Tết 4 phương

04/02/2006
Ở những nước châu Âu hay châu Mỹ, những hoạt động đón chào năm mới thường được bắt đầu từ lễ Giáng sinh (24/12) và kéo dài đến đầu tháng Giêng năm sau.

Tại Canada, dịp đầu năm mới là lúc thời tiết lạnh giá nhất nên người dân nước này cũng có kiểu đón chào năm mới cực kỳ “băng gía”. Tất cả già trẻ lớn bé, không phân biệt tuổi tác, giới tính đều mặc đồ tắm và nhảy xuống tắm ở những dòng nước lạnh như băng, với mong muốn “gột rửa“ hết những xui xẻo trong năm qua, để sang năm mới sẽ gặp nhiều may mắn hơn.

Trái lại, ở đất nước Australia, nơi giao thời giữa năm cũ và năm mới lại là thời điểm nhiệt độ đang ở mức khá cao, khoảng từ 30-350C. Người dân nơi đây tổ chức nhiều bữa tiệc linh đình trong nhiều ngày để đón chào năm mới. Vào đêm giao thừa, mọi người Australia sẽ đổ ra đường, hát hò, huýet sáo, thậm chí cả bấm còi ô tô inh ỏi để báo hiệu năm mới đã tới. Ngoài ra, vào dịp năm mới, người dân thường tổ chức đi dã ngoại, cắm trại trên bờ biển, chơi lướt sóng và tổ chức ăn uống.

Tại xứ sở sương mù Anh quốc, vào đêm giao thừa, người Anh thường tập trung ở quảng trường Trafalgar và rạp xiếc Piccadlly hoặc những khu vực trung tâm để nghe tiếng chuông đồng hồ BigBen góng lên báo hiệu thời điểm chuyển giao của một năm. Đúng giừo phút chuyển giao năm cũ và năm mới, tất cả mọi người nắm tay nhau và cúng hát vang bài Auld Lang Syne. Người dân nước này, cũng giống như một số nước châu Á, đều rất coi trọng người đầu tiên đến chơi nhà họ. Họ thường muốn người đó là một thanh niên chưa vợ, khoẻ mạnh, đẹp trai và có mái tóc nâu, và đặc biệt, khi đến chơi người này phải mang theo một mẩu than, ít tiền, bánh mì và muối - những biểu tượng của sự giàu sang, may mắn và hạnh phúc.

Còn tại Scotland, năm mới được gọi là “Hogmanay”. Tại một số vùng quê ở Scotland, người dân có kiểu đón chào năm mới cực “nóng”. Người ta cho đốt cháy những thúng có chứa nhựa đường bên trong rồi lăn chúng ra phố hoặc ấn tượng hơn, họ chuyển thùng nhựa đường đang rực lửa qua vai những người đàn ông dũng cảm, điều đó thể hiện mong muốn của họ là đốt bỏ đi năm cũ và mở đường đón chào một năm mới may mắn hơn đến với mọi người.

Tại quê hương của những dũng sỹ đấu bò tót, Tây Ban nha, người dân nước này lại có tục đón giao thừa đến “nghẹt thở”. Khi chuông đồng hồ đổ 12 tiếng vào đúng thời điểm giao thừa, mỗi người dân trên tay cầm 12 qủa nho và lần lượt bỏ chúng vào mồm theo 12 tiếng chuông. Tuy nhiên, khi kết thúc 12 tiếng chuông thì hầu như không ai ăn hết nổi số nho đó, nên trong miệng lúc nào cũng đầy chặt loại quả này. Điều đó thể hiện mong muốn sang năm, mọi người sẽ có những mùa nho bội thu, cuộc sống sẽ sung túc hơn.

Tại châu Á, phong tuc đón giao thừa rất đa dạng, phong phú. Tại nước Lào, vào sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới, mọi người diện những bộ quần áo đẹp nhất đi chơi xuân và không quên mang theo một hộp, chai hay lọ để đựng nước đi chuc tết. Người được chúc phải đứng yên để người đến chúc té nước vào người. Ngay ở ngoài đường, họ cũng té nước vào nhau, bất kể là ai đều phải ướt, và càng ướt nhiều, người đó càng gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong năm mới.

Ở Hàn Quốc, người dân đón Tết theo lịch âm giống Việt nam. Người dân mặc y phục truyền thống gọi là Han-Bosk. Đêm giao thừa, họ đặt rơm, cào hoặc sàng ở cửa ra vào, tường để bảo vệ gia đình khỏi linh hồn của ác độc. Đến sáng mồng một, họ hàng gần xa đều tụ họp tại nhà một thành viên nam lớn tuổi nhất để tưởng niệm các vị tổ tiên của gia tộc.Sau đó, mọi người ăn món duk-gook (món nước ăn với bánh làm từ gạo), trẻ em thì đến chào và chúc Tết ông bà, cha mẹ, họ hàng và sẽ được nhận quà từ những người lớn.

Vào dịp đón chào năm mới, người dân Nhật bản mua sắm rất nhiều thức ăn cho ngày Tết, trang trí nhà cửa bằng cành cây tùng, cây tre hoặc dây thừng để mong được mạnh khoẻ, sống lâu. Trẻ em được nhận lì xì (Otosidamas). Mọi người tặng thiệp Tế cho nhau và tổ chức những bữa tiệc để tiễn đưa năm cũ. Đêm giao thừa, chuông sẽ rung lên 108 lần để xua đi 108 nỗi ưu phiền.

Tại châu mỹ xa xôi, người dân nơi đây cũng đón năm mới theo những cách rất đặc biệt. Ở khắp các thành phố của B ra zil đều diễn ra các lễ hội lớn vào đêm giao thừa, đặc biệt là ở Thủ đô Rio de Jane ro. Người dân ra biển xem pháo hoa.

Người Mỹ thường tham gai dạ tiệc trong đêm Giao thừa. Và một điều đặc biệt ít ai ngờ tới, đó là trong ngày đầu tiên của năm mới tại đất nước của bóng bầu dục, người ta lại thường tổ chức các trận bóng đá để đón chào năm mới.

 

Nhật Anh
(heo báo Phụ nữ Thủ đô)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video