Thực hiện Luật bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ

16/05/2006
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI diễn ra vào sáng 16/5, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt Chính phủ đọc báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010.

Trong báo cáo có nội dung về việc thực hiện bình đẳng giới 5 năm qua, đồng thời nêu định hướng và những giải pháp nhằm thực hiện Luật Bình đẳng giới, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong 5 năm tới. Trang Web Hội LHPN Việt Nam xin giới thiệu với độc giả nội dung trích trong Báo cáo về vấn đề này như sau:

“…Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ có nhiều tiến bộ đáng kể, nhất là trong giáo dục: Tỷ lệ học sinh nữ so với học sinh nam trong các trường trung học đã tăng từ 86% năm 1993 lên 94,5% năm 2003. Tỷ lệ này ở các trường đại học cũng tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội là 27,3% và là nước đứngđầu ở châu Á.

 

Quy định về đăng ký tên vợ và chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở đang được triển khai thực hiện, đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng đối với phụ nữ. Tình trạng bạo hành trong gia đình đã từng bước được hạn chế. Vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội đã được nâng lên.

 

Tuy nhiên, khoảng cách về giới vẫn còn tồn tại trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản; phụ nữ và em gái nghèo; dân tộc thiểu số còn ít cơ hội học tập và chăm sóc sức khoẻ; vấn đề tảo hôn; nạn phân biệt đối xử và ngược đãi phụ nữ và trẻ em.. là những tệ nạn, vi phạm quyền bình đẳng của phụ nữ chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Các mục tiêu về tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới chưa được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện một cách thường xuyên và có hiệu quả. Trong thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước còn có những biểu hiện phân biệt đối xử đối với cán bộ, công chức nữ trong tuyển dụng, đào tạo và bổ nhiệm. Trong lĩnh vực lao động và giải quyết việc làm còn nhiều tồn tại. Lao động nữ chiếm tỷ lệ cao trong nông nghiệp và một số ngành dịch vụ song còn ít được đào tạo nghề, tỷ lệ chuyển đổi ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường còn thấp.”

 

Một số giải pháp thực hiện Luật bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ:

 

“Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội tổ chức thực hiện tốt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010.

 

Thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục, đào tạo việc làm, chăm sóc sức khoẻ và tham gia lãnh đạo, quản lý phấn đấu đến năm 2010 xoá mù chữ cho phụ nữ ở độ tuổi dưới 40, tăng tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động mới được giải quyết việc làm và nâng tỷ lệ phụ nữ được đào tạo trong tổng số lao động nữ đang làm việc. Thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc sức khoẻ đảm bảo phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

 

Lồng ghép có hiệu quả yếu tố giới vào các chính sách, chương trình hành động quốc gia, các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các cấp, các ngành. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới và thực hiện các mục tiêu về tiến bộ phụ nữ. Phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong giới thiệu triển khai thực hiện các mô hình tốt về bình đẳng giới. Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ, tạo nguồn cán bộ kế cận và đề bạt cán bộ nữ, đáp ứng yêu cầu mới

 

Đảm bảo các điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực lao động và việc làm thông qua đảm bảo đủ đất canh tác, các nguồn lực cơ bản và xác định chỉ tiêu thu hút lao động nữ và việc làm mới. Hoàn thiện các qui định và tăng cường việc giám sát thực hiện các chính sách đối với lao động nữ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và công bằng trong chính sách đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và chế độ nghỉ hưu. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đào tạo nghề với các thông tin tách biệt theo giới tính. Phát triển các trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho phụ nữ. Có chính sách ưu đãi đối với cơ quan, doanh nghiệp có tỷ lệ nữ trên 70%. Tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với các nguồn vốn tín dụng, vốn từ chươngtrình xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện để phụ nữ được tập huấn về quản lý và sử dụng các nguồn vốn này một cách có hiệu quả.

 

Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức khác nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân về bình đẳng giới, đặc biệt tập trung vào các đối tượng phụ nữ và trẻ em ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để họ tự bảo vệ quyền lợi của mình. Thực hiện tốt Công ước quốc tế, xoá bỏ hình thức phân biệt, đối xử với phụ nữ, kiên quyết đấu tranh chống tệ phân biệt đối xử với phụ nữ, ngược đãi phụ nữ và trẻ em.

 

Nâng cao hiệu quả, đầu tư nhân lực và kinh phí cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ trong cả nước; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

 

Thực hiện các biện pháp đảm bảo phụ nữ được tiếp cận bình đẳng về giáo dục, khoa học công nghệ, đào tạo để được nâng cao trình độ chuyên môn. Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức khoa học áp dụng trong sản xuất. Ban hành chế độ khuyến khích nữ sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số học trung học, vào các trường nội trú, trường Cao đẳng và đạị học. Thực hiệnchính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái nghèo đi học. Có các biện pháp điều chỉnh sự tách biệt giới trong ngành học, kết hợp giới vào các chương trình nối nghiệp. Nâng cao tỷ lệ nữ ở các vị trí quản lýở các cấp và bậc học. Xây dựng các quĩ khuyến học cho nữvà xác định chỉ tiêu nữ ở các khoá học đào tạo và đào tạo lại ở các ngành và các cấp.

 

Cải thiện sức khoẻ của phụ nữ bằng việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi chăm sóc sức khoẻ trong việc cung cấp các dịch vụ y tế và kế hoạch hoá gia đình. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, bao gồmviệc tư vấn về sức khoẻ sinh sảnvà kế hoạch hoá gia đình, có biện pháp tích cực khuyến khích sử dụng các biện pháp tránh thai. Đảm bảo phụ nữ nghèo được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ một cách thuận lợi. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh. Thực hiện các biện pháp hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Xây dựng hệ thống dữ liệu về bệnh nghề nghiệp. Nâng cao trình độ của cán bộ y tế và chất lượng phục vụ tại các cơ sở chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em.

 

Giảm dần gánh nặng công việc gia đình cho phụ nữ thông qua chú trọng đầu tư vào công nghệ phục vụ gia đình có quy mô nhỏ, các dự án nước sạch và năng lượng ở nông thôn. Phát triển và tổ chức lại hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo và phát động các chiến dịch tuyên truyền giáo dục về chia sẻ trách nhiệm gia đình giữa tất cả các thành viên.

 

Nâng cao vai trò, vị trí và sự tham gia của người phụ nữ vào việcra quyết định lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cấp và trong mọi lĩnh vực bằng việc khắc phục sự phân biệt đối xử và ngược đãi đối với phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, khuyến khích các quan hệ gia đình bình đẳng, tôn trọng và hợp tác. Tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ dự các cuộc họp và tham gia vào công tác lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các chương trình dự án ở làng, xã và tất cả các cấp. Rà soát các chính sách đối với nữ công nhân viên chức để đảm bảo việc thụ hưởng các chế độ một cách bình đẳng. Kết hợp giới vào các chương trình đào tạo chính trị và hành chính các cấp.

 

Đảm bảo sự tham gia và hưởng lợi một cách bình đẳng của phụ nữ vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội bằng việc hoàn thiện pháp luật và văn bản pháp lý nhằm thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ. Nâng cao năng lực của bộ máy hành chính và các tổ chức xã hội nhằm thực hiện các chính sách và chiến lược vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ một cách có hiệu quả. Nâng cao quyền của phụ nữ trong việc cấp giấy đăng ký quyền sử dụng đất, tăng cường vai trò của họ trong việc ra quyết định ở địa phương.

 

Có chính sách hỗ trợ đểbảo đảm bình đẳng giới đối với đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ đơn thân…”

 

 

 

 

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video