• Quảng Ngãi: Cô gái “biến tấu” cá bống Sông Trà thành sản phẩm đặc sản

    Từ nguồn nguyên liệu chính là con cá bống sông Trà, với niềm đam mê đặc sản quê hương và sự năng động, sáng tạo, chị Thượng Thị Bình Uyên (33 tuổi) ở thôn An Phú, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành đã chế biến thành công các sản phẩm “đặc sản” từ cá bống là Cơm cháy cá bống sông Trà, Bánh phồng cá bống sông Trà được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, tin dùng.
  • Mô hình làm bánh lá truyền thống của phụ nữ Đồng Xoài, Bình Phước

    Từ vài trăm cái bánh lá truyền thống ban đầu được gói vào những ngày Tết, ngày rằm theo đơn đặt hàng, đến nay gia đình chị Đặng Thị Điệp (khu phố Xuân Đồng, phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đã làm ra hàng ngàn cái bánh trong 1 tháng, mang đến nguồn thu nhập tăng thêm cho gia đình.
  • Đồng Tháp: Nữ đảng viên khởi nghiệp với món “Chạo tôm”

    Tham gia công tác Hội LHPN từ năm 2019 và vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng từ năm 2021, với tinh thần vượt khó, nữ đảng viên Trần Thị Cẩm Loan (sinh năm 1977), chi hội trưởng phụ nữ khóm Tân Hòa, phường An Hòa, thành phố Sa Đéc đã mạnh dạn khởi nghiệp với sản phẩm “chạo tôm” từ 3 năm nay. Bằng sự khéo léo, đam mê chế biến các món ăn từ nguồn nguyên liệu đặc trưng tôm sông, sản phẩm “chạo tôm” của chị Cẩm Loan đã tạo sự khác biệt, thu hút khách hàng trong và ngoài địa phương.
  • Nữ doanh nhân đưa sắc tím hoa ban vào các món bánh dân tộc kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Ký ức về người bà nhỏ bé mà vĩ đại, về những câu chuyện nơi chiến trường xưa đã khơi niềm cảm hứng cho nữ doanh nhân Hà Nội Trịnh Hồng Giang nghiên cứu những sản phẩm, set quà tặng ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; chào mừng năm Du lịch quốc gia và Lễ hội Hoa Ban 2024.
  • Chị Nguyễn Thị Minh Tâm khởi nghiệp với loài hoa lạ mang tên Đa Lộc

    Với tinh thần “dám nghĩ dám làm”, chị Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1987), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hoa Đa Lộc, TX. Bến Cát đã quyết định bỏ việc văn phòng để rẽ sang làm nông nghiệp khởi nghiệp với loài hoa lạ mang tên Đa Lộc.
  • Hành trình nâng tầm giá trị của trái bưởi non

    Mô hình kinh tế mà chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (SN 1988 tại Đà Nẵng) đang thực hiện là một mô hình kinh tế tuần hoàn. Với mô hình này, chị Tâm đã làm ra sản phẩm giúp nâng tầm giá trị trái bưởi non, tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, giảm thiểu ô nhiễm môi trường để ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Vượt qua bệnh tật, khởi nghiệp ở tuổi U60

    Khởi nghiệp ở tuổi ngoài 50, bà Đào Thị Hà, chủ cơ sở nuôi trồng đông trùng hạ thảo Phúc Khang (tỉnh Nam Định), chia sẻ với PNVN về hành trình khởi nghiệp của mình.
  • Bến Tre: Thành công với mô hình phát triển kinh tế từ nuôi thỏ sinh sản

    Chị Võ Ngọc Thùy ở ấp Bình Chiến, thị trấn Bình Đại, tỉnh Bến Tre là gương điển hình về việc sử dụng nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh đạt hiệu quả cao.
  • Hà Giang: Gương phụ nữ dân tộc Tày làm giàu từ mô hình kinh tế hộ

    Đó là chị Hoàng Thị Hoa, dân tộc Tày, ngụ tại tổ 11, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên. Với những thành tích trong phát triển kinh tế, chị đã được Hội LHPN huyện Vị Xuyên biểu dương, khen ngợi và trao tặng nhiều giấy khen từ năm 2021 đến nay.
  • Nữ doanh nhân Nguyễn Châu Linh: “Tôi muốn quanh mình ai cũng hạnh phúc”

    Nữ doanh nhân Nguyễn Châu Linh - Nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hành trình Kim cương chia sẻ, ngay từ nhỏ, bản thân chị lúc nào cũng muốn những người xung quanh mình được hạnh phúc, không muốn bất cứ một xung đột nào xảy ra.
  • Nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

    - Quảng Ngãi: Hội LHPN huyện Sơn Tịnh hỗ trợ 69 ý tưởng khởi nghiệp vay vốn trong năm 2023 - Bình Định: Phụ nữ xã Cát Chánh năng động phát triển kinh tế
  • Huế: Chị Viễn vượt khó làm kinh tế giỏi

    Phát triển kinh tế từ chăn nuôi và kinh doanh buôn bán, mỗi năm thu nhập trên 250 triệu đồng, chị Trần Thị Viễn, sinh năm 1974 (Thủy Vân, TP. Huế) là tấm gương phụ nữ phát triển kinh tế giỏi ở địa phương.
  • Chị Nguyễn Thị Minh Tâm khởi nghiệp với loài hoa lạ mang tên Đa Lộc

    Với tinh thần “dám nghĩ dám làm”, chị Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1987), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hoa Đa Lộc, TX. Bến Cát đã quyết định bỏ việc văn phòng để rẽ sang làm nông nghiệp khởi nghiệp với loài hoa lạ mang tên Đa Lộc.
  • Quảng Ngãi: Gương phụ nữ Cor làm giàu trên vùng đất khó

    Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện miền núi Trà Bồng. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, trong đó có chị Hồ Thị Hoa.
  • Người phụ nữ khuyết tật khiến vỏ ốc nở hoa

    Cuộc sống gắn liền với chiếc xe lăn bởi đôi chân co rút không đi lại được và bàn tay phải bị biến dạng nhưng chị Ngọc Hiếu không đầu hàng số phận. Chị đã biến những chiếc vỏ ốc bỏ đi thành bức tranh nghệ thuật, thay đổi cuộc đời của chính mình.
  • Nữ doanh nhân đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh

    Là chủ một trang trại cà phê, chị Dương Thị Thủy, sáng lập Tâm An Nguyên Farmhouse (ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cho biết, thuộc thế hệ 7X, chị từng nghĩ ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh sẽ rất khó khăn. Trước đây, những công việc như thiết kế bao bì mẫu mã, quảng bá sản phẩm… chị thường phải thuê người làm. Nhưng sau khi được tiếp cận và học hỏi kiến thức công nghệ thông tin, chị đã thay đổi tư duy và biết cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công việc của mình.
  • Đắk Lắk: Chị Bùi Thị Đằm không ngại khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình

    Thời gian qua, nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện Cư Mgar nên nhiều hội viên, phụ nữ thị trấn Quảng Phú đã năng động, nhạy bén, nắm bắt áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất mang lại thu nhập cao cho gia đình từ đó từng bước cải thiện và nâng cao đời sống gia đình theo hướng bền vững.
  • Huế: Thu nhập khá từ vườn ao chuồng

    Không ngại khó, ngại khổ, bằng đôi tay của mình, chị Trương Thị Bé (sinh năm 1973) hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đã quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên đất quê hương. Sau một thời gian gầy dựng, đến nay, mô hình vườn, ao, chuồng (VAC) của chị Bé đã cho thu “quả ngọt”, với thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Chị cũng là điển hình hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi tại địa phương.
  • Sóc Trăng: Phát triển sản phẩm OCOP từ cây mãng cầu gai

    Trong năm 2023, giá bán mãng cầu gai tăng vọt giúp cho nhiều hộ gia đình hội viên, phụ nữ nghèo, cận nghèo đã phát triển lên khá, giàu. Cán bộ, hội viên, phụ nữ chuyển đổi tăng diện tích trồng mãng cầu gai kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ để tăng chất lượng, năng suất. Đã có 4 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao cấp tỉnh và thị xã.
  • Quảng Ngãi: Những tấm gương phụ nữ năng động phát triển kinh tế

    - Tăng thu nhập cho gia đình từ việc trồng quất cảnh dịp Tết - Nữ Giám đốc HTX truyền lửa thoát nghèo cho đồng bào CaDong
  • Hòa Bình: Chi hội trưởng phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình

    Chị Vì Thị Chầm, chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu Tân Phong, thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình là tấm gương tích cực phát triển kinh tế tăng thu nhập, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.
  • Phụ nữ thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng phát triển kinh tế từ mô hình trồng hoa Tết

    Tết cổ truyền Nguyên đán hàng năm là dịp nhiều hội viên, phụ nữ trên địa bàn thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng tiến hành trồng hoa bán Tết, cải thiện thu nhập cho gia đình.
  • Tích cực tổ chức các hội thi nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội

    - Hội LHPN tỉnh Lào Cai: Hội thi các mô hình sáng tạo và hiệu quả thay đổi nếp nghĩ cách làm trong phòng chống bạo lực gia đình - Hội LHPN tỉnh Bình Định: Hội thi “Cán bộ Hội làm công tác tín dụng giỏi”
  • Bình Định: Gương điển hình phụ nữ khởi nghiệp thành công với bột ngũ cốc dinh dưỡng

    Chị Nguyễn Thị Bích Liễu, hội viên phụ nữ ở khu phố Hội Phú, phường Hoài Hảo là một gương điển hình phụ nữ khởi nghiệp thành công từ việc tận dụng và phát huy nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương. Hiện chị Liễu là chủ cơ sở chuyên sản xuất bột ngũ cốc, trà gạo lứt hoa nhài, bột đậu đỏ, hạt dinh dưỡng để bán qua mạng xã hội, Shopee, Lazada... và phân phối tại hệ thống cửa hàng trên địa bàn thị xã, tỉnh và trong nước.
  • Quảng Ngãi: Gương phụ nữ nghèo vượt khó phát triển kinh tế từ mô hình nuôi vịt đẻ kết hợp lò ấp

    Nhờ chịu thương chịu khó trong lao động, sản xuất cùng với ý chí quyết tâm phát triển kinh tế từ chăn nuôi, bà Huỳnh Thị Mai (58 tuổi) ở thôn Kỳ Thọ Nam 2, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi vịt đẻ kết hợp lò ấp, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
  • “Bông hoa” trên vùng biên giới Quảng Bình

    Sinh ra và lớn lên ở vùng đất biên giới, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, chị Cao Thị Dung, dân tộc Chứt, ở bản Bãi Dinh, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa đã vươn lên thoát nghèo, trở thành tấm gương sáng về phát triển kinh tế, được bà con nơi đây noi theo…
  • Hà Giang: Chị Hoàng Thị Hoa làm kinh tế giỏi

    Nhờ diện tích đất đồi rộng, từ đầu năm 2014, chị Hoàng Thị Hoa, ngụ tại tổ 11, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên đã cùng với gia đình đầu tư trồng trên 1ha cam sành và 0,8 ha cam ngọt trên vườn đồi của gia đình.
  • Gương chị Trương Kim Loan làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng quê hương

    Chị Trương Kim Loan, sinh năm 1975, ở ấp 4, xã Qui Đức, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh là một tấm gương điển hình về phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế địa phương ngày càng giàu mạnh.
  • Hà Giang: Chăn nuôi kết hợp trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao

    Đến thăm gia đình chị Phàn Thị Thảo tại thôn Ngọc Bích, xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) mọi người đều cảm phục tấm gương làm kinh tế giỏi của gia đình chị.
  • Chuyện về người phụ nữ nâng tầm cây sả ở vùng đất nghèo

    Chứng kiến người dân vật lộn với cây trồng sả nhưng không mang lại kết quả, bà Nguyễn Thị Bình đã tìm tòi, học hỏi và nâng tầm thứ cây trồng chủ lực ở vùng quê nghèo của tỉnh Hòa Bình từ đó góp phần gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân tộc Mường, Dao.
  • Phụ nữ miền biển Quảng Ngãi đục đá tìm hàu

    Là những người phụ nữ làng biển “chân yếu tay mềm”, nhưng khi lựa chọn nghề đục hàu để mưu sinh họ phải chấp nhận ngâm mình hàng giờ liền dưới nước, bất kể nắng mưa... để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
  • Đắk Lắk: Gương chị Lưu Thị Hiếu vượt khó vươn lên làm giàu

    Trong những năm qua, CVĐ “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế hộ gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số” do Hội LHPN tỉnh phát động đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, trong đó có chị Lưu Thị Hiếu, thôn 2a, xã Ea Siên.
  • Thăm mô hình kinh tế do hội viên phụ nữ làm chủ

    Ngày 26/7/2023, trong khuôn khổ Chương trình trao đổi kinh nghiệm công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tại tỉnh Tiền Giang, Đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội đã tới thăm công ty TNHH Đông Trùng hạ thảo Thiên Ân. Đây là mô hình phát triển kinh tế do bà Trần Thị Luôn, hội viên Chi hội Nữ doanh nhân tỉnh làm chủ.
  • Hội LHPN TP. Hồ Chí Minh: Chị Nguyễn Thị Hoàng Oanh học nghề để giúp đời

    Chị Nguyễn Thị Hoàng Oanh - chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu phố 1, phường 10, quận Gò Vấp, là người luôn năng nổ, tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào do Hội phát động. Trước đây chị làm nhân viên kinh doanh. Khi các con lớn hơn, chị quyết định lùi về với gia đình để phụ giúp chồng quản lý công việc kinh doanh tự do, quán xuyến việc nhà, đưa đón con đi học và bán thêm các mặt hàng để chủ động tài chính.
  • Phụ nữ Quảng Trị xây dựng sản phẩm OCOP từ tiềm năng bản địa

    Phát huy hiệu quả tiềm năng bản địa để nâng cao giá trị nông sản, xây dựng các sản phẩm OCOP và tăng thu nhập cho phụ nữ, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) là hoạt động được các cấp Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đặc biệt quan tâm, chú trọng trong thời gian qua.
  • Hòa Bình: Vượt khó, thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi kết hợp dịch vụ buôn bán

    Thời gian qua, Hội LHPN xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, trong đó có giải pháp giúp hội viên tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế gia đình. Từ đó xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, điển hình là chị Bùi Thị Hậu, sinh năm 1970 ngụ tại xóm Minh Thành, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy.
  • Thanh Hóa: Chuyện thoát nghèo của Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái sinh sản làng Gió

    Tổ hợp tác (THT) chăn nuôi lợn nái sinh sản làng Gió, do phụ nữ của làng Gió, xã Bình Lương (Như Xuân, Thanh Hóa) làm chủ đã hoạt động hiệu quả hơn 2 năm qua. Các thành viên của mô hình được trao con giống ban đầu, đến nay số lượng con F2, F3... tăng theo cấp số nhân. Nhiều hộ tiếp tục tăng đàn nâng cao nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống, thoát nghèo.
  • Sản xuất tinh dầu sả, tinh dầu tràm đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm

    Khởi nghiệp với vốn là con số 0, chị Trần Thị Như Oanh (xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đã mạnh dạn vay 80 triệu đồng để đầu tư 6ha đất, cùng với diện tích 4ha gia đình có, trồng sả trên tổng diện tích 10ha.
  • Nữ doanh nhân từ bỏ cái tôi để khẳng định dấu ấn thời trang Việt

    Với khả năng kinh doanh, chị Lưu Nga đã đưa thương hiệu Elise từ một công ty nhỏ phát triển thành thương hiệu nội địa hàng đầu trong nước về các sản phẩm thời trang và phong cách sống.
  • Thôn nữ dân tộc Tày thành công với loại “hạt tỉ đô” ở vùng đất Lâm Hà

    Sản phẩm hạt Mắc ca sấy mang thương hiệu Mắc ca Tân Thanh được tạo nên bởi những thanh niên là con em các dân tộc thiểu số người Tày, Nùng, Dao, Thái... đang sinh sống ở Tây Nguyên.
  • Cà Mau: Chị Lê Kiều Tiên làm giàu với mô hình nuôi cua thương phẩm

    Thời gian qua phong trào phụ nữ khởi nghiệp đã có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn thể hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện Phú Tân. Qua đó xuất hiện ngày càng nhiều chị em khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, điển hình như Chị Lê Kiều Tiên, sinh năm 1985 là hội viên, phụ nữ ấp Cái Nước, xã Phú Tân.
  • Liên kết trồng nấm phát triển kinh tế

    Đối với hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, chị Văn Thị Dịu, chi hội trưởng chi hội thôn Trung Kiều, không những là một tấm gương về cán bộ hội năng động, nhiệt tâm mà chị còn là một điển hình kinh tế giỏi. Từ mong muốn vươn lên làm giàu từ chính nghề nông, chị đã tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật và xây dựng mô hình trồng nấm sạch. Đến nay, mô hình trồng nấm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
  • Gương phụ nữ làm chủ hộ nghèo vượt khó vươn lên thoát nghèo bền vững

    Từ một gia đình nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng với nghị lực vươn lên cùng sự trợ giúp của Hội LHPN xã Nhơn Phong, gia đình chủ bà Trần Thị Mỹ Trang ở thôn Liêm Lợi, xã Nhơn Phong, tỉnh Bình Định đã vươn lên thoát nghèo, làm ăn kinh tế và tích cực tham gia công tác Hội.
  • Gương phụ nữ làm kinh tế giỏi vươn lên thoát nghèo trong cuộc sống

    Hưởng ứng phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", thời gian qua đã có nhiều chị em phụ nữ vượt qua khó khăn vươn lên làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống gia đình và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Trong đó, điển hình là chị Đặng Thị Hoà, sinh năm 1966, thôn Phú Cang 1 Bắc, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
  • Mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình

    Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn xã Thẳm Dương. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc. Chị Hoa Thị Bình, hội viên phụ nữ - Chi hội thôn Bản Ngoang, xã Thẳm Dương là một điển hình.
  • Những tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi ở huyện Cầu Kè

    Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Cầu Kè. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc. Nhiều chị đã vượt khó, vươn lên làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống gia đình.
  • Doanh nhân Trang Phương lần đầu chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp xanh vì sức khỏe an lành

    Talkshow “Phụ nữ - Khởi nghiệp du lịch xanh vì sức khỏe an lành” nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch TPHCM năm 2023 do Sở Du lịch TPHCM tổ chức nhằm ủng hộ Phụ nữ khởi nghiệp với những ý tưởng xanh, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò, vị thế của Phụ nữ trong xã hội.
  • Chương trình “Khởi nghiệp thông minh” đem lại giá trị cho gần 1.000 phụ nữ

    Chương trình “Khởi nghiệp thông minh dành cho phụ nữ” đã đem lại giá trị cho gần 1.000 phụ nữ đang khởi nghiệp hoặc trong quá trình phát triển sự nghiệp.
  • Lào Cai: Khởi nghiệp thành công từ mô hình du lịch cộng đồng homestay gắn với nông nghiệp bền vững

    Vẻ đẹp Ngôi nhà du lịch cộng đồng mang tên Forest Homestay của gia đình chị Vàng Thị Cân, thôn Đội 3, xã Bản Liền, Bắc Hà nằm ở vị trí thuận lợi trên đoạn đường vào xã, trong lòng thung nhỏ; có rừng cọ, đồi chè, ruộng bậc thang, gần gũi thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ.
  • Phụ nữ Nùng Nàng tích cực phát triển kinh tế

    Không chỉ là người vợ, người mẹ đảm đang, thời gian qua, nhiều hội viên Hội LHPN xã Nùng Nàng còn hăng hái lao động sản xuất, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế. Các chị là những tấm gương sáng “giỏi việc nước, đảm việc nhà” để các hội viên phụ nữ trong toàn huyện học tập và làm theo.
  • Nữ doanh nhân đưa cỏ tế sang trời tây

    Từ mong muốn tiếp nối nghề của cha ông để lại là đan cỏ tế, đến nay chị Nguyễn Thị Lương đã đưa những sản phẩm từ cỏ tế và các nguyên liệu tự nhiên khác đi khắp thế giới, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động gia công trong các làng nghề.
  • Gia Lai: Phụ nữ Ba Na cùng hợp tác phát triển kinh tế với tinh thần "làm một mình không vui"

    Tổ hợp tác Voi Rừng là mô hình chị em phụ nữ người Ba Na cùng phát triển kinh tế dựa trên các nguồn lực sẵn có đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình.
  • Vượt qua nỗi đau, người phụ nữ khởi nghiệp bằng mô hình nuôi heo ăn thảo dược

    Vượt qua biến cố, đau thương mất mát, chị Nguyễn Thị Hoài Sen khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi lợn bằng thảo dược.
  • Tây Ninh: Người phụ nữ tiêu biểu phát triển kinh tế gia đình và hiến đất làm đường

    Những năm qua, cán bộ, hội viên, phụ nữ xã Long Giang, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương. Điển hình trong số đó có chị Vương Thị Bề, sinh năm 1966, ngụ ấp Long Tân, xã Long Giang đã thể hiện nghĩa cử cao đẹp, hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn, góp phần cùng chính quyền địa phương xây dựng xã nông thôn mới.
  • Khoa học công nghệ tăng giá trị cho quả bí thơm Ba Bể

    Hợp tác xã Yến Dương (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) đã nỗ lực chuyển mình, tăng giá trị cho nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh- bà Ma Thị Ninh, Giám đốc Hợp tác xã cho biết.
  • Phụ nữ Quảng Nam khởi nghiệp sáng tạo, bứt phá thành công

    Những năm qua với nhiều cách làm sáng tạo, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng gia đình hạnh phúc, thu hút đông đảo phụ nữ thuộc mọi thành phần, lứa tuổi tham gia.
  • Bắc Ninh: Chuyển đổi số thích nghi với tình hình phát triển mới

    hình phát triển mới. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, tỉnh Bắc Ninh có văn bản chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
  • Những sắc màu độc đáo của thủy tinh

    Trong ký ức tuổi thơ của Stephanie Hall, mỗi buổi chiều dạo phố “săn” đồ cổ cùng người bà hiền từ ở thị trấn Holly Hill (bang South Carolina, Mỹ) mang lại cảm giác kỳ diệu khó tả. “Bình hoa, chiếc đĩa ăn bằng thủy tinh lấp lánh sắc màu ngọc lục bảo hay hổ phách khiến tôi nhớ mãi” - cô bày tỏ.
  • Bình Định: Chị Đặng Thị Đông khởi nghiệp làm giàu từ nuôi chồn hương

    Sau hơn 2 năm nuôi chồn hương (còn gọi là cầy vòi hương), chị Đặng Thị Đông, sinh năm 1986, thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm có thu nhập khá ổn định. Đây là mô hình đầu tiên nuôi chồn hương mang lại hiệu quả ở xã Cát Lâm.
  • Quyết tâm thoát nghèo của người phụ nữ dân tộc Sán Dìu

    Không để cái khó, cái nghèo đeo bám cuộc sống..., chị Từ Thị Liên đã tìm ra hướng phát triển kinh tế, với quyết tâm đưa gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo, thiếu thốn.
  • Phụ nữ người Nùng vươn lên làm giàu nhờ trồng na

    Nhờ cây na, những gia đình tại xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đổi đời, biến một vùng đất nghèo khó, hoang sơ thành nơi phát triển, tiến bộ.
  • Nữ hoạ sĩ 8x với khao khát bảo tồn chất liệu vẽ tranh truyền thống

    Không chỉ là hành trình đi tìm chính mình, thoải mãn đam mê trên từng cung bậc cảm xúc; với nữ hoạ sĩ Hoàng Hương Giang, vẽ tranh trên giấy dó còn là cách để cô “mở lối về” cho chất liệu vẽ truyền thống của dân tộc.
  • Phụ nữ Định Yên khôi phục làng chiếu để làm du lịch

    Với bàn tay khéo léo của mình, phụ nữ xã Định Yên (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) đã dệt nên những chiếc chiếu vừa đẹp, vừa bền, làm vừa lòng người sử dụng khắp nơi. Làng nghề hàng trăm năm tuổi này có lúc gặp khó khăn, song những người phụ nữ ở đây vẫn nỗ lực giữ nghề và nay đang cùng nhau khôi phục lại “chợ chiếu đêm” để làm du lịch...
  • 8x Bình Thuận Bỏ phố về quê khởi nghiệp thu nhập hơn 300 triệu đồng

    “Ra trường, làm đúng chuyên ngành mình đã học nhưng gần 20 năm lao động cần mẫn mà mức lương cứ bấp bênh, chưa được 10 triệu đồng/tháng nên hai vợ chồng tôi về quê, tự mình làm chủ”.
  • Tin hoạt động Hội LHPN tỉnh Bắc Giang

    - Hội nghị triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” - Phát huy vai trò nòng cốt trong công tác bảo vệ môi trường - Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thăm mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ
  • Nữ trưởng làng U70 “truyền lửa” làm giàu cho hội viên

    Khởi nghiệp ở tuổi về hưu nhờ chương trình “Bạn của nhà nông”, bà Liên đã dày công mày mò, học hỏi kiến thức nuôi giun quế; sử dụng giun quế xử lý rác thải, làm thức ăn chăn nuôi, phân bón cho cây trồng… Sản phẩm chăn nuôi của bà đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao của TP Hà Nội năm 2023.
  • Nghệ nhân ưu tú dệt những điều khác thường

    Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận (làng lụa Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội) là người làm thành công vải lụa từ tơ sen - loại tơ lụa mong manh mà quý giá như sợi vàng. Đã bước vào ngưỡng tuổi 70, bà vẫn không ngừng nghỉ những ý tưởng sáng tạo…
  • Bảo vệ môi trường bằng sản phẩm từ xơ mướp

    Với sự sáng tạo của mình, chị Võ Thị Ngọc Thư (sinh năm 1984 tại thành phố Đà Nẵng) đã làm ra những sản phẩm hữu dụng từ xơ mướp, góp phần bảo vệ môi trường.
  • Mở xưởng may, tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn

    “Tôi mở xưởng gia công vừa để phát triển kinh tế gia đình, vừa tạo thêm việc làm cho lao động địa phương, nhất là chị em phụ nữ có thời gian nhàn rỗi và không có điều kiện đi làm xa”, chị Nguyễn Thị Bích Phương, Chủ cơ sở xưởng may gia công ấp Thạnh Phong (xã Đông Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) chia sẻ.
  • U60 mới khởi nghiệp thành công nhờ tuân thủ 3 quy tắc

    Bà Penny Bowers-Schebal ước tính 2 chi nhánh của bà sẽ đạt doanh thu lên tới 1 triệu USD vào năm 2024.
  • Hưng Yên: U50 khởi nghiệp với loại quả quê rẻ như cho, thu về trên 400 triệu đồng/vụ

    “Khi ấy mỗi cân quả tươi chỉ có giá 2 nghìn đồng khiến người dân chặt bỏ hàng loạt nhưng tại Nhật Bản, loại quả này sau khi chế biến lại có giá rất cao nên tôi bắt đầu khởi nghiệp ở tuổi 45”.
  • Quảng Ngãi: Mô hình nấm bào ngư xám của chị Hoàng Thơ mang lại hướng làm kinh tế mới

    Với niềm đam mê sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sau nhiều năm tìm tòi, học hỏi chị Nguyễn Thị Hoàng Thơ (41 tuổi), ở thôn Tình Phú Bắc, xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã cùng chồng khởi nghiệp thành công mô hình nấm bào ngư xám. Trại nấm của chị Thơ là trại nấm lớn nhất huyện Nghĩa Hành hiện nay, mở ra hướng làm kinh tế mới cho gia đình và giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
  • Truyền cảm hứng qua giá trị mang lại cho người dân Tây Bắc

    Khởi nguồn từ mong muốn sẻ chia nếp sống mộc mạc cùng ẩm thực đặc trưng của người dân Tây Bắc, nhà sáng tạo nội dung Huyền Huho đã nhận ra cơ hội đem lại nhiều giá trị thiết thực cho quê hương. Thương hiệu khởi nghiệp từ đặc sản thịt gác bếp của cô gái Tây Bắc đã gặt hái nhiều thành công, lan tỏa ẩm thực quê hương và tạo cơ hội việc làm, thúc đẩy kinh tế cho người dân địa phương.
  • Những phụ nữ dân tộc Giáy “tay trắng” khởi nghiệp thành công

    Họ là những phụ nữ dân tộc Giáy bé nhỏ nhưng ẩn chứa bên trong sức mạnh và nghị lực phi thường.
  • Làng văn hóa du lịch giúp phụ nữ dân tộc Jrai thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao vị thế

    Mô hình du lịch cộng đồng “Làng Văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông, Chư Păh, Gia Lai” được chị H’Uyên Niê thành lập mong muốn góp phần bảo vệ tài nguyên bản địa, bảo tồn bản sắc văn hóa. Đồng thời mô hình cũng giúp chị em trong làng thay đổi nếp nghĩ cách làm, tự giác vươn lên làm ăn, nâng cao vị thế khẳng định vai trò của bản thân trong gia đình và ngoài xã hội.

Ý TƯỞNG KN KÊU GỌI VỐN

CHÍNH SÁCH VAY VỐN

Video

Thăm dò ý kiến

Tham gia đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh

  • Đồng ý
  • Khác
Xem kết quả