Tuyên bố và khuyến nghị Cuộc họp Mạng lưới các nhà lãnh đạo nữ lần thứ X

25/07/2006
Sự thịnh vượng của doanh nhân nữ thông qua đổi mới; các tầm nhìn mới cho doanh nhân nữ
24 - 27/8/2005, tại Daegu, Hàn Quốc

1. Lời tựa

 

WLN là một mạng lưới công – tư nhân của phụ nữ ở tất cả các lĩnh vực đại diện cho giới khoa học, xã hội dân sự, doanh nghiệp và Chính phủ của các nền kinh tế APEC, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các quan điểm và tri thức của các nhà lãnh đạo nữ vào APEC.

 

Mạng lưới các Nhà Lãnh đạo nữ được thành lập năm 1996 tại Manila, đã thúc đẩy việc đưa các quan điểm giới, Doanh nghiệp của phụ nữ và hợp tác kinh tế vào chương trình nghị sự APEC qua đệ trình các khuyến nghị hàng năm lên các Nhà Lãnh đạo và Bộ trưởng APEC. Hoạt động này đã góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và doanh nhân nữ trong APEC, tăng cường sự tham gia và đại diện của phụ nữ trong các hoạt động và diễn đàn APEC.

 

Cuộc họp Mạng lưới các Nhà Lãnh đạo nữ APEC lần thứ 10 được tổ chức từ ngày 24-27/8/2005 tại Daegu, Hàn Quốc, khuyến khích các Doanh nghiệp nữ và hỗ trợ lồng ghép giới. Hơn 500 đại biểu trong nước và quốc tế từ 19 nền kinh tế thành viên APEC đã tham dự cuộc họp, trong đó có các nước đầu mối của Australia, Brunei, Canada, Chi Lê, Hồng Kông Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mê-Hi-Cô, Niu-Zi-Lân, Papua New Guinea, Phi-Lip-Pin, Nga, Singapore, Đài Loan Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam.

 

Chủ đề của Cuộc Họp các Nhà Lãnh đạo Nữ APEC 2005 là "Sự thịnh vượng của các doanh nhân nữ thông qua đổi mới: Tầm nhìn mới của các doanh nhân nữ" và các tiểu đề là các chính sách tín dụng vi mô và các chương trình phát triển doanh nghiệp nữ, sự thịnh vượng thông qua khuyến khích các thế hệ nữ doanh nhân, tiếp cận công nghệ thông tin sáng tạo, thúc đẩy thương mại qua kết nối nhằm hỗ trợ chủ đề cuộc họp Bộ trưởng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ "Thúc đẩy sự đổi mới của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ".

 

2. Các vấn đề chính

 

Khuyến khích các doanh nghiệp nữ và hiệu quả kinh tế đã được thể hiện, các chính sách và chương trình đối với doanh nhân nữ đã được nhấn mạnh. Các đại biểu ghi nhận các doanh nghiệp nữ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách lồng ghép giới, phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Trung tâm Hướng dẫn làm Doanh nghiệp nữ thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Nữ Hàn Quốc (KWEA) được công nhận có cách làm tốt nhất nhằm khuyến khích và phát triển các doanh nghiệp nữ.

 

Các đại biểu đã chia sẻ các cách làm tốt nhất của các chính sách và chương trình tín dụng vi mô trong các nền kinh tế thành viên APEC và ghi nhận vai trò quan trọng của tín dụng vi mô trong phát huy và thúc đẩy các doanh nghiệp vi mô của phụ nữ.

 

Cuộc họp đã đưa ra kiến nghị thúc đẩy tiếp cận thị trường qua kết mạng, kể các các nghiên cứu về những thách thức mà các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của phụ nữ đang gặp phải trọng việc mở rộng thị trường APEC, tăng cường thương mại và chương trình đào tạo cho phụ nữ (nông thôn, thanh niên và những vùng hẻo lánh).

 

Để tiếp cận với công nghệ thông tin và truyền thông, các phương thức tăng cường các chương trình và chính sách hỗ trợ tiếp cận cơ sở vật chất và đào tạo của công nghệ thông tin và sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, kể cả cộng đồng qua công nghệ điện tử cũng được thảo luận.

 

Năm thứ 10 của WLN, các đầu mối từ 19 nền kinh tế (Trung Quốc và Pêru không tham dự cuộc họp năm 2005) đã đưa ra một quyết định quan trọng. Họ đã đồng ý về nguyên tắc thành lập Ban thư ký có kinh phí độc lập nhằm tăng cường vị thế và sự hợp tác của mạng lưới.

 

Các đại biểu đã bày tỏ sự cảm kích chân thành và chúc mừng nước chủ nhà đã tổ chức thành công cuộc họp.

 

3. Khuyến nghị

 

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nữ và Mạng lưới Lãnh đạo nữ, WLN khuyến nghị các nhà Lãnh đạo APEC và Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Biểu dương các nỗ lực của WLN để thành lập một Ban Thư ký có quỹ hoạt động độc lập khi WLN bước sang thập niên thứ 2;

 

Ghi nhận những đóng góp to lớn của WLN trong việc nâng cao nhận thức về vai trò kinh tế-xã hội của phụ nữ trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách lồng ghép quan điểm giới trong khu vực APEC;

 

Ghi nhận các lợi ích kinh tế đạt được qua thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp nữ;

Khuyến khích các sáng kiến thành lập các trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp;

 

Ghi nhận vai trò của tín dụng vi mô trong thúc đẩy các doanh nghiệp vi mô của phụ nữ, tầm quan trọng của việc xây dựng và chia sẻ các chính sách tín dụng vi mô hiệu quả và các cách làm tốt nhất trong các thành viên APEC qua: Ủng hộ các nghiên cứu tiên phong về doanh nghiệp vi mô trong lĩnh vực phi chính thức, sử dụng các dữ liệu phân tách theo giới tính.

 

Tạo điều kiện và chia sẻ các cách làm tốt nhất và kinh nghiệm về các hoạt động doanh nghiệp vi mô giữa các nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển ở APEC.

 

Khuyến khích ngành tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp vi mô của phụ nữ.

 

Các khuyến nghị

 

Cuộc họp Mạng lưới các nhà lãnh đạo nữ lần thứ X

24-27/8/2005, tại Daegu - Hàn Quốc

 

Mạng lưới các Nhà Lãnh đạo Nữ (WLN)

 

WLN là một mạng lưới công – tư nhân của phụ nữ ở tất cả các lĩnh vực đại diện cho giới khoa học, xã hội dân sự, doanh nghiệp và Chính phủ của các nền kinh tế APEC, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các quan điểm và tri thức của các nhà lãnh đạo nữ vào APEC.

 

Tại Cuộc họp lần thứ 10 của WLN, chúng tôi xin khuyến nghị các nhà Lãnh đạo và các Bộ trưởng APEC:

 

Biểu dương các nỗ lực của WLN trong việc thành lập một Ban Thư ký có quỹ hoạt động độc lập khi WLN bước sang thập niên hoạt động thứ 2;

 

Ghi nhận những đóng góp to lớn của WLN trong việc nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của phụ nữ trong kinh tế-xã hội và trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách lồng ghép quan điểm giới trong khu vực APEC;

 

Tiếp tục đảm bảo việc đưa các chỉ số phân tách theo giới tính và phân tích trên cơ sở giới trong việc xây dựng và đánh giá các dự án của APEC

 

Các chính sách và chương trình tín dụng vi mô nhằm phát triển các doanh nghiệp nữ

 

Tôn vinh sự lựa chọn của Liên hiệp quốc lấy năm 2005 là năm Tín dụng vi mô, chúng tôi hoan nghênh các nhà Lãnh đạo và các Bộ trưởng APEC đã hỗ trợ các hoạt động và dự án doanh nghiệp vi mô. Chúng tôi xin khuyến nghị các nhà Lãnh đạo và các Bộ trưởng APEC:

 

Ghi nhận vai trò của tín dụng vi mô trong việc tăng cường và thúc đẩy các doanh nghiệp vi mô của phụ nữ, tầm quan trọng của việc phát triển và chia sẻ các chính sách tín dụng vi mô hiệu quả và các cách làm tốt nhất trong các thành viên của APEC qua:

 

ủng hộ các nghiên cứu tiên phong về doanh nghiệp vi mô trong lĩnh vực phi chính thức, sử dụng các dữ liệu phân tách theo giới tính

 

Tạo điều kiện và chia sẻ các mô hình tốt nhất và kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp vi mô giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển của APEC.

 

Khai thác những cách làm hiệu quả nhất nhằm thể chế hoá Tín dụng Vi mô qua các cuộc trao đổi tích cực giữa các thành viên APEC qua:

 

Khuyến khích các thể chế tài chính giúp các nữ doanh nghiệp vi mô thông qua các tổ chức Phi Chính Phủ hoặc các tổ chức khác;

 

Thúc đẩy các ý tưởng giữa các nền kinh tế APEC nhằm khuyến khích ngành tài chính phục vụ các cộng đồng nghèo;

 

Hỗ trợ việc thành lập các chương trình đảm bảo tín dụng vi mô nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức khác phục vụ phụ nữ không có tài sản thế chấp được tiếp cận vốn vay;

 

Tiếp tục phân biệt tài chính để tiêu dùng và tài chính để phát triển doanh nghiệp vi mô trong xây dựng và thực hiện các chính sách

 

Cùng thịnh vượng qua thúc đẩy các thế hệ nữ doanh nhân tiếp theo

 

Thấy rõ tầm quan trọng của các thế hệ nữ doanh nhân đối với sự thịnh vượng của khu vực APEC, chúng tôi xin khuyến nghị các nền kinh tế thành viên:

 

Thừa nhận và ghi nhận lợi ích kinh tế qua thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp nữ;

 

Xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình cụ thể về phát triển doanh nghiệp nhằm thúc đẩy và phát triển thế hệ nữ doanh nhân tiếp theo;

 

Thúc đẩy và khuyến khích thành lập các trung tâm hỗ trợ phát triển nữ doanh nghiệp vườn ươm;

 

Phân bổ các nguồn lực để ứng dụng mô hình tốt nhất trong việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nữ và tiếp tục các hoạt động kiểm tra giám sát tiến độ;

 

Hỗ trợ xây dựng các thể chế hoặc các tổ chức đặc chuyên về tập huấn doanh nghiệp điện tử cho phụ nữ và các doanh nghiệp gia đình;

 

Khuyến khích vốn đầu tư cho phụ nữ khởi sự doanh nghiệp

 

Thúc đẩy tiếp cận thị trường

 

Thừa nhận các mục tiêu Bogo về thương mại tự do trong khu vực đến năm 2010 và 2020, chúng tôi xin kiến nghị các nền kinh tế:

 

Phân bổ các nguồn lực để tiến hành các nghiên cứu về những thách thức mà các doanh nghiệp nữ vừa và nhỏ gặp phải trong quá trình mở rộng thị trường trong APEC;

 

Đảm bảo các nguồn lực để ứng dụng và đẩy mạnh các điển hình tốt nhất về chính sách và chương trình nhằm thúc đẩy và khuyến khích sự phát triển của các hoạt động doanh nghiệp của phụ nữ trong khu vực APEC;

 

Xây dựng và tiến hành các chương trình huấn luyện và thúc đẩy thương mại cho phụ nữ (nông thôn, thanh niên và vùng xa xôi, hẻo lánh);

 

Tiếp cận công nghệ thông tin

 

Trước cuộc họp Mạng lưới các nhà lãnh đạo nữ APEC, Trung tâm Mạng lưới Thông tin của phụ nữ Châu á-Thái Bình Dương đã tổ chức diễn đàn APEC về nền kinh tế kỹ thuật số dành cho phụ nữ, về thương mại điện tử cho phụ nữ trong các nền kinh tế APEC, chúng tôi xin khuyến nghị:

 

APEC ủng hộ hơn nữa các chương trình và chính sách để giải quyết các vấn đề của phụ nữ về:

tiếp cận cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và huấn luyện về công nghệ thông tin;

sử dụng các công cụ công nghệ thông tin bao gồm cộng đồng điện tử và thị trường điện tử;

 

Các nền kinh tế khuyến khích thành lập các trung tâm thương mại điện tử.

 

Cuốicùng, chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và chúc mừng nước chủ nhà Hàn Quốc đã tổ chức thành công cuộc họp này. Chúng tôi mong muốn sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ APEC trong những năm tới.

Theo Ban Quan hệ quốc tế

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video