Phu nhân Thủ tướng Việt Nam, Lào, Thái Lan thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

02/04/2018
Bên lề Hội nghị GMS 6 và CLV 10, ngày 31/3, bà Trần Nguyệt Thu, phu nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cùng Phu nhân Thủ tướng Thái Lan Naraporn Chan-o-chan và Phu nhân Thủ tướng Lào Naly Sisoulith đã đến thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Đi cùng các phu nhân có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết cùng lãnh đạo Cục Lễ tân Nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - đã đón tiếp các phu nhân và giới thiệu cặn kẽ về bảo tàng, về truyền thống anh hùng của người phụ nữ Việt Nam cũng như vai trò của họ trong cuộc sống thường nhật.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - đã đón tiếp các phu nhân và giới thiệu cặn kẽ về bảo tàng, về truyền thống anh hùng của người phụ nữ Việt Nam cũng như vai trò của họ trong cuộc sống thường nhật.
Tham quan tất cả các nội dung trưng bày của bảo tàng, các phu nhân quan tâm nhiều đến câu chuyện “vòng đời” của người phụ nữ Việt Nam từ một cô gái trưởng thành, kết hôn và bước vào cuộc sống gia đình. Vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình được thể hiện tập trung qua các nghi lễ cưới hỏi, những tập tục, nghi lễ liên quan đến việc cầu tự, mang thai, sinh nở, chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh; nuôi dạy con…
Tham quan tất cả các nội dung trưng bày của bảo tàng, các phu nhân quan tâm nhiều đến câu chuyện “vòng đời” của người phụ nữ Việt Nam từ một cô gái trưởng thành, kết hôn và bước vào cuộc sống gia đình. Vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình được thể hiện tập trung qua các nghi lễ cưới hỏi, những tập tục, nghi lễ liên quan đến việc cầu tự, mang thai, sinh nở, chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh; nuôi dạy con…
Đặc biệt, câu chuyện về người phụ nữ nổi bật trong lịch sử đấu tranh của Việt Nam. Các phu nhân lắng nghe những câu chuyện cuộc đời, những đóng góp, chiến công và cả sự hy sinh, mất mát của nhiều phụ nữ họ cho nền độc lập dân tộc và thống nhất của Việt Nam.
Đặc biệt, câu chuyện về người phụ nữ nổi bật trong lịch sử đấu tranh của Việt Nam. Các phu nhân lắng nghe những câu chuyện cuộc đời, những đóng góp, chiến công và cả sự hy sinh, mất mát của nhiều phụ nữ cho nền độc lập dân tộc và thống nhất của Việt Nam.
Các phu nhân chăm chú ngắm nhìn bức ảnh của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và đọc những dòng chữ viết về những đóng góp của bà trong lịch sử Việt Nam.
Các phu nhân chăm chú ngắm nhìn bức ảnh của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và đọc những dòng chữ viết về những đóng góp của bà trong lịch sử Việt Nam.
Hình ảnh những bà mẹ Việt Nam anh hùng để lại trong lòng các phu nhân nhiều cảm xúc. Đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước có những hy sinh âm thầm và vô cùng vĩ đại của những người mẹ đã hiến dâng những người thân yêu nhất của mình cho Tổ quốc.
Hình ảnh những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng để lại trong lòng các phu nhân nhiều cảm xúc. Đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước có những hy sinh âm thầm và vô cùng vĩ đại của những người mẹ đã hiến dâng những người thân yêu nhất của mình cho Tổ quốc.
Các phu nhân cũng dành thời gian để xem trình diễn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nghi lễ Chầu văn. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn…Đây là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội.
Các phu nhân cũng dành thời gian để xem trình diễn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nghi lễ Chầu văn, tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn…Đây là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội.
“Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
“Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Các phu nhân viết cảm tưởng lưu lại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Các phu nhân viết cảm tưởng lưu lại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết chụp ảnh lưu niệm cùng bà Võ Thị Cương (bên phải), mẹ ruột của Phu nhân Thủ tướng Trần Nguyệt Thu. Bà Võ Thị Cương đã từng tham gia cách mạng từ năm 1954 là cán bộ binh địch vận quận Nhất và tổ trưởng tổ giao liên. Bà bị cầm tù tháng 1/1969 đến 30/12/1971 tại các nhà lao Trung tâm thẩm vấn Thanh Bình, Ty Gia Long, Trung tâm cải huấn kho đạn chợ Cồn (Đà Nẵng).
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết chụp ảnh lưu niệm cùng bà Võ Thị Cương (bên phải), mẹ ruột của Phu nhân Thủ tướng Trần Nguyệt Thu. Bà Võ Thị Cương đã từng tham gia cách mạng từ năm 1954, là cán bộ binh địch vận quận Nhất và tổ trưởng tổ giao liên. Bà bị cầm tù tháng 1/1969 đến 30/12/1971 tại các nhà lao Trung tâm thẩm vấn Thanh Bình, Ty Gia Long, Trung tâm cải huấn kho đạn chợ Cồn (Đà Nẵng).
Theo: Thu Sương, Báo PNVN

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video