Phụ nữ châu Phi: Những bước tiến dài trên con đường tham chính

11/01/2007
Năm 2005 đi qua cũng chính là thời điểm để phụ nữ ở châu lục đen tổ chức ăn mừng những bước tiến vượt bậc trên con đường tham chính.

Việc một phụ nữ 67 tuổi trở thànhTổng thống dân cử đầu tiên ở Liberia và châu Phi đã được coi là dấu son nổi bật nhất năm 2005 trên con đường đấu tranh vì sự bình đẳng của những phụ nữ vốn bị coi là lạc hậu và nghèo đói nhất thế giới.

 

Nếu nhìn phụ nữ châu Phi giữa muôn vàn hủ tục,sự đói nghèo đến cùng cực và HIV/AIDS đang lan tràn, chúng ta mới hiểu những nỗ lực để tự khẳng định mình của họ có ý nghĩa đến mức nào! Khi đắc cử tổng thống Liberia (cuối năm 2005) , bà Elleen Johnson-Sirleaf đã cam kết thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ Liberia nói riêng và phụ nữ châu Phi nói chung vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bà cũng mong muốn sẽ mang những tình cảm nồng ấm từ trái tim phụ nữ để hoàn thành sứ mệnh của một tổng thống trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh vốn đang nhức nhối tại quốc gia này.

Thắng lợi của bà Sirleaf được xem là kết quả tất yếu của cả mộtxu thế vốn đã hình thành từ những năm 1990: phụ nữ tham chính và tham chính thành công. Ngay từ năm 1996, số phụ nữ ứng cử vào Nghị viện Uganda đã ngang bằng với nam giới, dẫu điều này chỉ được phái “mày râu” xem là “những chú gà mái tập gáy” mà thôi! Năm 2003, cuộc “bứt phá” ngoạn mục của phụ nữ Rwanda để làm chủ tới 48,5% số ghếNghị viện, đưa nước này lên vị trí thứ hai thế giới về tỷ lệnữ nghị sỹ,đã làm ngạc nhiên nhiều chính trị gia ở các nước có truyền thống coi trọng phụ nữ.Đây cũng được coi là“đột biến” ở Rwanda khisau thời gian dài xáo động về chính trị, những cử tri có học và có tiền đã chọn phụ nữ là nơi đặt niềm tin cho sự ổn định và thành công của quá trình tái thiết đất nước. Theo con số của Liên minh nghị viện Quốc tế, hiện phụ nữ các nước Mozambique, Nam Phi và Burundi cũng chiếm trên 30%ghế nghị viện - cao hơn nhiều con số 19% của nghị viện đương nhiệm tại các nước châu Âu. Hiến pháp mới vừa được áp dụng tại Burundi và Rwanda đã có “quy chế quota” cho phụ nữ và người dân tộc trong lúc nhiều đảng phái chính trị ở Nam Phi cũng dành ưu ái đặc biệt cho nữ ứng viên trong các kỳ bầu cử.

Năm 2004, bà WangariMaathai, nhà môi trường học đồng thời là một chính trị gia đã được trao tặng giải Nobel Hòa bình do có đóng góp quan trọng về văn hóa, kinh tế và xã hội. Cùng với Tổng thống Sirleaf, bà Maathai được coi là biểu tượng cho ý chí sắt đá và là một nữ chính trị gia thành đạt.

 

Sau bà Sirleaf, vốn là một chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thế giới, hiện người phụ nữ được coi là nắm quyền lực cao nhất về tài chính ở châu Phi chính làbộ trưởngTài chính đầy hăng hái của Nigeria, bà Ngozi Okonjo-Iweala - người mà khi ở vị trí Phó chủ tịch Ngân hàng thế giới khu vực châu Phi, bà đã chỉ trích mạnh mẽ tình trạng tham nhũng ở Nigeria, đồng thời đàm phán thành công để xóa nợ18 triệu đô la cho nước này.Trong khi đó, bà Joyce Mujuru (Phó Tổng thốngZimbabwe),bà Luisa Dias Diogo (Thủ tướng Mozambique) và bà Agathe Kaziga (nguyên đệ nhất phu nhân Rwanda) vẫn rất tích cực tham gia các phong trào chính trị và đòi bình quyền cho phụ nữ… Bà Joyce Mujuru cũng đã nêu gương sáng về tinh thần học tập khiquyết định quay trở lại trường học tiếpngay khi được cử làm Bộ trưởng vào năm 1980.

Những bước tiến quan trọng của phụ nữ trên chính trường đãmang lạikết quả tích cực cho đời sốngphụ nữở cả những vùng sâu, vùng xa. Kulah Balo, một phụ nữ ở làng Sinje (Liberia)cho biết: trước đâychỉ có đàn ông mới được tụ tập để bàn những công việc của làng xóm còn hiện nay phụ nữ được học hành nên nam giới đã nể trọng hơn. Cả vợ và chồng thường cùng nhau quyết định những vấn đề của gia đình và cộng đồng.

Dẫu vậy, do xuất phát điểm thấp nên con đường đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ châu Phi hiện vẫn còn rất đỗi gập ghềnh. Đến những năm đầu của thế kỷ 21, giáo dục vẫn là trở ngại lớn nhất đối với các trẻ em gái ở châu Phi. Vì trọng nam khinh nữ, các bậc cha mẹ vẫn thích cho con trai tới trường hơn. Những hủ tục vốn đã “ăn sâu, bám rễ” vào đời sống xã hội vẫn đang cản trở phụ nữ trên con đường phát triển. Ba năm trước đây, Phó Tổng thống Uganda, bà Specioza Kazibwe, đãbuộc phải ly dị chồng do bị ông này thường xuyên đánh đập. Bạo lực gia đìnhhiện vẫn phổ biến ở hàng loạt quốc gia châu Phi.

 

Bên cạnh đó, khi tham gia chính trường, phụ nữ châu Phi còn phải đương đầu với muôn vàn áp lực. Nhóm ủng hộ phụ nữ quốc gia Zambia đã đưa cảnh báo: Nếu không có sự đoàn kết, phụ nữ sẽ rất khó thành công trong những kỳ bầu cử sắp tới bởi sự ủng hộ và tin tưởng của nam giới dành cho họ hiện chỉ là không đáng kể. Trong tương lai , để trở thành những người đứng đầu, nhữngnữchính trị gia châu Phi còn phải nỗ lực cao hơn để chứng minh khả năng lãnh đạo và cặp mắt “nhìn xa-trông rộng”. Thủ tướng Mozambique Diogo, người có khả năng trở thành tổng thống trong nay mai, đã nhận định rằng: sự “đơn thương, độc mã” của phụ nữ châu Phi khi tham chính cũng chẳng khác gì một người phụ nữ bị bắt phải nấu ăn cho cả gia đình lớn khi trong tay không có một chút nguyên liệu nào!

Thục Hạnh

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video