Trung tâm giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Yên Bái: Trang bị kiến thức và kỹ năng lao động cho phụ nữ vùng cao

09/02/2006
Trung tâm giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Yên Bái là một địa chỉ tin cậy, đưa kiến thức đến với người lao động, bước đầu nâng cao kỹ năng và trình độ cho lao động nữ.

Hàng trăm héc-ta cỏ Pacspa lum, cỏ voi, cỏ Thái Lan trên các triền đồi thôn Sân Bay, xã Mậu Đông A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã lên xanh tốt. Các băng cỏ trồng cách nhau 20 mét làm cho đất không bịxói mòn trong các cơn mưa rừng ào ạt kéo dài hàng tuần, là món "khoái khẩu" của đàn trâu bò ở vùng đất này.Chị Lý Thị Hỉm, dân tộc Dao chỉ vào 5 con bò của nhà mình vẻ tự hào nói: "Cỏ này trồng được là nhờ giống của cán bộ nông nghiệp huyện".

 

Chị Lê Thị Kim Hoa, phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Yên Bái đưa tôi đi thăm cơ ngơi mớiđược xây dựng do Trung ương Hội LHPN Việt Nam giúp đỡ đầu tư gồm 4 khối nhà cao tầng, diện tích khuôn viên rộng 4.294m2, chị cho biết: "Trung tâm có nhiệm vụ thu thập, cung cấp thông tin,tư vấn giới thiệu việc làm;đào tạo các lớp ngắn hạn về nghề trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm nông sản, hàng mỹ nghệ; liên kếtđào tạo, dạy nghề trung cấp, cao đẳng, đại học theo nhu cầu xã hội; hỗ trợ việc làm tăng thu nhập giúp phụ nữdân tộc thiểu số nâng giá trị ngày công bằng kiến thức và kỹ năng lao động”.

 

Tôi gặp chị Triệu Thị Nhậy, người dân tộc Dao, chủ tịch hội phụ nữ xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên tại cơ sở dệt thổ cẩm nằm ngay quốc lộ Yên Bái-Nghĩa Lộ. Tại đây có hàng trăm mặt hàng thổ cẩm do chị em người Dao trong xã thiết kế mẫu mã, tự mua sắm khung cửi, tổ chức thu mua nguyên vật liệu dệt nên.Nhiều nhất là khăn trải bàn, túi xách các loại, tranh treo tường. Chị Nhậy tâm sự: "Trung tâm đã mở nhiều lớp tại ba xã Phúc Lợi, Sơn Thịnh, Nghĩa An với gần 100 phụ nữ Dao theo học. Chúng tôi chỉ phải đóng góp một phần học phí, còn lạiđược hỗ trợ. Sau ba tháng học tập chị em đã thạo nghề, được tổ chức thànhcác tổ sản xuất tại nhà. Sản phẩm được thu gom định kỳ theo tuần, theo tháng". Chị Triệu Thị Bình có tay nghề thêu giỏi cho biết: "Từ ngày nghề thổ cẩm trong xã được khôi phục, nhiều gia đình đã thoát đói, giảm nghèo. Nghề thổ cẩm bước đầu cho thu nhập khoảng 500 nghìn đồng/mỗi người tháng-so với vùng cao là rấtđáng kể. Nhiều nhà giàu lên nhờnghề truyền thống. Phụ nữ Dao đã giúp chồng con, gia đình thoát dần khỏi cảnh đói nghèo".

 

Cùng với các lớp dạy nghề, nâng cao kỹ năng lao động tại chỗ, cán bộ Trung tâm đã bỏ rất nhiều công sức tìm hiểu, điều tra kỹ năng, trình độ lao động ở các doanh nghiệp và địa phương, ký kết hợp đồng thường xuyên cung cấp lao động có tay nghề cao cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Chị Phương Anh,giáo viên dạy cắt may tâm sự: "Để không bị lạc hậu với công nghệ mới, đội ngũ giáo viên một năm được Trung tâm cho đi học tập trung 2 tháng ở các trường đại học có uy tín, hoặc mời các giảng viên giỏi về giảng dạy tại chỗ. Đội ngũ giáo viên ở Trung tâm đã đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất trong tỉnh. Chúng tôi đã mở hàng trăm lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật tại cơ sở nhằm giúp phụ nữ các dân tộc biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vàochăn nuôi, trồngtrọt góp phần tăng năngsuất, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo”.

 

Hôm đếnTrung tâm, tôi đã được chứng kiến hai ngày thi tuyển đầu vào của hơn 200 thí sinh-hầu hết là giám đốc nữ doanh nhân vừa và nhỏ-về dự thi vàohọc lớp đào tạo giám đốc nữ dài hạn do Trung tâm liên kết với Trường đại học Kinh tế quốc dân mở, thời hạn 4 năm, với các ngành ma-két-tinh, nghệ thuật kinh doanh, kế toán trưởng...

 

Một thành công lớn của Trung tâm năm 2005là Tổ chức phát triển CoDesPa (Tây Ban Nha)do ông Javier Costa, đại diện tại Việt Nam đã đồng ý hỗ trợ kinh phí, tài liệu tư vấn mở các lớp đào tạo phát triển nghề truyền thống tại các huyện vùng cao như: Trạm Tấu, Mù Căng Chải, Lục Yên... hàng vạn phụ nữ dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ các dự án này.

 

Trở lại các xã phát triển mạnh đàn gia súc ở huyện Văn Yên, khi làm việc với đồng chí bí thư huyện ủy, ôngnhận xét: “Trung tâm giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Yên Bái đã trang bị cho phụ nữ kiến thức về lao động;đổi mới cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Số phụ nữ được đi học chưa nhiều, nhưng từ những con người ấy, kiến thức được phổ biến trong cộng đồng dân tộc ở các bản làng bằng cách truyền thụ trực tiếp qua kinh nghiệmvà các mô hình. Mục tiêu phát triển đàn đại gia súc của huyện đang được hình thành, góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho hàng nghìn phụ nữ và gia đình họ”.

 

Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Trung tâm giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Yên Bái là một địa chỉ tin cậy, đưa kiến thức đến với người lao động, bước đầu nâng cao kỹ năng và trình độ cho lao động nữ. Đầu năm 2006 này, Trung tâm triển khai các mô hình điểm ở các huyện vùng cao với số lượng lên tới 22.850 lượt người, tìm thị trường cho các sản phẩm thủ công truyền thống của phụ nữ Dao, Mông, Tày ra các tỉnh bạn và giới thiệu sản phẩm của họ sang các nước châu Âu. Trang bị kiến thức và kỹ năng cho lao động nữ vùng cao đang là mục tiêu hàng đầu của Trung tâm. 

VŨ ĐẠT
(Báo QĐND)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video