnh lao

24/08/2005
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước thực hiện Chương trình phòng, chống lao tốt nhất.

Với sự hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ: Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (NKNV) và Hội chống lao Hoàng gia Hà Lan (KNCV), Việt Nam đã từng bước mở rộng và đạt gần 100% dân số có thể tiếp cận với DOTS. Chính phủ Việt Nam đã đưa Chương trình chống lao là một trong những Chương trình trọng tâm quốc gia.

 

Tuy nhiên,hiện nay Việt Nam tiếp tục phải đối phó với tình hình nhiễm lao ở mức độ cao, bởi nước ta vẫn xếp thứ 12 trong số 22 nước có nhiều bệnh nhân lao trên toàn cầu. Trong khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philipines về số bệnh nhân lao mắc cũ và mắc mới cũng như bệnh nhân lao kháng thuốc hàng năm. Việc tiếp cận dịch vụ y tế tại các khu vực khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và đối với các nhóm người đặc biệt như tù nhân, học viên các trung tâm xã hội (05 và 06), người vô gia cư, bệnh nhân tâm thần còn khó khăn.

 

Để ngăn chặn bệnh lao, Chương trình chống lao quốc gia đã huy động các tổ chức xã hội cùng tham gia, đặc biệt là các cấp Hội phụ nữ. Qua nghiên cứu và thực tế cho thấy, phụ nữ và trẻ em là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của căn bệnh này. Hiện nay, bệnh lao có xu hướng gia tăng trở lại và có nhiều diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trong cả nước. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới có 3 triệu người chết do lao, trong đó có khoảng 1 triệu phụ nữ.

 

Phụ nữ Việt Nam chiếm gần 52% dân số, cũng là lực lượng lao động chính trong gia đình và xã hội. Phụ nữ hay bị lây nhiễm vì hàng ngày phải tiếp xúc, chăm sóc chồng con và các thành viên trong gia đình. Việc tác động đến phụ nữ là tác động đến toàn gia đình và cộng đồng. Nếu người phụ nữ được nâng cao hiểu biết và có kiến thức đầy đủ về bệnh lao và cách phòng, chống không những sẽ bảo vệ được sức khoẻ bản thân mà còn ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình.

Từ tháng 7//997 đến nay, được sự hỗ trợ về chuyên môn và kinh phí của Bệnh viện lao và bệnh phổi Trung ương và Chương trình chống lao quốc gia, Hội LHPN Việt Nam đã thực hiện Chương trình phòng, chống lao với qui mô ngày càng rộng rãi. Với chức năng của một đoàn thể quần chúng, Hội chọn các hình thức hoạt động phù hợp như chỉ đạo các cấp hội cơ sở trong cả nước tuyên truyền đến tổ dân cư,từng gia đình kiến thức phòng tránh bệnh; tổ chức các lớp tập huấn kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, vận động chị em phòng, chống bệnh từ gia đình. Đến nay, các cấp hội đã tổ chức gần 100 lớp tập huấn tuyên truyền viên ở 216 xã, phường thuộc hơn 100 huyện, thị xã của 50 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đội ngũ 3000 tuyên truyền viên đã phát sổ tay "Tuyên truyền viên phòng, chống lao" ở các xã trọng điểm thuộc 50 tỉnh có chương trình và 100% các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đã có gần 50.000 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ được truyền thông kiến thức cơ bản về bệnh lao và cách phòng, chống; kỹ năng vận động phòng, chống lao tại gia đình và cộng đồng.

 

Hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống lao 24/3 hàng năm, T.W Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức mít-tinh với qui mô lớn tại các tỉnh: Bắc Giang, Thái Nguyên, thu hút hàng nghìn phụ nữ tham gia. Hội còn triển khai cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bệnh lao với hình thức viết và trả lời câu hỏi, qua 3 lần tổ chức tại 13 tỉnh đã có 1 5.000 thí sinh tham gia, chủ yếu là cán bộ hội phụ nữ cơ sở ở 295 xã, phường của 87 huyện. Kết quả các bài thi cho thấy, các thí sinh nắm tương đối cơ bản kiến thức phòng, chống lao, từ một đề tài tưởng chừng rất khô khan nhưng đã được các thí sinh thể hiện sinh động qua các bài thơ, câu hò, mang tính thuyết phục cao
Mai Hà – Trung tâm truyền thông Bộ Y tế

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video